Trang thơ Lê Nhược Thủy

09:35 26/10/2017

Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.

Nhà thơ Lê Nhược Thủy là một trong số đó. Anh là cây bút của đặc san Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung, tạp chí Đối diện; tác giả của 5 tập thơ. Tạp chí Sông Hương số này xin giới thiệu chùm thơ mới của nhà thơ Lê Nhược Thủy.

------------
Đính chính: Sông Hương giấy số 344 (tháng 10/2017) giới thiệu chùm thơ 3 bài của tác giả Lê Nhược Thủy. Bài “Bụi đỏ” do lỗi đánh máy từ bản thảo đã có sai sót lấn thêm một phần của bài thơ khác (cũng của tác giả Lê Nhược Thủy). BBT Sông Hương chân thành xin lỗi tác giả Lê Nhược Thủy, quý bạn đọc, và trân trọng giới thiệu bản đúng nhất của bài thơ “Bụi đỏ” trong chùm thơ này.


LÊ NHƯỢC THỦY

Bụi đỏ

Em có về đường hoa quỳ nở
Lung linh vàng sắc nắng tháng giêng        
Ngõ gió lạnh buồn không duyên cớ
Để cho anh mãi mãi đi tìm

Tình yêu bay xa theo cánh chim
Rừng thông xanh một đời ở lại
Về đâu hỡi mùa hoa dâng trái
Bụi đỏ ngỡ còn cay mắt đêm.



Gởi vầng trăng xưa

Cuối cùng thì em cũng ra đi
Bỏ lại lời dân ca trôi dạt

Bên dòng sông chiều nay ai hát
Mà cánh bèo ngừng trôi

Cây cối đương xuân em đã xa rồi
vầng trăng xưa nửa chìm nửa nổi
Chút rượu nào đưa người sớm tối
Chạm tận lòng hư không

Anh vắng em đời cũng bềnh bồng
Thấm cái lạnh chiều ba mươi tết
Mãi nhìn qua đêm tìm từng dấu vết
Chợt nghe hoa lá thầm thì...



Sinh nhật

Đêm nay ngồi tưởng đêm mai
Em ơi nến đã đổ dài đêm qua

Trăng non lạnh cuối trời xa
Võ vàng nỗi nhớ nắng tà huy xưa

Đáy cốc còn chút rượu thừa
Một mình cạn với cơn mưa một mình
Bóng khuya chạm bóng cuộc tình
Ô hay hư ảo lunh linh giữa đời
         
Chừng nghe sông nước đầy vơi
Chừng nghe giông bão trùng khơi gọi về
Sắc không vây hãm bốn bề
Anh còn giữ chút đam mê chốn này.


(TCSH344/10-2017)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngô Thị Thục Trang - Nguyễn Trung Bình - Tuệ Nguyên - Hoàng ấu Tuyền - Phan Lệ Dung - Nguyễn Thị Anh Đào - Châu Thu Hà - Vạn Lộc - Vũ Kim Liên - Từ Dạ Linh

  • NGUYỄN TRỌNG HOÀNBan mai đón đợi

  • MINH TỰGuitare

  • Trần Vũ Long - Trần Tiến Dũng - Vĩnh Khôi - Nguyễn Hoa - Đoàn Mạnh Phương - Tôn Phong - Phạm Dạ Thủy - Phan Huyền Thư

  • Phan Văn Từ - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Tất Hanh - Nguyên Quân - Dương Thu Hằng  

  • THANH THẢO     Kính viếng hương hồn anh Hoàng Đình Thạnh

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Diễm Châu - Nguyễn Thị Thái - Lê Anh Dũng - Lưu Ly - Nguyễn Hữu Quý - Lê Viết Xuân - Duy Từ - Trần Hữu Lục - Phan Văn Chương - Lâm Bằng

  • Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Trần Hạ Tháp - Huỳnh Thúy Kiều - Lê Ngã Lễ

  • Trương Vĩnh Tuấn - Bùi Minh Quốc - Lê Lâm Ứng - Nguyễn Quang Hà - Châu Nho

  • Lê Thu Thuỳ - Nguyễn Thị Khánh Minh - Vũ Thị Kim Liên - Trần Kim Hoa - Văn Đắc - Văn Công Hùng - Đức Sơn - Huỳnh Đường

  • Bùi Quang Thanh - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Ngọc Hưng - Vũ Huy Long - Nguyễn Hàn Chung - Mai Ngọc Thanh - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Thị Thục Trang

  • Sinh năm 1955 tại Phú cát, Bình ĐịnhTiến sĩ khoa học, Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Huế.Hội viên Hội Nhà văn Việt NamĐã được nhiều giải thưởng văn học ở địa phương và Trung ương.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của anh nhân chuyến đi Trung Quốc vừa qua.

  • HOÀNG CÁT…Ta chẳng tham giành chi nữa hếtChỉ mong sao thân kiếp con ngườiỞ đâu đâu, và ai ai cũng đượcSống như ta đã được sống trên đời.

  • Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương

  • Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.

  • Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH