ĐẶNG BÁ TIẾN
"Đường về" - Ảnh: Đặng Văn Trân
Người đàn bà mang gùi
người đàn bà cúi mặt bước trong sương
trong khói đất quyện mùi phân bò và cỏ rác
gió lạnh từng cơn dữ dội
như muốn đẩy người đàn bà lăn xuống vệ đường
nhưng chiếc gùi nặng trên lưng
đã níu người đàn bà ở lại với con đường
cuối đông lấp ló nụ cười vàng của hoa dã quỳ
cho người đàn bà chút ấm lòng và bớt phần hiu quạnh
cái bóng đen cứ lầm lũi trên đường
những ngón chân xòe ra như rễ cây bám vào đất ba-zan kiên nhẫn
bình minh đã lên
nhưng ánh sáng bị lấp chìm trong hẻm núi
trong cuồn cuộn mây mù
và người đàn bà mặc kệ mây mù
bước chân theo thói quen trên con đường lam lũ như ngàn đời nay
tổ tiên người đàn bà đã bước
không có tiếng chim đ’rao, không có tiếng chim s’tiêng lảnh lót như ngày xưa
không có mùi hương hoa ê-pang, hoa sớc-khọt bay trong sương như ngày xưa
không có làn khói mỏng dan díu trên mái tranh như ngày xưa
chỉ có hoài niệm về rừng xưa, buôn xưa, tiếng chim xưa và làn
hương xưa chập chờn ẩn hiện làm niềm tin cho người đàn bà gắng sức bước
đường đi rẫy bây giờ xa tít tắp
một trăm lần hú chuyền nhau chưa đến được chỗ tỉa gieo
chiếc gùi nặng phân bò, phân heo và những túi hạt giống ám màu khói bếp
níu vai người đàn bà trĩu xuống
đè lưng người đàn bà như trái núi
khiến hai chân như đeo hai hòn đá tảng
và mồ hôi tuôn ra bết tóc, đẫm lưng, chảy xuống bàn chân đầm đìa đất đỏ
có thể ngày xưa trên đường này, người đàn bà đã hát, đã ngắt lá
làm kèn thổi gọi bạn trai, đã nhảy múa như con chim công trong nắng mai
nhưng bây giờ người đàn bà cứ lầm lũi bước
tiếng hát bây giờ có thể đã thành mồ hôi lạnh đầm đìa những ban mai như sáng nay
có thể đã chảy xuống ngón chân để người đàn bà bám chắc hơn vào mặt đường chống gió
có thể đã thành những nốt chai sần trên bàn tay, trên bàn chân và mòn rụng theo thời gian, theo nắng mưa, theo những nỗi nhọc nhằn đã lặn vào thịt da, đã ngâm tẩm số phận người đàn bà trong hồ rượu đắng, đánh chìm tiếng hát và điệu nhảy ngày xưa
vẫn chiếc gùi trên lưng
chiếc gùi tre
chiếc gùi tre bóng đen mồ hôi
cứ ngày ngày bám vào lưng người đàn bà Ê Đê, bám vào lưng
người đàn bà M’nông, bám vào lưng người đàn bà Gia rai như một phần thân thể họ
tôi biết trong chiếc gùi
có giấc mơ, nụ cười của đứa con mỗi chiều ngồi trên cầu thang đợi mẹ
có ánh mắt của thằng chồng khát rượu, khát đàn bà đang chống cằm ngồi bên bếp lửa lúc nửa đêm
có giấc mơ về bến nước một thời con gái tắm truồng khoe vú cười ran như bồ chao vỡ tổ
giấc mơ về một thời rừng xanh đầu ngõ làm bạn với công xanh làm bạn với nai vàng
ôi giấc mơ thì xa mà nỗi cơ cực lại quá gần
giấc mơ thì nhẹ mà chiếc gùi quá nặng
thế giới thì phẳng mà bước chân gập ghềnh
những người đàn bà Ê Đê, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng vẫn bền gan bước đi lầm lũi
đồng hành cùng với trăng sao
(SH314/04-15)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong