Rau má đình làng

09:08 16/11/2009
NGUYỄN VĂN THANHSau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi không ngờ được Ngọ hỏi làm vợ. Không giống như những cô dâu khác, ngày tôi về nhà chồng có dắt theo một đứa con riêng. Tên nó là Hòa. Ngọ rất thương yêu hai mẹ con tôi. Không có gì đáng trách anh ấy dù cuộc hôn nhân của chúng tôi không bình thường.

Hai bà cháu - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ chồng tôi rất phong kiến, khó hài lòng về đứa cháu nội bất đắc dĩ này. Mỗi lần Hòa làm điều gì trái ý bà đay nghiến ngay:

- Nhà tao không có cái dòng máu ấy. Con cháu gì cứng đầu, cứng cổ dạy không nghe.

Hòa chỉ hiểu đơn giản là bà nội mắng mình. Nhưng lòng tôi như có kim châm. Trước khi nhận lời lấy Ngọ, tôi đã nghĩ đến trường hợp này. Ngọ là trai tơ lại lấy nạ dòng làm sao tránh khỏi những lời thị phi. Tôi chợt nghĩ đến Hổ, người chồng trước của tôi. Anh ấy chỉ mặc cảm là mình ngụy quân đã nhẫn tâm bỏ mẹ con tôi vượt biển trốn ra nước ngoài. Tôi định ở vậy nuôi con. Duyên số thế nào tôi lại gặp Ngọ, người bạn học cùng lớp đệ nhất ban A thuở xưa, đồng thời là người đầu tiên làm rung động trái tim nữ sinh trinh trắng của tôi. Là con trai độc nhất, Ngọ dọa mẹ nếu không lấy được tôi thì anh ấy không chịu đám nào khác. Sợ không có cháu nối dòng, mẹ Ngọ đành phải cưới tôi cho Ngọ. Bằng mặt mà không bằng lòng. Mẹ Ngọ ngày càng tỏ ra gắt gỏng đối với mẹ con tôi. Ngày chủ nhật hoặc ngày lễ khác, được công ty cho nghỉ, tôi giặt giũ cho chồng con xong, thường đưa Hòa đi chơi một lát. Mẹ chồng tôi hay nói bóng nói gió thế này:

- Thời buổi khó khăn này cũng có người ăn không ngồi rồi. Con hư tại mẹ. Ông bà nói thật đúng.

Thấy tôi chậm sinh cháu cho bà, bà liền trách móc Ngọ:

- Nhà mình vô phúc quá. Không cháu nối dòng, lấy ai hương khói, dẫy mả mồ cha ông? Khi tao chết chắc hương lạnh, mồ hoang qúa.

Ngọ liền phân giải cho bà an tâm:

- Thưa mẹ, con ghẻ cũng như con ruột, miễn là có hiếu thảo là được. Con thấy thằng Hòa tính tình đáng tin cậy về sau lắm mẹ.

Nghe Ngọ nói vậy, bà nổi giận quát tháo inh ỏi:

- Mày lớn cái đầu rồi mà còn dại. Thằng Hòa là con của thằng Hổ, mang dòng máu họ Võ, đâu phải dòng máu của họ Nguyễn mình.

Ngọ ôn tồn lễ phép thuyết phục mẹ:

- Nuôi con khôn lớn, cho ăn học tử tế. Nó có tri thức, biết suy nghĩ sẽ quý gia đình ta. Nó tốt hay xấu là do sự giáo dục của mình. Còn dòng máu...

- Sẽ chảy về họ Võ - mẹ chồng tôi cướp lời Ngọ rồi bà nói tiếp - Cũng như lá sẽ rơi về cội, không thể bay ngược lên được.

- Không đâu mẹ. Con tin nó, coi nó như con ruột. Nó sẽ lớn lên...

- Rồi sẽ vượt biển trốn ra nước ngoài theo cha đẻ của nó - bà mẹ chồng tôi lại cướp lời Ngọ.

- Trời! Sao mẹ lại nghĩ thế. Ngọ ôm đầu đau khổ.

- Rồi mày sẽ trắng mắt ra - mẹ Ngọ kéo dài giọng biểu lộ sự mỉa mai.

- Con không tin nó sẽ tệ như mẹ nói. Ngọ không chao đảo lập trường.

- Mặc mày.

- Mẹ Ngọ lạnh lùng chuyển sang đề tài khác - Chờ một năm nữa, mày không sinh con, tao sẽ hỏi vợ lẽ cho mày. Con Loan đấy. Họ muốn làm sui với tao từ lâu rồi.

Nói xong điều mình hằng mong mỏi, bà như trút được gánh nặng, bước thẳng ra sau vườn. Ngọ chạy đến ôm hôn Hòa thật nồng nàn:

- Con có thương ba không?

- Dạ, con thương ba nhiều lắm.

- Ở nhà nội có thường la rầy con không?

- Dạ không ạ - Hòa ứa nước mắt nói dối.

- Con có thương nội không?

- Dạ có.

- Con ngoan lắm.

Ngọ chăm sóc Hòa khá chu đáo, dù đồng lương công nhân viên chức của anh khiêm tốn. Nhưng không bao giờ quên đưa hai mẹ con đi may sắm áo quần Tết. Vào năm học mới, anh mua sắm sách vở, bút mực, mũ giày... đầy đủ cho Hòa nhập học. Anh giành phần chăm sóc Hòa như vậy là do tình thương con chân thành và để làm hài lòng tôi. Mà Hòa đáng thương lắm. Nó nào có cứng đầu cứng cổ gì cho cam. Mẹ chồng tôi sai nó làm mọi việc trong gia đình. Nào quét nhà, qươ củi, xách nước, nấu cơm, cho heo ăn, đổ nước bã trầu cho nội... Với cái tuổi lên mười làm việc nhà như thế đã là quá sức trẻ em rồi. Vậy mà bà vẫn ghét nó, tìm những sơ hở nhỏ nhất, để mắng.

Năm sau, Hòa có em, Ngọ rất mừng vì khỏi bị ép lấy vợ lẽ. Cháu trai thật kháu khỉnh: trán rộng, mắt to, lông mày rậm giống hệt Ngọ. Ngọ đặt tên nó là Bình. Nghĩa là nó chào đời trong lúc đất nước có hòa bình. Hay giải thích cách khác cũng được: tên anh là Hòa, tên em là Bình. Mẹ chồng tôi bớt cáu kỉnh đối với tôi vì tôi đã sinh cho bà một cháu trai mang dòng máu họ Nguyễn để nối dõi tông đường. Suốt ngày vợ chồng tôi đi làm ở Công ty Thủy sản. Không muốn mẹ chồng vất vả, tôi xin gửi cháu Bình ở nhà trẻ công ty. Bà cương quyết không cho:

- Gửi cháu cho người dưng chăm sóc có tận tâm như con ruột họ đâu - bà nhấn mạnh tiếp - Nó sẽ sinh ghẻ lở, còi xương. Lương của vợ chồng bây không đủ mua thuốc trị bệnh cho nó đâu.

Tôi cố gắng giải thích:

- Mẹ nghĩ vậy thôi, chứ con thấy các cháu đi nhà trẻ hầu hết đều bụ bẫm, biết vâng lời, ngoan ngoãn.

Mẹ chồng tôi gắt ầm lên:

- Thôi cô đừng dạy khôn tôi. Cháu tui, núm ruột của tui thì tui lo tui giữ lấy nó.

Thế là Bình không được đi nhà trẻ. Hòa phải làm thêm việc như hầm cháo, lau nước tiểu, giặt tã lót cho Bình. Bận bịu trăm ngàn việc, Hòa không thể đi học đều. Cô giáo chủ nhiệm lớp 5 gửi thư về gia đình báo tình hình học tập của Hòa những ngày gần đây sa sút nhanh chóng quá! Tôi đâm lo, nhưng chẳng biết làm thế nào.

Rồi tôi mắc mưa, ngã bệnh một tuần. Ngọ phải đến bệnh viện chăm sóc tôi. Cháu Bình khát sữa, đòi mẹ khóc suốt đêm. Mẹ chồng tôi cũng phải thức mà ru cháu. Bà mất ngủ, rồi bị bệnh không thể trông cháu được nữa. Lúc này bà mới chịu cho Ngọ đưa cháu đi nhà trẻ. Hòa thấy vậy bèn xin phép cô giáo nghỉ vài hôm để săn sóc nội. Điều kỳ lạ là mỗi lần bệnh, mẹ chồng tôi chỉ thích ăn canh rau má thôi. Bởi vậy, ngày nào Hòa cũng chịu khó đi sục sạo ở khắp bờ rào, ven ao tìm rau má cho nội. Những nơi đó Hòa hái hết phải tìm đến đình làng. Những chùm dây rau má mọc chằng chịt bên đống gạch vụn do bom đạn trong chiến tranh trước đây gây ra. Hòa lấy cuốc đào, mồ hôi ướt nhễ nhại. Mấy đưá chăn bò ngồi dưới gốc cây bồ đề tò mò hỏi vọng ra:

- Đào rau má chi vậy Hòa?

- Nấu canh cho nội tao ăn.

- Sao không hái lá cho nhanh?

- Nội tao bị bệnh, thích ăn cả gốc rễ cho bổ.

Hòa tiếp tục đào, không chú ý đến mấy bạn chăn bò cùng làng nữa. Bỗng nghe có tiếng nổ dữ dội trong khu vực tường đình bị đổ. Mấy đứa chăn bò nằm rạp xuống đất một cách nhanh nhẹn. Trẻ em ở làng này đã từng quen với bom đạn trong chiến tranh nên có kinh nghiệm tự vệ khi nghe có tiếng nổ. Bọn trẻ liếc nhìn phía Hòa, thấy Hòa đang nằm bất tỉnh, máu me đầy mình bên những dây rau má đủ cả gốc rễ và lá. Bọn trẻ chạy về nhà báo tin dữ này. Cũng may lúc đó Ngọ vừa về nhà. Anh vội vã chạy đến đình cõng Hòa vào bệnh viện cấp cứu.

Sau khi tiến hành các bước cấp cứu ban đầu cho Hòa, bác sĩ chặc lưỡi nói:

- Đây là người thứ mười bị tai nạn bom bi do chiến tranh để lại trong lòng đất. Con người có thể quên chiến tranh, nhưng không nên quên hậu quả của chiến tranh vẫn còn đe dọa sự sống con người.

Tôi ngước nhìn lên mới hay vị bác sĩ ấy vốn là bạn chiến đấu của Ngọ đã gửi lại chiến trường một bàn chân. Gặp được người quen, Ngọ và tôi đều mừng đặt tin tưởng vào bác sĩ này.

- May quá có anh Vịnh đây. Cháu có thể sống được không anh?

Bác sĩ Vịnh suy nghĩ một lát rồi nói:

- Anh chị yên tâm. Bệnh viện sẽ cố gắng cứu cháu. Nhưng cánh tay phải của cháu thì ngại quá...

Hơn tuần sau, mẹ chồng tôi khôi phục sức khỏe. Không hiểu bà nghĩ gì về Hòa, lặng lẽ ra chợ mua một hộp bánh bích quy để tặng Hòa. Tôi và bà cùng đến bệnh viện thăm Hòa. Trên đường đi, tôi thoáng nhìn bà mẹ chồng. Lần đầu tiên tôi thấy gương mặt nhăn nheo của bà ánh lên một vẻ gì hiền từ, đáng kính. Bất chợt tôi nắm chặt tay bà, bước từng bước nhẹ vào phòng Hòa. Bà vội đến giường của Hòa, hai tay run run đưa về phía trước như muốn ôm chầm Hòa vào lòng. Nhưng bà sợ làm kinh động đến giấc ngủ của Hòa nên kịp dừng tay lại. Bà đăm đăm nhìn dải băng trắng quanh đầu và cánh tay phải của Hòa. Rồi như không chờ đợi lâu hơn nữa, bà đặt tay lên vai Hòa lay nhẹ và thều thào gọi:

- Hòa, Hòa. Nội đến thăm cháu đây.

Nghe tiếng gọi quen thuộc, Hòa cựa mình mở mắt. Thấy nội, Hòa mừng rỡ gượng ngồi dậy. Mẹ chồng tôi ôm Hòa khóc:

- Cũng vì nội thích ăn rau má mà cháu nên nông nỗsi này. Cháu đừng giận nội nhé.

Hòa khó khăn lắm mới lắc lắc được cái đầu nói:

- Tại cháu đào nhầm chỗ có bom bi. Đâu phải tại nội. Nội đã hết bệnh chưa?

Mẹ chồng tôi hôn Hòa rồi đáp:

- Nội khỏe rồi. Còn cháu đã bớt đau chưa?

- Thưa nội, bác sĩ bảo tuần tới cháu có nhớ nội lắm thì về thăm.

- Thế thì may quá! Chủ nhật tuần tới là ngày giỗ của ông nội cháu - bà vừa nói vừa lấy từ trong giỏ lác ra hộp bánh bích quy đưa cho Hòa và nói tiếp - Xíu nữa là bà quên quà của cháu.

Hòa muốn dùng tay ôm nội và ôm cả hộp bánh vào lòng như ôm hết tình thương của nội trao mình, nhưng Hòa không thể nào thực hiện được. Mẹ chồng tôi chợt hiểu, vội vã đặt hộp bánh lên đầu giường Hòa. Hòa nhìn hộp bánh rồi nhìn ra cửa sổ. Hòa thấy những cọng rau má xanh tốt ở bờ rào bệnh viện. Hòa dùng bàn tay trái lắc nhẹ vai mẹ chồng tôi:

- Chủ nhật tuần tới cháu sẽ nhổ những chùm rau má kia về nấu canh cho nội ăn.

Bà mẹ chồng tôi phản đối kịch liệt:

- Đừng, đừng cháu. Cháu đừng nhổ rau má. Bà thề sẽ không bao giờ ăn thứ rau đó nữa đâu.

Hòa ngạc nhiên nói:

- Sao vậy nội?

Mẹ chồng tôi nghẹn ngào không đáp, chỉ ôm hôn Hòa rồi khóc òa.

N.V.T
(128/10-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN XUÂN HẬUTôi trở về quê sau mười năm xa cách. Quê tôi nằm cuối con sông Vẹn, con sông này là nhánh của sông Dinh, bắt nguồn từ dãy núi Gám, chảy qua bến Dền. Nơi đây xưa kia là kinh đô của vua Dền. Vua Dền tụ tập lực lượng chống lại nhà Trần khi đó đang trấn áp nhà Lý. Vua Dền là hậu duệ của Lý Thái Tổ, ông không chịu sự chuyên quyền của vua tôi Trần Thủ Độ bèn lập căn cứ ở miền Tây Yên Thành, tức quê tôi, và Dền là kinh thành của ông, dân quen gọi ông là vua Dền.

  • NGUYỄN VĂN VINHTết Mậu Thân năm ấy tôi tròn mười sáu tuổi. Soi gương, tôi thấy y xì một con bé tóc lơ xơ hoe nắng, xấu tệ.

  • CHÂU DIÊNĐơn vị của tôi đi bộ từ một tỉnh miền Trung, lên qua Mường Phăng thì Điện Biên đã giải phóng. Sau một tháng đi bộ nhưng gần như chạy bộ, chúng tôi được phép nghỉ lại hai ngày ở một bản, hồi đó bản này nằm khá sâu trong rừng, nhưng nay thì nó đã ở bên một nhánh đường mới làm dẫn ra phố huyện Tuần Giáo để nối vào con đường số 6 chạy tuốt lên Điện Biên Phủ.

  • NGUYỄN TRƯỜNGLàng Hạ nằm phía hạ nguồn sông La Ngà. Đất chật. Người đông. Đói nghèo thành nếp. Hồi hai bên đánh nhau, nơi đây là vùng địch hậu. Giải phóng hơn chục năm mà làng Hạ đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói. Không ít người bỏ làng đi xa chẳng thèm ngoái cổ nhìn lại. Vậy mà hơn mười năm lại đây, nhờ vực dậy cái nghề tơ tằm truyền thống vốn có từ xưa, làng Hạ đang trở thành một làng nghề giàu có nhất nhì trong vùng. Nhà cũ lỗi thời phá đi xây mới. Đường làng bùn lầy được thay bê-tông. Trường tiểu học tranh tre nứa lá hồi nào nay lên hai tầng. Điện lưới dọc ngang khắp làng đã đẩy năng suất ươm tơ kéo sợi lên cao chưa từng thấy. Chất lượng tơ tằm đạt chuẩn xuất khẩu. Hàng bán chạy hơn cả tôm tươi. Thu nhập người dân ngày một cao.

  • LÊ TRÂMNgồi với tôi và Kh là một đôi nam nữ còn khá trẻ. Chàng thanh niên, theo lời gã, vừa mới về từ Thái Lan sau khi trúng một hợp đồng béo bở. Gã là đại diện của một công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở bên ấy.

  • NGÔ TỰ LẬPCó lẽ tôi đã ngủ rất lâu trước khi bị lay dậy một cách dữ dội. Tôi cố nằm thêm, mặc dù đó không phải là thói quen của một người lính cũ. Thường thì tôi bật dậy ngay. Trước khi tôi vào lính, cha tôi, một đại tá từng trải ba cuộc chiến tranh, chỉ dặn mỗi một câu: “Hãy chồm dậy ngay tiếng còi báo động đầu tiên!”. Lời dạy của ông tôi làm theo trong suốt thời gian tại ngũ và cả khi giải ngũ. Nhưng có những lúc ta không làm chủ được mình. Tôi thấy mình đau ê ẩm và phải một lúc khá lâu sau tôi mới chậm chạp mở mắt.

  • PHẠM THỊ CÚCTừ những ngày thơ bé còn cắp sách đến trường cho đến khi đã bước vào đời, con cái đã khôn lớn và trưởng thành, trong ký ức của tôi vẫn luôn lưu giữ những hình ảnh sinh động và kỳ diệu của hàng ngàn con cò trắng rợp cả cánh đồng bát ngát, những cánh rừng và vườn cây trĩu nặng vô vàn chim chóc, hình ảnh chim cò thân thiết đậu cả trên vai người, trên đầu người, quẩn dưới chân người... là chuyện của Vùng Đồng tháp Mười qua những trang viết hấp dẫn của các nhà văn Sơn Nam và Đoàn Giỏi.

  • MAI NINHTrong khoảng giữa buổi chiều thăm viếng cơ sở và dạ tiệc, tôi chạy về nhà thay quần áo. Dưới vòi nước ấm, tôi nao nao xúc động nhớ lại từng khuôn mặt bạn bè. Ngoài một hai người thỉnh thoảng gặp nhau nhờ ở lại nơi này sau khi tốt nghiệp, còn hầu hết thì sau một phần tư thế kỷ đã qua đi, bây giờ mới tái ngộ. Làm sao không ngẩn người trước những tên bạn ngày xưa mặt mũi căng hồng tí tửng nhố nhăng, giờ đây làn da gấp nếp, râu ria đạo mạo, ra dáng sếp lớn sếp nhỏ cả rồi. Và dấu chân chim của thời gian càng rõ rệt hơn nữa, nơi những cô đầm bạn gái của tôi.

  • MAI NINH- Rối, Rối ơi! Dậy đi nào. - Nằm mãi đây cũng đừng hòng có ai lượm xác đem chôn. - Dậy đi! Rối ơi.

  • ANH DƯƠNGCòn sống đến nay, ông tôi phải hơn trăm tuổi. Trước ngày chết, ông kể cho tôi câu chuyện thương tâm này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG1. Từ Huệ nằm thiêm thiếp bên cạnh án thư. Tóc râu chàng bạc trắng. Đêm qua, ngoài trời mưa gió to quá. Chàng không làm sao ngủ được. Từ Huệ sợ mưa, sợ phải nghe thấy những âm thanh cuồng nộ của trời đất. Điệu luân vũ ấy là nỗi ám ảnh khi chàng còn là một anh khóa vô danh.

  • PHAN TUẤN ANHLớp Lý trong một chiều nhốn nháo. Vài đứa con gái ngồi sụt sùi cho nhân vật nữ trong phim trên ti vi chết sớm và nguyền rủa đạo diễn như một tay giết người. Những đứa con trai thì tiếc rẻ cho một vài pha bóng hụt tối qua, để lại hậu quả là mất hẳn một "tháng lương" mà nhẽ ra đã có thể lĩnh sáng nay tại... chủ quán.

  • NGUYỄN VIỆT HOÀLGT: Khi ánh sáng phản chiếu từ mặt trái đồng tiền ùa vào cánh cửa làng mở rộng, “sức nóng” của nó gần như thiêu rụi mọi nền tảng đạo đức một bộ phận không nhỏ đám thượng lưu gồm cả quan viên hương lý. Căn bệnh mà tác giả Nguyễn Việt Hoà mổ xẻ trong truyện ngắn dưới đây, dẫu chưa cao tay để diệt bằng hết những vi-rút-làng, song việc ngăn chặn một đại dịch bắt đầu là có thể...S.H

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Người đàn ông đang huơ rìu. Liên tục những bi củi tươi bị xé phanh, toang toác. Gió lạnh một buổi tàn đông, sắp Tết nhưng trên khuôn ngực mồ hôi loang lổ như mưa. Xóm lò heo. Buổi sáng chưa mở mắt đã hỗn độn, mù trời hơi nước. Cái thế giới được khoanh vùng bằng tiếng kêu bi thiết các con vật thảm tử. Mùi phân chuồng phát tán, nghẹt thở. Tiếng người lê la trả giá, mặc cả. Tiếng cười rộ lên đắc ý trộn lẫn tiếng chửi thề tục tằn đe doạ. Đâu đó, mơ hồ giọng trẻ con khóc và tiếng ru hò ngái ngủ xa xôi…

  • NGUYỄN NGỌC LỢITôi diện bộ "téc gan" quân nhu, dắt súng vào người, dặn dò cậu lái xe rồi hoà vào dòng người đi ra sân bay. Được giao nhiệm vụ về nước sắm hàng, gặp một sự kiện quan trọng, tôi không muốn bỏ lỡ dịp được chứng kiến. Thị xã Lộc Ninh năm 1973 đã trở thành thủ đô của chính phủ cách mạng.

  • THÁI BÁ TÂN…Con chim hung dữ màu đen là trọng tâm của bức tranh, được ông giành hết tâm sức miêu tả rất sống động. Trong tranh, nó đang bám chân vào ngực Prômêtê, xoè hai cánh giữ thăng bằng, chiếc mỏ khoặm ngậm một miếng tim vừa moi từ lồng ngực khổng lồ của chàng…

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNMọi người đến Huế với những lí do khác nhau. Riêng các văn nghệ sĩ thì thường đến để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên ý tưởng của mỗi người thì mỗi khác, chẳng ai giống ai. Họa sĩ Vĩnh Trung và nghệ sĩ Hải Lý là một trong những trường hợp như vậy.

  • XUÂN ĐÀIChuyện thằng Thanh con cô Ngoan ở làng Đông cuối tháng này tổ chức đám cưới với con Thuý con cô Lâm ở làng Nổi, dân xã Vĩnh Sơn ai cũng tỏ tường. Cái đận cô Lâm có chửa, điều tiếng khắp làng, người ta đoán già đoán non về cha của đứa bé. Đoán vụng đoán trộm, thì thầm nhỏ to sau lưng, chứ thấy bóng cô đi ngang qua là họ im bặt. Nó mà nghe được nó tế cho! Nó vén mồm, vén váy, réo tên cúng cơm ba đời nhà mình ra mà chửi.

  • PHẠM THỊ XUÂNChị Xoan trở mình nhè nhẹ, sợ làm đứa cháu giật mình thức giấc. Chị quay mặt  vào tường như cố tránh cái ánh sáng xanh dịu phát ra từ ngọn đèn ngủ. Chị nhắm kín mắt nhưng vẫn không sao ngủ được. Đầu óc chị rối bời bao ý nghĩ. Có một cái gì day dứt, một cái gì tiếc nuối, một cái gì hẫng hụt vừa đi vào cuộc đời chị. Chị bỗng thấy lòng mình trống trải đến vô vị...

  • PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.