PHAN VĂN CHƯƠNG
Ảnh: internet
Làng
Mưa
mưa
mưa
nỗi niềm xưa mưa tới
ngày sau mưa về
phía bãi tha ma không thấy hình không thấy bóng
không thấy
đổ mồ hôi sôi nước mắt
của hồi môn để lại cho làng ruộng vườn và nỗi đau tàng hình
bắc cầu vồng
trẻ con gánh cơn dông ra khỏi vũng trời đời mẹ
đề tập làm văn tả cảnh quê em vào vụ
lặng phắc
miên man nét bút
cuộc đấu vật bát cơm manh áo tuổi thơ nào đã thấu
giữa khoảng trống
câu - chữ
nghé ò nghé ọ ... tiếng nghé hoài vọng
hợp âm đêm
chảy
ra đồng
lưỡi cày vẹt vầng nguyệt
khuyết
dấu tích hố bom ăn hớt của làng hơn nửa cánh đồng
mạ non đứng ruộng
hình dấu chấm cảm
gợi suy tư bài luận văn bằng tiếng vọng mùa vụ
nền văn minh lúa nước đồng bằng châu thổ
người Việt quần cư sống thành làng
sóng vỗ oằn sống lưng đất nước
thuở hồng hoang phôi thai bóng dáng
làng
truyền thuyết năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên non
chon von ruộng bậc thang
bầu vú
đất tổ
sơn nữ gùi măng
xuống suối
năm mươi theo cha Lạc Long Quân ra biển quần tụ làng đảo
dô huầy dô ta Hoàng Sa Trường Sa
cá chình khơi xa
lửa ngún trong tim con cháu Lạc Việt
muôn đời bất diệt
làng
vàng trong sân vàng tràn ra ngõ
lúa hong vàng thôn
rơm hong
lòng người xa xứ
nón quai mây mây lụa trên đầu
bà ngả bóng trưa nồng ngót ngoét
thần thoại cổ tích hiện về
ông phì phèo nét quê
khói vẽ
đường bay cánh chim quanh mặt trống đồng
giã gạo
triền bờ sông
trắng
vốn liếng dấu vào đâu hỡi ông trời tháng tám
thòm thèm ốc đảo
làng
ệch...ệch...ệch..
đồng vọng dế giun tiếng kêu mắc cạn
ma trơi chấp chới tuổi mục đồng
trống ba hồi chín tiếng
kiến như người người nối nhau như kiến ùn ùn ra trảng
hồn
ly biệt
lách tách lách tách
gió đánh rách tiếng áo tơi hoài cổ
hồi ức
thánh thót giọt tranh
nghèo
thôn nữ hồn nhiên
ngắm nụ tầm xuân bần thần
mắc cở
láng giềng ơi chiều thơm cơm mới
qua đây cho nợ
vị
cua đồng
bước qua lời nguyền
trai làng biền biệt hướng ngôi sao phương nam
râm ran Trường Sơn
cả rừng con gái
bóng hình ông
bóng hình cha
bóng hình chồng
bóng hình con
như mới hôm qua giấc mơ cầu vồng
ghánh cơn dông ra khỏi vũng trời đời mẹ
và bài tập làm văn làng quê vào vụ ngày mai sẽ khác
mưa
mưa
mưa
qua chưa cơn mưa mặn chát
làng - không - chồng
vọng
phu
thiên thu
thao thiết ký ức
làng.
(TCSH341/07-2017)
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH
NGUYỄN THÁNH NGÃ