Trong những ngày tháng 10 lịch sử, cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chúng tôi tìm về nhà bác Phan Nhạn, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên là Máy trưởng của Đoàn tàu không số năm xưa.
Cựu chiến binh Phan Nhạn thăm lại bến K15 Đồ Sơn, Hải Phòng.
Bác cùng với các đồng đội đã đưa 15 chuyến tàu không số vượt biển khơi vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.
Trong căn nhà đầy ắp những kỷ niệm tại số 3A ngõ 117, đường Lý Nam Đế, phường Phước Long, Nha Trang, bác Phan Nhạn say sưa kể về quãng đời oanh liệt mà hào hùng của mình, trong đó có nhiều trận chiến không cân sức khi tàu của bác giáp mặt kẻ thù. Đang say sưa kể, giọng bác bỗng chùng xuống và xúc động khi nhắc tới các đồng đội hy sinh trên biển, hòa mình vào biển cả mãi không ngày trở về…
Sinh ra và lớn lên trên quê hương đất võ Bình Định, cũng như bao người con miền Nam lúc bấy giờ, bác hăng hái lên đường tham gia nhập ngũ, năm 1954 tập kết ra Bắc. Sau đó, bác được cấp trên cử đi học văn hóa và đào tạo lớp cơ điện tàu thủy, 8 năm sau bác được cấp trên điều về công tác tại Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân), đảm nhiệm cương vị Máy trưởng của các con tàu thuộc “Đoàn tàu không số” để vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam. Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ thì nhiều lần tàu bác bị địch bủa vây, nhưng bác và đồng đội vẫn mưu trí thoát khỏi vòng vây địch. Bác cùng đồng đội đã trải qua nhiều thời khắc nguy hiểm cận kề khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc.
Nhấp một chén trà đặc, bác Phan Nhạn say sưa kể, trong số các chuyến vượt biển thì bác nhớ nhất là chuyến chở 25 tấn vũ khí vào Vàm Lũng, Cà Mau. Theo kế hoạch, 23 giờ ngày 16/10/1962 tại bến K15 Đồ Sơn, con tàu gỗ Phương Đông 2 của bác do đồng chí Nguyễn Giạt làm Thuyền trưởng nhổ neo xuất phát. Trước lúc lên đường các đồng chí Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Ung Văn Khiêm đến chia tay đoàn. Anh Phạm Hùng nói: “Các đồng chí chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ vô cùng lớn lao, vinh quang và nguy hiểm, phía trước miền Nam và Quân Giải phóng đang từng ngày, từng giờ ngóng chờ các đồng chí”. Những cái bắt tay, ôm hôn nồng ấm của các đồng chí lãnh đạo như tiếp thêm sức mạnh và lòng vững tin cho bác và cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Thay cho điều muốn nói, Thuyền trưởng Nguyễn Giạt nhìn các cán bộ, chiến sĩ giơ cao cánh tay rắn rỏi và đồng thanh hô: “Quyết tâm!”. Trên con tàu lịch sử ấy, những gương mặt còn rất trẻ như Huỳnh Văn Lân, Nguyễn Hấn, Tư Đạo, Nguyễn Ngọc… cùng với bác hồn nhiên ra trận với bầu máu nóng tuổi đôi mươi.
![]() |
Bác Phan Nhạn (người đứng giữa) cùng đồng đội năm 1965. |
Lấy khăn lau vội mồ hôi bác say sưa kể tiếp, do có 3 đồng chí quê Nam Bộ là Ba Trung, Năm Công và Sáu Danh sẽ làm hoa tiêu nên chuyến đi có phần thuận lợi. Sau hơn 2 ngày, 3 đêm trên biển, luồn lách, tránh tàu địch, đến vĩ tuyến 17 thì tàu mất liên lạc với đất liền. Chi bộ triệu tập cuộc họp, thuyền trưởng thông báo “Máy vô tuyến điện bị sự cố, tàu quay về hay tiếp tục lên đường”? Mọi người quyết tâm cùng hô “Lên đường!”. Thông suốt tư tưởng, tàu chuyển phương án, ban ngày ngụy trang giả làm tàu đánh cá, đêm len lỏi và tăng tốc di chuyển nhanh. Thời tiết Phương Nam vào mùa gió chướng, sóng to cấp 5 cấp 6, anh em không nấu ăn được, chỉ có lương khô và nước để cầm hơi. Vào lúc 18 giờ ngày thứ năm của chuyến hải trình, tàu đã qua Cù Lao Thu, Phan Thiết. Đến 22 giờ 30 phút, thủy thủ trực ca phát hiện từ xa 3 chiếc tàu tuần tra của Mỹ đang lao tới. Toàn tàu hội ý và nhận định tình hình, có thể tàu mình đã bị địch phát hiện, nghi ngờ. Thuyền trưởng lệnh sẵn sàng chiến đấu, tầm nhìn xa cự ly giữa hai bên khoảng hơn 5 hải lý. Thuyền trưởng Giạt ra lệnh: “Phải 45 độ, tất cả vào vị trí sẵn sàng chiến đấu!”. Sau hơn 20 phút tình hình trở lại bình thường bởi tàu địch không phát hiện được, vì tàu không bật đèn, toàn tàu thở phào.
Sau 7 ngày lênh đênh trên biển, sáng ngày 22 tháng 10, tàu đến vùng biển Cà Mau. Lợi dụng cơn mưa bất chợt tàu chuyển hướng vào bờ. Lại nỗi lo nữa. Sắp vô bến rồi mà vẫn chưa bắt được tín hiệu của đất liền. Toàn tàu căng mắt dõi về bốn hướng cảnh giác và tìm đồng đội. 4 giờ 15 phút, anh em phát hiện có một chiếc ghe đánh cá, thấy tàu mình họ bỏ chạy. Tàu tăng tốc đuổi theo, cặp bám được ghe của họ. Biết là tàu của đằng mình, chiếc ghe đã dẫn đoàn vào được lạch Gành Hào. Lúc đó là 5 giờ ngày 23 tháng 10. Đồng chí Tư Đức, thủ trưởng đơn vị 962, Quân khu 9 ra đón, tâm sự: Đã mấy ngày nay tàu của chúng tôi cứ đêm ngày vào ra phía mũi dõi tìm, lòng cồn cào lo lắng, thật vui mừng khôn xiết khi tàu mình cập bến được an toàn. Chuyến đi đầu tiên của tàu Phương Đông 2 đã đưa 25 tấn vũ khí về Vàm Lũng, Cà Mau.
60 năm đã trôi qua nhưng ký ức về những tháng ngày cùng đồng đội chống chọi với đạn bom kẻ thù và sóng gió đại dương vẫn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Phan Nhạn. Sau ngày đất nước thống nhất, bác Nhạn vào định cư ở thành phố biển Nha Trang, tiếp tục tham gia công tác xã hội và kinh qua nhiều chức vụ khác nhau. Những cống hiến không mệt mỏi của bác đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.
Theo Báo Kinh tế đô thị.
Sáng ngày 26/12, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986”.
Cùng bạn đọc thân mến!
Các bạn đang cầm trên tay số tạp chí cuối cùng của năm 2018, năm đánh dấu 35 năm Tạp chí Sông Hương trên hành trình phụng sự. Mới ngày nào đó, giờ đã qua 35 năm. Thời gian không chờ ai cả, mỗi khoảnh khắc trôi qua là duy nhất của vũ trụ không bao giờ lặp lại. Trên hết tất cả, thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Trái đất vẫn quay. Mặt trời vẫn mọc lúc bình minh và lặn tắt lúc hoàng hôn. Thời gian vẫn trôi trong cái thế giới hiện tượng đầy sai biệt này, nơi mà con người vẫn luôn khao khát đến một cõi phi thời gian đầy huyền bí. Hàng nghìn năm qua, con người luôn tìm cách làm chủ thời gian, nhưng thời gian, bánh xe tàn nhẫn ấy vẫn cứ quay và nghiền nát biết bao giá trị.
Sáng ngày 24/12, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế tại 20 Lê Lợi.
Ngày 23/12. Hội Âm nhạc đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2018 và đề ra phương hướng năm 2019.
Ngày 23/12, Tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Sáng 21/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018”.
Chiều 18/12, lễ trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải tại Festival toàn Nga lần thứ năm dành cho các dàn nhạc hơi và nghệ sỹ độc tấu nhạc cụ bộ hơi đã diễn ra tại Học viện Âm nhạc Nga mang tên Gnesin ở thủ đô Moskva.
Chiều 20/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” tại 26 Lê Lợi. Triển lãm nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều 19/12, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết tình hình hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
Sáng ngày 19/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt luật an ninh mạng năm 2018.
Chiều ngày 18/12, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thế thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ- TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng chính phủ về ngày sách Việt Nam và phát triển văn hóa đọc trong trường học.
Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Chiều 10/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Chiều 27/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức khai mạc trại sáng tác "Văn hóa và con người vùng cao Nam Đông".
Sáng ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch ẩm thực – nông nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu chè Việt Nam”.
Sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức trao tặng Sắc phong cho làng La Ỷ - Xã Phú Thượng – Phú Vang và làng Quý Lộc – Xã Lộc Điền - Phú Lộc. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Sáng 23/11, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố Huế tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế”.
Chiều 21/11, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế và Hội đồng triển lãm Vành đai Thái Bình Dương đã tổ chức Khai mạc triển lãm quốc tế Vành đai Thái Bình Dương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Huế).
Chiều ngày 21/11, tại TP Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, phối hợp với Hiệp Hội Chè Việt Nam và Tea Masters Cup Quốc tế tổ chức buổi Họp báo về cuộc thi Nghệ nhân Trà Thế giới 2018.