Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
"Xóm chài ven sông" - Ảnh: Đặng Văn Trân
PHẠM VĂN NUÔI
Thắp hương mà lạy
Thắp hương mà lạy gió ngàn
Lạy long đá núi, lạy tràn bể sông
Mồ hôi vẫn đổ xuống đồng
Niềm tin gửi đất, đất không nhận lời
Hắt lên buốt mảnh trăng trời
Búp non sắp rụng về nơi lá vàng
Thắp hương mà lạy tro tàn
Nghĩa trang chiều trắng hàng hàng mộ bia
Nấm bên này, nấm bên kia
Nấm còn nằm lại nơi bìa rừng sâu
Máu tươi quyện với bùn nâu
Khói nhang nghèn nghẹn hai đầu âm dương
Ơn người bỏ lại lược gương
Để bây giờ có tên đường tóc xanh.
PHAN TRUNG THÀNH
Đồng ngựa
Lao cả tấm thân về đích
quăng lên trời những đường đua mù mịt
giờ đây
chúng được thảnh thơi
chọn cho mình sợi cỏ
hỡi những con ngựa đua xong - Chàng thi sĩ
người luôn mang chiến thắng hão huyền
Tin nhắn không “sent”
Buổi sáng đánh răng chải đầu áo vô quần trịnh trọng cười với chim
nuôi mấy tháng nay hy vọng ngày nào chim nói thành lời
truyền thông không ngừng đưa tin trận dịch gia cầm lan mạnh
sao ta lại nuôi chim để nghe giống tiếng người
Hôm qua, chỗ hầm nhà xe có nhiều bịch xốp ai vứt lung tung
mỗi đợt gió lọt qua chúng bay như những linh hồn
câm lặng ngày ngày ở nơi thiếu nắng
chờ bàn tay ai đó nhặt nhạnh chúng và mang đi
Ta đã nghĩ gì mỗi khi xuống hầm giữ xe
những trận dịch gia cầm lẻn vào bóng đêm chuyện trò lông vũ
có gì liên hệ nhau ngoài tin nhắn cho em hoài chưa “sent”
để buổi mai còn yên trong giấc ngủ!
NGUYỄN LÃM THẮNG
Tiếng khóc trên cánh đồng
tiếng khóc của núi chảy dọc theo phù sa bào mòn giấc ngủ
sợi dây thừng tàn bạo của cơn mê sảng thắt cổ giấc mơ niên thiếu
anh ngã sấp xuống buổi chiều hôn mê
vết dao trá hình chém phập phía sau lưng hờn tủi
những viên sỏi lăn lóc dòng sông đời nhá nhem tao loạn
ghim vào từng cơn đói
ký ức mọc lông vỗ cánh phía mặt người
gánh củi nặng oằn đè trên vai người đàn bà có chửa
đứa con lọt lòng rớt giữa đồng khô
máu nhòe từng cơn sản hậu
hòa nước mắt mồ hôi tưới xuống đất cày
con bò u mê đạp lên tiếng rên oán thán
mê nón che ngang một giọt máu chào đời
kiếp người bắt đầu biết đau trên lưỡi liềm cắt rốn
đắp vết thương bằng miếng cỏ hò khoan...
cái nghèo trớ trêu như trái đào lộn hột
cứ phơi ra ngoài một cục ghèn đau
anh bước ra đồng
anh bước theo trâu
lật lớp bùn nâu lật từng thớ tuổi
nghe tiếng khóc chảy ra từ khe núi
gần nửa đời người
con sâu đục thân mỏi mòn mắt lúa
cái khổ đục người méo miệng cười xưa
anh gác rựa bờ châm thêm điếu thuốc
con trâu giật mình đếm cỏ dưới chân
tiếng khóc giật mình trượt trên bầu vú
anh lật bàn tay đếm từng mùa hạn
nghe tiếng loài người khóc dưới đáy mộ sâu...
TIẾN THẢO
Thức với tháng mười
Tháng mười
rả rích trời mưa
nửa đêm
cối gạo vẫn chưa trắng ngần
một mình thức với sàng giần
oằn vai mẹ gánh
chợ gần chợ xa
Rét nàng Bân
buốt thịt da
rét đài rét lộc can qua
phận đời…
Tháng mười
hạt gạo ba trăng
lửa rơm nồi đất
vì răng nhớ hoài?
Mẹ đi khuất nẻo núi đồi
chỉ còn bếp lửa khóc cười cùng con.
CÔNG NAM
Em lưng chừng mùa gió
Ánh chiều nhuộm tím đôi bờ mộng
Tôi ở bên ni, em nơi mô?
(Cho TSM)
Em lưng chừng triền gió
Vô hình gần và xa
Gió thoát y
Tuốt luột mành kiêu sa
Chênh chao. Vai trần. Mắt bão…
Gió phiêu du
Bút phác màu lữ độ
Má đỏ. Hoàng hôn môi
Tóc tím lựng lưng đồi
Xanh thẳm câu hò xuôi ngược khúc sông trôi
Và xa kia
Xác bùa mê dạt trắng bãi luân hồi
Gỡ em khỏi lưng chừng hò hẹn
Bất đắc gió chết lâm sàng
Mây ngũ sắc giải tán giấc thiên đàng
Chó cấm khẩu
Điệu Mái Nhì, Mái Đẩy lạnh đêm hoang
Gió đi
Niềm trắc ẩn cuốn theo
Và bỏ lại bao hối tiếc.
TRẦN XUÂN AN
Những quê quán thứ tư
tuổi học trò dạt qua vài ba quê ở
năm năm dạy văn thường trú dăm nơi
mươi chốn ấy có hơn mười cõi nhớ
đâu chỉ phố làng thôi
quê là những tình say đắm suốt đời
thất tình và đơn phương, thấm thía nhất
nhưng nồng môi mắt mới thật lưu hương
những cô gái tạo ra ngọt ngào hay đắng chát
cũng là quê quán thứ tư:
quê quán của yêu đương
nào phải đa tình, lòng chóng lạt
do số lục bình, phận loài chim đo cánh lên trời xa
mươi ánh mắt trao đi, chín lần quay về, tự nhìn, ngơ ngác
đành phải tự thương mình
và thương cả cõi người ta.
NGUYỄN CÔNG THẮNG
Từ biệt
chỉ lần nữa thôi phố nhỏ
bước chân hè cũ mông lung
rưng rưng sầu đông tím ngát
về đâu sông nước chập chùng
nói gì cũng là từ biệt
thì thôi như nước cuốn đi
xanh thẳm một dòng vô hạn
trôi theo hoa lá xuân thì
gởi lại khung trời huyễn mộng
chiều hoang một thoáng mây qua
cỏ rối chân người ở lại
quay đi gió bụi nhạt nhòa
HÀ VĂN SĨ
Nỗi nhớ trọ vào cây
Một chiều dừng chân lưng đồi này
Nghe rừng cao su khẽ hát
Chạnh lòng tôi nhớ người ơi
Ngàn sao trên trời buông tiếng gọi.
Đường mười bốn chạnh lòng tôi ấy
Qua đây ôm mộng vỡ đầy
Lên phố núi cao, đường dài hơn ngày nghỉ
Chưa kịp chuyến rồi nỗi nhớ trọ vào cây.
(TCSH334/12-2016)
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.