Hoàng Ngọc Châu - Trần Ngọc Trác - Nguyên Phong - Nguyên Quân - Biển Bắc - Phạm Bá Thịnh - Từ Hoài Tấn
Minh họa: Nhím
HOÀNG NGỌC CHÂU
Trước tượng thần Linga và Yoni
Vươn thẳng lên trời cao
Khí phách thời tiền sử
Tin bái phục kính chào
Báu vật thời thiên cổ
Cửa càn khôn rộng mở
Cõi ta bà huyền không
Bao vương triều sụp đổ
Vẫn nguyên một sắc nồng
Khu bảo tồn Phù Nam - Cái Tiên 2002
TRẦN NGỌC TRÁC
Ấn tín trong căn nhà xưa
Gió rít trên đồi thông, mặc gió
Trong căn phòng bé nhỏ
có một người con gái ôm đàn và hát
Lời yêu thương thì thầm trong từng khúc nhạc
Dội vào trái tim ai?
Cơn lạnh vào đêm đỏ mắt tìm người
Người ở nơi nao
cho trời xanh gợn đỏ?
Người ở nơi nao
cho đời ai bỏ ngỏ trong căn nhà xưa?
Ngọn lửa không nhen lên từ củi
Không nhen lên từ diêm
Không rào trước đón sau
Ngọn lửa âm ỉ
len từ đầu ngón tay em
lan vào phím đàn bập bùng và gió
Âm thanh ruổi rong
trên cung trời cho đêm bừng sáng.
Ánh sáng nhỏ nhoi
thắp lên từ trái tim nhỏ nhoi
tưởng rằng khờ khạo, tưởng rằng u muội,
tưởng rằng trời đất điên cuồng
thả xuống căn nhà nhỏ nằm bên vách núi,
tưởng rằng vô định.
Lửa âm ỉ nhỏ giọt vào cốc cà phê đặc quánh
một màu đen rỉ máu của cơn đau vật vã tháng ngày
yêu tuyệt vọng.
Lửa cháy bùng kiêu hãnh
trong trái tim người
Một đêm nguyện cầu xa xót.
Thèm khát một tình yêu trọn vẹn
đốt cháy từ trái tim âm ỉ một lời yêu.
Không tiếng trống dập dồn trong đêm
Không mây trời vần vũ
Không tiếng cú hoang hoải ra nghĩa địa buồn
Chỉ còn tiếng em ngân lên trong căn nhà an tịnh
Âm thanh của dây đàn cũng im bặt
Chỉ còn một lời ngân muôn thuở
Lời ngân lên từ trái tim em.
Thơ cũng không còn hơi thở
trong đêm căn nhà xưa.
Ma mị đi tìm ai cho rỗng không đời mình
Một lần ghé qua
Một đời bịn rịn
Một lần ghé qua, suốt đời ấn tín.
NGUYÊN PHONG
Tiếng chuông ngân trong mây
Tiếng chuông ấy
đã ngân lên trong mây
từ ngày ấy giờ ấy hơn ba mươi năm
Và gió đã bắt đầu thổi suốt sông Hương
từ một chiều mơ hồ từ một đêm mơ hồ
rung lên ngàn chiếc lá
Những dằn vặt hoài nhớ và yêu thương
đã rơi từ đám mây xanh ngắt
rung lên trong tiếng chuông
những hồi chuông chảy vào tim
đánh thức những cơn dạ du
lang thang tìm lại dáng trăng xưa
Có người nghe tiếng chuông trong buổi chiều mưa
Để tiếng chuông bây giờ vẫn ướt…
NGUYÊN QUÂN
Sự kiêu hãnh cô đơn
gốc đa ly cafe nóng quán Sửu, vài chiếc lá vàng, điếu thuốc
cháy dở và chiếc bật lửa zippo kỷ niệm
là hành trang mỗi ngày để bắt đầu một chuỗi ngày sống vớ
vẩn nhảy múa trong chiếc đĩa của con xúc xắc
là sự nhàm chán hình ảnh lập đi lập lại bằng thứ lập trình
quái dị tâm thần
thứ chủ đề bất di bất dịch tôi trong vũng lầy hoài niệm quá
khứ như con chó buồn nản không thèm vẫy đuôi để nhận
khẩu phần
cũng có sự giá trị nhất định trong quán tưởng về nhân sinh
quan tự lưu đày thân phận bằng tư duy kiêu hãnh
sự thờ ơ làm người có thể minh chứng hiện sinh còn tồn tại
một chiều không gian quá khứ sâu thẳm...
riêng tôi
BIỂN BẮC
T / Rừng người
Cô còn nhớ lần đầu
khi bước xuống đường đời
đã hỏi cô như vậy trong
buổi sáng nay khi cô
Bước xuống đường trời lả
hơi sương tình cảnh khi
đó cũng y hệt bây
giờ một rừng người từng
Người như những làn cây
ẩn hiện lờ mờ như
số phận của từng người
giữa rừng người mà dấu
Vết lần đầu là những
viên sỏi không nuôi sống
được một thời còn lần
sau là những mẩu vụn
Bánh khiến lạc lối cả
một đời rồi cô còn
nhớ lần đầu khi bước
xuống đường đời cô đã
Hỏi số phận mong mỏi
những điều gì ở nơi
cô mà số phận chỉ
vòng vo hỏi ngược lại
Rằng cô mong mỏi những
điều gì nơi số phận
mình khi bước xuống đường
đời lại hỏi cô như
Vậy trong buổi sáng nay
khi cô bước xuống đường
đời bước vào rừng người
bước đi với từng người
(cuối 4, không 14)
PHẠM BÁ THỊNH
Mưa Huế và tôi
Đợi em mùa mưa Huế
Giọt giọt tỉ tê rơi
Lá thời gian rả rỉ
Tháng ngày đi dòng sông vàng úa
Phù sa buồn lắng quánh hồn ngây.
Chờ em ngày mưa Huế
Lòng gió giông
Mây xám động chiều buôn
Đêm xoải dài giọt mưa hút bóng
Yêu tận cùng thương nhớ vỡ trôi
Nỗi nhớ em nhập nhòa mưa Huế
Bóng mơ chao bóng nước khỏa niềm đau
Không gian thẳm sâu
Ký ức trượt bờ rêu cổ tích
Lòng xao rớt lạnh tiếng em cười.
Mưa rơi! mưa rơi! mưa rơi!
Đi giữa Huế mưa sâu vời vợi
Hứng giọt chờ thả vờ quên lãng
Bao giờ về em ơi?
TỪ HOÀI TẤN
Thư gửi kẻ vô danh
nhiều ngày tôi vẫn chưa viết được
bức thư gửi
người vô danh
sự ám ảnh mọc gai trong trí óc
làm đau buốt những ngày qua
đó là sự ngụy trá được che đậy
như màu sắc loài kỳ nhông
đổi thay liên tục
của một con người
(hãy cứ tạm gọi như vậy)
Đó là vẻ im lặng của cây cỏ
dưới sự khắc nghiệt của thiên nhiên
nhiều năm hay nhiều thập niên
được gọi là sự biến đổi của khí hậu
hay sự suy tàn của trái đất
(hãy cứ tạm gọi như vậy)
Đó là vẻ giả tạo của nỗi yêu thương muộn mằn
điểm trang thêm vào giọt nước mắt
mái tóc ngắn cho một bên khuôn mặt một nửa của
người đàn bà
là một nửa của sự nhẹ dạ
đâu đó trong những ngày thanh xuân
nụ hoa giả trong chiếc bình gốm
sự dịu dàng cần thiết của tình ái
hay lòng đắm mê yêu
(hãy cứ tạm gọi như vậy)
từng ngày nghe tiếng kêu gào ngoài cánh cửa đóng đã
nhiều năm
thư có viết đâu
để gửi kẻ nào đó vô danh
vì bởi
kẻ ấy lại là tôi.
(SHSDB20/04-2016)
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
MAI VĂN PHẤN
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha