Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
Nhà thơ Lê Nhược Thủy là một trong số đó. Anh là cây bút của đặc san Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung, tạp chí Đối diện; tác giả của 5 tập thơ. Tạp chí Sông Hương số này xin giới thiệu chùm thơ mới của nhà thơ Lê Nhược Thủy.
------------
Đính chính: Sông Hương giấy số 344 (tháng 10/2017) giới thiệu chùm thơ 3 bài của tác giả Lê Nhược Thủy. Bài “Bụi đỏ” do lỗi đánh máy từ bản thảo đã có sai sót lấn thêm một phần của bài thơ khác (cũng của tác giả Lê Nhược Thủy). BBT Sông Hương chân thành xin lỗi tác giả Lê Nhược Thủy, quý bạn đọc, và trân trọng giới thiệu bản đúng nhất của bài thơ “Bụi đỏ” trong chùm thơ này.
LÊ NHƯỢC THỦY
Bụi đỏ
Em có về đường hoa quỳ nở
Lung linh vàng sắc nắng tháng giêng
Ngõ gió lạnh buồn không duyên cớ
Để cho anh mãi mãi đi tìm
Tình yêu bay xa theo cánh chim
Rừng thông xanh một đời ở lại
Về đâu hỡi mùa hoa dâng trái
Bụi đỏ ngỡ còn cay mắt đêm.
Gởi vầng trăng xưa
Cuối cùng thì em cũng ra đi
Bỏ lại lời dân ca trôi dạt
Bên dòng sông chiều nay ai hát
Mà cánh bèo ngừng trôi
Cây cối đương xuân em đã xa rồi
vầng trăng xưa nửa chìm nửa nổi
Chút rượu nào đưa người sớm tối
Chạm tận lòng hư không
Anh vắng em đời cũng bềnh bồng
Thấm cái lạnh chiều ba mươi tết
Mãi nhìn qua đêm tìm từng dấu vết
Chợt nghe hoa lá thầm thì...
Sinh nhật
Đêm nay ngồi tưởng đêm mai
Em ơi nến đã đổ dài đêm qua
Trăng non lạnh cuối trời xa
Võ vàng nỗi nhớ nắng tà huy xưa
Đáy cốc còn chút rượu thừa
Một mình cạn với cơn mưa một mình
Bóng khuya chạm bóng cuộc tình
Ô hay hư ảo lunh linh giữa đời
Chừng nghe sông nước đầy vơi
Chừng nghe giông bão trùng khơi gọi về
Sắc không vây hãm bốn bề
Anh còn giữ chút đam mê chốn này.
(TCSH344/10-2017)
NGUYỄN MINH KHIÊM
NGUYỄN HƯNG HẢI
LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017).
Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Hoàng Thọ - Hoa Nguyên - Trần Đức Tín - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Thanh - Mai Diệp Văn - Lưu Xông Pha
Đinh Hạ - Vũ Tư
NGUYỄN TRỌNG TẠO
TỪ HOÀI TẤN
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN PHẤN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Trương Đăng Dung - Hồ Thế Hà - Đông Hà - Phạm Nguyên Tường - Trần Ngọc Trác - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Man Kim - Hà Duy Phương - Phan Trung Thành - Hường Thanh - Lâm Hạ - Vũ Thiên Kiều - Trần Thị Tường Vy - Lê Vĩnh Tài - Bạch Diệp - Nguyễn Văn Vũ - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Hạnh Ngộ - Nguyễn Hữu Trung - Phan Lệ Dung - Trương Đình Phượng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Tất Hanh - Ngàn Thương - Phạm Quyên Chi - Anh Thư
THÁI KIM LAN
TRẦN VẠN GIÃ
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
LƯƠNG NGỌC AN
Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
SƠN TRẦN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG