Sự dịu dàng nữ tính nhìn từ góc độ văn hoá của tập truyện ngắn “Giao thừa”

15:19 10/04/2009
ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.

Văn hoá có thể được phản ánh trong tác phẩm văn học. Mặt khác, cũng chính văn hoá đã chi phối quan điểm tư tưởng của người viết, dù ý thức hay vô thức. Thậm chí, để khẳng định được tài năng văn bút của mỗi nhà văn, tính văn hoá trong mỗi tác phẩm văn học là yếu tố không thể bỏ qua. Đặc biệt, văn hoá người Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng biệt khó trộn lẫn nên khi đi vào văn chương nó đậm đà hồn sắc dân tộc Việt.

Ở đây, chúng tôi muốn bàn đến tập truyện ngắn “Giao thừa” của một tác giả nữ rất trẻ, đó là Nguyễn Ngọc Tư. Đến với văn chương mới một vài năm gần đây, nhưng ngay từ khi mới xuất hiện, Nguyễn Ngọc Tư đã gây một tiếng vang đối với bạn đọc và một “cú sốc” cho những người trong giới phê bình lẫn sáng tác. Bởi họ không tin rằng một “cô bé”, lúc ấy Nguyễn Ngọc Tư dường như mới hơn hai mươi tuổi, chưa trải qua trường lớp đào tạo văn chương bài bản nào, lại viết “có hồn” đến như vậy. Nhưng dù nghi hoặc, cuối cùng Nguyễn Ngọc Tư cũng đã thuyết phục mọi người không phải bằng những giải thưởng đâu đó mà bằng chính những sáng tác ngày càng “nặng ký” của mình. Vậy điều gì đã khiến cô thành công trong những trang viết? Là tài năng thiên bẩm? Là sự thông minh sáng tạo? Là sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật? Tất cả. Nhưng ngoài ra, để có được sự thành công, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những điều đó còn có một vốn văn hoá mà Nguyễn Ngọc Tư đã tinh tế và cần mẫn bồi đắp trong tâm hồn mình. Nên dù trẻ tuổi, văn của chị vẫn ngồn ngộn chất sống, đủ sức đứng được trong lòng người đọc.

Tập tuyện ngắn “Giao thừa” gồm 17 truyện. Có thể dễ dàng nhận thấy đây là những câu chuyện bé, nhỏ, gọn ghẽ như những nhát cắt của mỗi số phận ai đó mà tác giả vô tình biết được. Nhưng nhát cắt nào cũng sắc. Vì vậy dễ gây cảm giác đau. Đau cho nhân vật. Làm đau cả người đọc. Bởi Nguyễn Ngọc Tư viết bằng một tâm hồn văn hoá Việt. Và người đọc cũng mang một tâm hồn như vậy mà làm kẻ tri âm.

Bằng một lối văn trầm, rù rì, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hầu như đều nói về nhân vật nữ. Như một mẫu số chung, nhân vật nữ của chị lúc nào cũng toát lên sự dịu dàng - một sự dịu dàng rất nữ tính. Có thể thấy được điều này qua các nhan đề truyện, nó cũng đã gợi lên cho người đọc cái gì đó mang mang, khó tả: Bởi yêu thương, Cái nhìn khắc khoải, Cuối mùa nhan sắc, Làm má đâu có dễ, Làm mẹ... Trong văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: “Gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và nguyên lý âm dương là khuynh hướng đề cao nữ tính với hàng loạt nữ thần: Bà Mẹ Đất, Bà Mẹ phủ, Tứ phủ, 12 Bà Mụ... Nho giáo và chế độ phụ quyền cũng không tiêu diệt được vai trò của phụ nữ Việt Nam: Phong trào thờ Mẫu Liễu bùng lên chính vào lúc nho giáo đang hưng thịnh nhất. Ở Việt Nam, người phụ nữ cũng có thể đứng trước bàn thờ tổ tiên thay chồng con”. (Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam). Trong giáo trinh “Cơ sở Văn hoá Việt Nam” do Nguyễn San - Phan Đăng chủ biên cũng cho rằng văn hoá Việt Nam” đề cao nữ tính, âm mạnh hơn dương”. Như vậy, yếu tố “tính nữ” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đứng ở góc độ văn hoá, đó chính là bản sắc văn hoá dân tộc Việt được kế thừa.

Như rất nhiều cây bút nữ khác, ngay cả những cây bút nam đôi khi cũng vậy, yếu tố tính nữ trong văn Nguyễn Ngọc Tư là một điều rất đỗi bình thường. Dường như sự dịu dàng nữ tính, như một nhà nghiên cứu văn học đã gọi “Thiên tính nữ”, đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, nên dẫu không là nhà văn, con người ta cũng đã mang yếu tố tính nữ trong mình. Và nhà văn, anh là những người khai thác tâm tính này như một nét tự nhiên trong đời sống. Người viết - người đọc gặp gỡ nhau, âu cũng bởi từ tâm thức văn hoá Việt mà ra cả.

Từ những câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, thế giới nhân vật của cô sao mà đoan nặng trĩu, là thân phận nữ giới, xưa nay, ai cũng nhận rằng khổ, rằng bất hạnh. Nhưng cái khổ, cái bất hạnh kia phải từ một nguyên nhân nào đó mà theo quan niệm người đời là phải “xác đáng” kia, thì ở đây, những nhân vật nữ ấy lại buồn, đa đoan bởi do chính cái sự nữ tính của phái yếu mà ra. Nguyễn Ngọc Tư viết: “Bởi yêu thương...”, lẽ ra, yêu thương phải đem đến (và nhận được) hạnh phúc chứ? Thì ở đây, “Bởi yêu thương” mà khổ. Như nhân vật Điệp trong “Bởi yêu thương” là một cô đào hát quá thì, bệnh tật, hết nợ duyên sân khấu, hết luôn cả những tràng hoa tay vỗ. Sáu Tâm yêu thương cô, cũng là một người phụ kéo màn trong đoàn hát ngày xưa, giờ cụt hai chân sau một tai nạn. Âu thế cũng là hạnh phúc. Nhưng San, một cô bé tiếp viên nhà hàng, mê tiếng hát của cô đào Điệp năm xưa, lại là học trò của Sáu Tâm bây giờ, cũng thầm yêu trộm nhớ Sáu Tâm. Lúc này, “thiên tính nữ” trong nhân vật Điệp được bộc lộ rõ nét khi tâm sự cùng San: “Chị em mình còn một chuyện giống nhau nữa, đố San biết, tụi mình cùng thương anh Sáu, thương lắm, phải không?”. Nghe như Thúy Kiều - Thuý Vân vậy. Rồi nữa: “Nếu không chê Tâm tàn tật thì bao giờ chị đi cho chị gửi lại. Em làm lại cuộc đời đi, Tâm rộng lòng lắm, không chấp nhứt chuyện này nọ đâu. Tâm dễ tánh. Mặc gì cũng được, ăn gì cũng xong. Con người đàng hoàng, nghệ sỹ mà đàng hoàng, không phù phiếm, buông thả. Kiếm người tin được không phải dễ đâu, San”. Những câu nói đó chứa chan một sự chịu đựng, chịu đựng đến khủng khiếp, Nguyễn Ngọc Tư viết: “đôi khi người ta vì yêu mà rứt ruột lìa xa người mình yêu”. Ai đó nói rằng: phụ nữ giỏi chịu đựng hơn đàn ông?

Ở những trang khác, Nguyễn Ngọc Tư luôn để cho nhân vật mình sống bằng nữ tính quá mạnh. Hay chính cái tính nữ ấy đã trỗi dậy trong cây bút của cô? Một đào Hồng khắc khoải trong “Cuối mùa nhan sắc”. Một cô Đậm quê quê quá lứa lỡ thì tồi tội. Hay chị Hảo nấp mặt vô mé quán ngó người mình yêu tha thiết với tình cũ của anh... Dù buồn, dù đau, dù xa xót bao nhiêu đi chăng nữa thì những nhân vật nữ của Nguyễn Ngọc Tư cũng không phá cách, không quẫy đạp vẫy vùng như rất nhiều nhân vật nữ của các nhà văn nữ hiện nay. Họ vẫn dịu dàng, có một cái gì đó dường như nhẫn nại, cam chịu đến tận cùng. Nên các nhân vật ấy xuất hiện trước mắt người đọc không từ trang sách, mà như từ bậu cửa bước ra, từ con xuồng chống xuống, từ những nỗi chát chua đời họ. Phải chăng đó là từ cội nguồn văn hoá dòng Việt xưa, người phụ nữ Việt Nam giỏi nhẫn nhục và cam chịu?

Văn hoá của dân tộc Việt rất trân trọng người Mẹ. Rất nhiều đền thờ Mẹ Tổ hiện nay còn lưu lại điều đó. Và Văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không thoát ra khỏi tư tưởng văn hoá cội nguồn này. Tập “Giao thừa” của chị có rất nhiều truyện viết về nhân vật Mẹ, tiêu biểu có thể thấy: “Làm má đâu có dễ”, “Làm mẹ”... Một đằng có con bỏ đi, đến lúc gặp lại, theo thói quen, đứa con chỉ gọi là “chế”, là chị, dưng dưng, bình thản. Một đằng không có con, phải mướn người ta đẻ giùm. Đều là mẹ, đều phải cảm nhận nỗi đau của một người mẹ. Dù thế nào đi chăng nữa thì “những người có tình có nghĩa, dễ gì bỏ được nhau”. Không bỏ được nhau nên cứ ám ảnh về một nỗi đau thân phận. Với văn Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật người mẹ day đi day lại thành một hình tượng khó mờ. Phải chăng từ tâm thức cô, Văn - Hoá - Mẹ như một dòng chảy không thể thiếu trong ngòi bút của mình?!

Không thể tách đời sống ra khỏi văn hoá. Đặc biệt, đối với văn học, là một bộ phận của văn hoá thì sự gắn bó tác động qua lại là điều không thể phủ nhận. Mỗi nhà văn khi sáng tác, bên cạnh vô vàn những điều cần và dù để hình thành nên một phong cách, để cho ra đời một tác phẩm, thì vốn văn hoá là một điều rất quan trọng. Nguyễn Ngọc Tư đã có được điều đó, nên tập “Giao thừa” của cô đã được nhiều người đón nhận. Tất nhiên, vốn văn hoá của một người cầm bút phong phú và đa dạng vô cùng. Nhưng ở trong giới hạn một khía cạnh rất nhỏ của tập truyện này, chúng tôi muốn nói đến một nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó là khuynh hướng đề cao nữ tính, một khuynh hướng xuất phát từ sự gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và nguyên lý âm dương của dân tộc Việt.

Đ.
H
(200/10-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.

  • PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.

  • THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)

  • KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

  • LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.