Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.
Tiểu thuyết gồm hai quyển thượng và quyển hạ dày gần 1000 trang
Tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, với hai quyển thượng và hạ dày gần 1000 trang. Qua 69 chương người đọc như được sống lại trong không gian văn hóa triều Nguyễn, có thể nói đây chính là những thước phim sinh động và chi tiết, sinh động về hình ảnh của từng nhân vật lịch sử.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Tiểu thuyết viết về thời nhà Nguyễn với nhân vật chính và các tuyến nhân vật là người trong cung cấm. Câu chuyện kể về cuộc đời của Phạm Thị Hằng, chính thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau này trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng trí tuệ, hiền đức.. Ngoài trục trung tâm xoay quanh nhân vật Phạm Thị Hằng - Từ Dụ Thái Hậu, tiểu thuyết còn mở rộng ra biên độ của mình với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ, với những âm mưu thủ đoạn mang tính chính trị đương thời. Với những yêu ghét, hận thù, với những toan tính, âm mưu thủ đoạn. Tất cả cùng tồn tại trong một bối cảnh hậu cung, nhưng rồi một lần nữa chúng ta thấy tình yêu và lòng từ bi đã hóa giải tất cả.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng hoa chúc mừng nhà văn Trần Thùy Mai |
Viết về đề tài lịch sử, nhưng đây là một tiểu thuyết lịch sử thấm đẫm chất lãng mạn, một trong những thế mạnh trong lối viết của Trần Thùy Mai. Lấy hậu cung làm bối cảnh chủ đạo của tiểu thuyết, trong không gian chứa đựng nhiều huyền sử bí hiểm này, Từ Dụ nổi bật lên là một hoàng thái hậu hiền đức. Cuốn tiểu thuyết mang tên bà, đã thật sự làm người đọc hình dung ra một người phụ nữ vô cùng quyền uy song lại thừa nhân ái, một cách sống bình dị với một tấm lòng vị tha, hết lòng vì những người dân nghèo thời xưa phong kiến, một người mẹ biết dạy con theo lẽ phải cần có trong đời...
|
Nhà văn Trần Thùy Mai và Bác sĩ Bùi Duy Tâm - Người bạn đời của nhà văn |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhận định: "Đọc tiểu thuyết lịch sử "Từ Dụ thái hậu" của nhà văn Trần Thùy Mai chúng ta nhận thấy đâu là bản lĩnh thực thụ của người cầm bút. Bản lĩnh ở đây được thể hiện qua từng trang viết, với một số lượng quốc mộ nhân vật đông đảo, đa dạng về tâm lý, với những chi tiết sự kiện gắn liền với tiến trình lịch sử, nhà văn Trần Thùy Mai đã tinh tế trong việc khai thác tâm lý nhân vật, sắp xếp các sự kiện, đặt nhân vật của mình vào trong những không gian tương thích với tính cách cá nhân của mỗi nhân vật trên một phông nền văn hóa vững vàng".
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê |
Nhà văn Trần Thùy Mai bộc bạch về tâm tư sáng tạo của mình: "Tiểu thuyết Từ Dụ Thái Hậu là một phần của Huế mà tôi mang theo cho đến khi hoàn thành. Xuất phát từ việc sưu tầm văn học dân gian, từ bài vè “Từ Dụ xin xâu”, tôi thấy đựơc một ngừơi phụ nữ hiền đức và lo cho dân cho nước, nên tôi đã nuôi ý tưởng này cho đến khi chắp bút để có được cuốn tiểu thuyết này .Đối với tôi, bây giờ không còn thử nghiệm những kỹ thuật viết mới nữa, tôi viết một cách dung dị, bình thường, viết để đi tìm hạnh phúc của chính mình".
|
Nhà văn Bửu Nam |
Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Người bạn đời của nhà văn Trần Thùy Mai, chia sẻ: "Trước kia Thùy Mai mơ những giấc mơ ngắn, những giấc mơ đó được thể hiện trong những tập truyện ngắn, còn đối với tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu, đó là một giấc mộng dài, và Mai đã làm được điều mà Mai ấp ủ bấy lâu”.
|
Đông đảo văn nghệ sĩ Huế tham dự |
Nhà văn Trần Thùy Mai là một trong số những nữ tác giả tiêu biểu của văn chương xứ Huế và Việt Nam, có đóng góp lớn vào gia tài truyện ngắn Việt Nam đương đại. Tác giả có trên 35 năm cầm bút chuyên nghiệp với hàng trăm tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng, như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Thương nhớ hoàng lan, Mưa đời sau, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng… đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Sự ra đời của tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” một lần nữa minh chứng bút lực dồi dào của nhà văn Trần Thùy Mai. Sau khi cho ra đời hàng chục tập truyện ngắn với một số lượng bạn đọc hùng hậu, thì lần ra mắt tiểu thuyết lần này, cho thấy Huế đã và đang có một nữ nhà văn đáng tự hào.
Phương Anh
.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi, TP. Huế), Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày, lấy ý kiến các phác thảo tượng về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (TP Huế) đã diễn ra triển lãm chuyên đề “Một số lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế”. Hoạt động nhằm kỉ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022). Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2022), chiều ngày 23/11, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã triển lãm mỹ thuật chủ đề “Làng cổ Phước tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình”.
Chiều ngày 22/11/2022, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 18/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra buổi triển lãm “ Ngẫu Liên trên giấy” của họa sĩ Phan Hải Bằng.
Tối ngày 15/11, tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các trường Đại học, Cao đẳng và các tác giả đạt giải tại hội thi.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Sáng ngày 13/11, Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ((1822-1888), UBND Huyện Phong Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Di sản Văn hóa gia tộc cụ Đồ Chiểu tại quê hương Bồ Điền, xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng ngày 12/11 tại thành phố Huế đã diễn ra Diễn đàn "Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế". Tham dự diễn đàn có Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lê Phúc; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở kinh doanh, phục vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh...
Chiều ngày 11/11, tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế.
Ngày 10/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 8/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip “Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước” năm 2022.
Sáng 06/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức trao giải Hội thi “Trường học xanh, sạch, sáng, bốn mùa hoa” và chương trình làm túi giấy thân thiện môi trường năm 2022.
Ngày 6/11, Quỹ Giáo dục Huế hiếu học tổ chức trao 285 suất học bổng với tổng kinh phí 689 triệu đồng cho sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn tỉnh.
Sáng 06/11, tại Lan Viên Cố Tích (120 Nguyễn Phúc Nguyên- TP Huế), Vietnam Design Group, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” của GS.TS Thái Kim Lan.
Sáng 05/11, tại Di Luân Đường - Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế đã diễn Lễ khai trương triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022-Designd by Việt Nam.
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế và tuyên dương sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Miền Trung - Tây Nguyên.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác về “nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế” giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 1/11, thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết, Hãng đấu giá Millon đã đồng thuận đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá. Hiện Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và một số Bộ, ngành, tổ chức cá nhân huy động nguồn lực nhằm "hồi hương" kim ấn.