Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.
Tiểu thuyết gồm hai quyển thượng và quyển hạ dày gần 1000 trang
Tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, với hai quyển thượng và hạ dày gần 1000 trang. Qua 69 chương người đọc như được sống lại trong không gian văn hóa triều Nguyễn, có thể nói đây chính là những thước phim sinh động và chi tiết, sinh động về hình ảnh của từng nhân vật lịch sử.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Tiểu thuyết viết về thời nhà Nguyễn với nhân vật chính và các tuyến nhân vật là người trong cung cấm. Câu chuyện kể về cuộc đời của Phạm Thị Hằng, chính thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau này trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng trí tuệ, hiền đức.. Ngoài trục trung tâm xoay quanh nhân vật Phạm Thị Hằng - Từ Dụ Thái Hậu, tiểu thuyết còn mở rộng ra biên độ của mình với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ, với những âm mưu thủ đoạn mang tính chính trị đương thời. Với những yêu ghét, hận thù, với những toan tính, âm mưu thủ đoạn. Tất cả cùng tồn tại trong một bối cảnh hậu cung, nhưng rồi một lần nữa chúng ta thấy tình yêu và lòng từ bi đã hóa giải tất cả.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng hoa chúc mừng nhà văn Trần Thùy Mai |
Viết về đề tài lịch sử, nhưng đây là một tiểu thuyết lịch sử thấm đẫm chất lãng mạn, một trong những thế mạnh trong lối viết của Trần Thùy Mai. Lấy hậu cung làm bối cảnh chủ đạo của tiểu thuyết, trong không gian chứa đựng nhiều huyền sử bí hiểm này, Từ Dụ nổi bật lên là một hoàng thái hậu hiền đức. Cuốn tiểu thuyết mang tên bà, đã thật sự làm người đọc hình dung ra một người phụ nữ vô cùng quyền uy song lại thừa nhân ái, một cách sống bình dị với một tấm lòng vị tha, hết lòng vì những người dân nghèo thời xưa phong kiến, một người mẹ biết dạy con theo lẽ phải cần có trong đời...
|
Nhà văn Trần Thùy Mai và Bác sĩ Bùi Duy Tâm - Người bạn đời của nhà văn |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhận định: "Đọc tiểu thuyết lịch sử "Từ Dụ thái hậu" của nhà văn Trần Thùy Mai chúng ta nhận thấy đâu là bản lĩnh thực thụ của người cầm bút. Bản lĩnh ở đây được thể hiện qua từng trang viết, với một số lượng quốc mộ nhân vật đông đảo, đa dạng về tâm lý, với những chi tiết sự kiện gắn liền với tiến trình lịch sử, nhà văn Trần Thùy Mai đã tinh tế trong việc khai thác tâm lý nhân vật, sắp xếp các sự kiện, đặt nhân vật của mình vào trong những không gian tương thích với tính cách cá nhân của mỗi nhân vật trên một phông nền văn hóa vững vàng".
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê |
Nhà văn Trần Thùy Mai bộc bạch về tâm tư sáng tạo của mình: "Tiểu thuyết Từ Dụ Thái Hậu là một phần của Huế mà tôi mang theo cho đến khi hoàn thành. Xuất phát từ việc sưu tầm văn học dân gian, từ bài vè “Từ Dụ xin xâu”, tôi thấy đựơc một ngừơi phụ nữ hiền đức và lo cho dân cho nước, nên tôi đã nuôi ý tưởng này cho đến khi chắp bút để có được cuốn tiểu thuyết này .Đối với tôi, bây giờ không còn thử nghiệm những kỹ thuật viết mới nữa, tôi viết một cách dung dị, bình thường, viết để đi tìm hạnh phúc của chính mình".
|
Nhà văn Bửu Nam |
Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Người bạn đời của nhà văn Trần Thùy Mai, chia sẻ: "Trước kia Thùy Mai mơ những giấc mơ ngắn, những giấc mơ đó được thể hiện trong những tập truyện ngắn, còn đối với tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu, đó là một giấc mộng dài, và Mai đã làm được điều mà Mai ấp ủ bấy lâu”.
|
Đông đảo văn nghệ sĩ Huế tham dự |
Nhà văn Trần Thùy Mai là một trong số những nữ tác giả tiêu biểu của văn chương xứ Huế và Việt Nam, có đóng góp lớn vào gia tài truyện ngắn Việt Nam đương đại. Tác giả có trên 35 năm cầm bút chuyên nghiệp với hàng trăm tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng, như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Thương nhớ hoàng lan, Mưa đời sau, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng… đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Sự ra đời của tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” một lần nữa minh chứng bút lực dồi dào của nhà văn Trần Thùy Mai. Sau khi cho ra đời hàng chục tập truyện ngắn với một số lượng bạn đọc hùng hậu, thì lần ra mắt tiểu thuyết lần này, cho thấy Huế đã và đang có một nữ nhà văn đáng tự hào.
Phương Anh
.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.
Sáng ngày 31/01, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Sáng ngày 31/1, nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 30/1 (ngày mồng 9 Tết), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Chiều 14/1 (23 tháng Chạp), Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng tranh mừng xuân Quý Mão 2023 tại Tạp chí Sông Hương.
Chiều 12/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi), Art Gallery Sông Như đã tổ chức triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Quý Mão – mèo không nằm”.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng cho các tác phẩm hay đăng trên tạp chí trong năm 2022.
Chiều 11/01, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao TP Huế (25 Lê Lợi), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, CLB Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Xuân quê hương”.
Chiều 10/01, tại Nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai trương Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Chiều ngày 10.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổng kết và trao giải cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều 9/1, Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2023 nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2023).
Ủy ban Thành phố Huế cho biết, Chương trình “Tết Huế” năm 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 14/01 đến 17h00 ngày 17/01 (từ ngày 23 đến 26 tháng chạp, năm Nhâm Dần).
Chiều ngày 4/1, Trung tâm nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (Trung tâm CKC) đã tổ chức buổi ra mắt ấn phẩm “ Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” và tổng kết dự án “ Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”.