Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
LỮ THỊ MAI
Những mùa hoa bên ngôi nhà hoang
Nở bình thản trong kiếp người chạng vạng
cô gái ấy đêm đêm trở giấc
khuôn mặt xa khơi vời vợi bão bùng
chẳng ai trông thấy nàng ngoài một người lính trẻ
anh đến nơi này xin những khóm hoa
máu đỏ chảy vào lòng biển mặn
con tàu đi không qua hải đăng
hoa đã nở tận cùng đất lạ
người lính cũng quên cả dấu chân mình
ngôi nhà hoang trên hòn đảo nhỏ
tưởng niệm bằng ngói cũ thềm rêu
người sống đến xin hoa kẻ khuất
kẻ khuất âm thầm thắp vệt bình minh
đêm bí ẩn như lời hò hẹn
khăn áo mềm hơn nếp biển xanh
đâu biết ai còn ai mất
hoa đảo xa là hoa của quê nhà
người mộng mị thấu ta từng tấc đất
nên mùa hoa cứ thế mặc nhiên buồn.
Mùa thu. cá chết
Đàn cá chết ngạt trong giấc mơ
nay nổi kín mặt hồ
đâu phải bây giờ
chúng ta mới bị bủa vây bởi muôn vàn nỗi sợ
ở cuộc triển lãm nọ
bộ xương cá túa ra thành những con đường
tận cùng là mũi nhọn
vừa xem vừa đau
buổi chiều nào đó bên nhau
mùa thu cạn đàn cá bơi ngược nước
lượn quanh từng ngôi mộ cổ
chớp mắt câu bóng người
trên bờ cỏ ai nghìn đời câu sóng
tình yêu và thù hận
gươm giáo và mỹ nhân
vết dấu thủy thần
đuôi cáo vờn chạng vạng…
lòng hồ ứ đầy bí mật
chẳng còn chỗ cho đàn cá ẩn mình
- trước lúc bị bức tử
chúng tôi muốn tìm cái chết đã lâu
vì dưới ánh mặt trời
không thể sống nổi trôi vất vưởng
câu chuyện này chỉ là giả thuyết
cho cuộc hồi sinh giấc mơ
khi bí mật ken dày mặt nước
khi người người nhìn nhau không chớp
cố tìm một câu trả lời.
Sinh nhật thứ n của Vũ
Lồng ngực Vũ chẳng có gì ngoài khói
và đỉnh núi mù xa
nơi Vũ hát đồng dao một mình
bỏ rơi những cuộc hẹn hò sóng sánh
sinh nhật này thứ bao nhiêu hở Vũ?
Vũ ngồi bên mẹ
mẹ thành trẻ con
bàn tay xoa lưng lòng mưa đổ
căn nhà âm u từng bậc buồn dẫn dụ
lụa mướt cơn mê da thịt nồng hương cũ
mỹ nữ về giữa đêm khuya khoắt
tự ngày Vũ gọt thủy tiên
rồi khói thuốc vẽ đường vào bệnh viện
vừa đau vừa mơ
phiên chợ đêm trăng trung du
chúng mình chờ ai ở đó
lồng ngực Vũ chẳng có gì ngoài khói
lênh loang vương vất kiếp người...
(TCSH333/11-2016)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ