Hương đêm

09:11 27/10/2011
NGUYỄN ĐẠT Nhớ Đoàn Đại Oanh   Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi; cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang.

Minh họa: NGUYỄN THANH TRÚC

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà. Anh Giang vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt, như có hẹn trước với nhau.

Lý, em ruột anh Giang, là đầu tàu kéo anh Chinh và tôi từ Sài Gòn tới Long Thành; cố hương của gia đình Lý, hiện còn anh Giang làm đại diện sinh sống ở đây, có lẽ tới hết đời. Lý hiền lành từ trong ra ngoài, bên anh Chinh đứng đắn mẫu mực, lại trở nên ngông cuồng. Anh Chinh, cũng như Lý, hiện trước mắt tôi như một người sôi nổi. Tôi cho rằng, rượu, ít nhất cũng giúp nhiều người thoát khỏi cái vỏ bọc dày đặc thường ngày, cho các thứ bốc hơi cùng nó.

“Cứ để anh Giang ngủ, sớm mơi ảnh còn đi làm rẫy… Còn chúng ta, ba chàng ngự lâm pháo thủ, chúng ta còn cuộc phiêu lưu trong đêm nay.” Lý nói, mặt đỏ thêm lên, như vừa uống tiếp ly rượu nữa.

“Chúng ta phải tới gặp Hoàng Hậu, ở bên nàng suốt đêm, phòng khi giáo chủ Richelieu…” Anh Chinh nói tới đó, đưa bàn tay úp miệng, chừng để chặn cơn buồn nôn. Tôi đã biết dự định của anh Chinh và Lý, từ lúc theo Lý về đây. Tôi nói: “Dù Hoàng Hậu sính ngâm ngợi, nhưng tôi thề không bảo vệ cho tiết mục văn nghệ ấy. Tôi ngán ngẩm cái trò ngâm vịnh thơ phú lắm.”

Mặc dù nói vậy, nhưng tôi đã thừa nhận sức mạnh của rượu; nó cứ kéo tuột tôi ra khỏi tôi. Mưa đột ngột trút xuống. Cơn mưa bất chợt xối xả như thách thức, càng làm gia tăng ý muốn của anh Chinh và Lý, và của cả tôi nữa. Lý vào trong nhà tìm áo mưa. Ba người choàng chung tấm nhựa mỏng mảnh, ra đi trong lúc anh Giang vẫn nằm chèo queo trên chiếc chiếu cói ở hiên nhà. Cơn say vùi anh Giang vào giấc ngủ, để anh quên lãng mọi sự. Tới lúc này tôi nhận ra cái dày đặc và mênh mông của đêm tối; gió hắt mạnh những giọt mưa buốt trên mặt; chẳng mấy chốc, chúng tạt đẫm ướt quần áo. Con đường bây giờ không còn hình thù nào khác một mặt đất bao la, mấp mô, lầy lội. Chúng tôi lạnh cóng; thấy cần hát lên để răng khỏi va vào nhau lập cập; và để duy trì cơn hưng phấn. Lý đề nghị anh Chinh bắt nhịp một bài hát nào đấy; một bản hành khúc chẳng hạn.

Dù vậy, tôi không thấy được chúng tôi là ba chàng ngự lâm pháo thủ, với cuộc phiêu lưu ly kỳ hấp dẫn. Càng lúc tôi nghĩ dấn tới số phận những người tù khổ sai ở một vùng băng giá trên mặt đất này; tôi không thể hình dung Hoàng hậu của Lý. Lý nói không thể ngờ có một phụ nữ như thế ở chốn hiu quạnh ấy; một giọng ngâm thơ và một tâm hồn thơ đáng xưng tụng. Lý nói gián cách với tôi, qua anh Chinh. Lý từng nghĩ tôi là một kẻ theo chủ thuyết hoài nghi.

Chấm đèn lẻ loi, tôi nhận ra chốn hẹn của Lý giữa đêm tối mịt mùng. Giữa vùng chúng tôi dừng lại, ngôi nhà đậm, đẩy bóng tối mờ nhạt hơn chút ít ở chung quanh, xác nhận với tôi một điều có thật; một phụ nữ mà Lý nói tới, và có những gì đấy sẽ hiển hiện. Vào lúc này mưa cũng dứt; nền đất lộ ra trước cánh cửa mở rộng của căn nhà; đất nén chặt và bằng phẳng. Anh Chinh đứng trên nền đất ấy ngó khắp chung quanh, thốt lên lời: “Nên thơ quá!”

Tôi không thấy bóng dáng người nào trong căn nhà, ít nhất ở chính giữa nhà tôi đang nhìn vào, ngoài một bộ bàn ghế. Dù sao, cây đèn nhỏ treo trên vách trước mắt tôi, qua cánh cửa mở rộng, xác nhận về sự đón tiếp khách của gia chủ. Lý dẫn tôi cùng vào nhà; mang bộ bàn ghế ra sân, là nơi nền đất được nén chặt, bằng phẳng. Vừa sắp đặt những chiếc ghế, Lý chỉ tôi thấy lùm cây và nói: “Thiệt thú vị, ở ngay bên dạ lý hương.”

Tôi đã nhận ra có dạ lý hương trước lúc ấy; mùi hương đã chạy vào khứu giác, nồng nhiệt, vội vã như không thể chờ mời gọi. Lý bày rượu trên bàn; hóa ra Lý mang theo chai rượu, có cả đồ nhắm, và một cái cốc pha lê nhỏ, trong suốt. Lý nói:

“Chúng ta uống chung một ly, để có cơ hội uống chung ly với cô Minh Thuận.”

Sau đó, bắt gặp cái vẻ nóng lòng của anh Chinh và tôi, Lý cười nói nhỏ:

“Minh Thuận còn sửa soạn chút đỉnh chớ!”

“Phải sửa soạn, để đón tiếp các văn nhân nho nhã là chúng ta đây!”

Anh Chinh nói, làm vẻ nghiêm mặt và nghiêm giọng.

Cuối cùng, người phụ nữ có tên là Minh Thuận xuất hiện, như một hình ảnh không có thật. Tôi ngầm thú nhận về cái chủ thuyết hoài nghi tôi hằng trung thành, đã tới lúc tôi phải hoài nghi về chính nó. Cô Minh Thuận trong phục sức hoàn toàn màu đen; khăn choàng đầu cũng màu đen như một thứ voan, huyền ảo, lung linh. Cô Minh Thuận đích thực là đẹp; vẻ đẹp liêu trai như anh Chinh vừa thì thầm bên tai tôi; còn tôi thì đã liên tưởng tới nơi chốn Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị, trong lúc chung quanh gió xoắn xít, những giọt mưa còn hắt trên mặt bàn phảng phất dạ lý hương.

Cô Minh Thuận ngồi khép nép, lưng day phía ánh đèn hắt tới; ánh đèn viền quanh khăn choàng đầu như một thứ voan của cô. Có lẽ cả anh Chinh cũng tiếc không đủ ánh sáng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhan sắc cô Minh Thuận. Tôi đành tự an ủi, cứ như vậy cũng hay. Cô Minh Thuận lại ít nói, cho tới lúc chúng tôi thúc giục cô ngâm thơ. Lý, và cả anh Chinh thấy vỗ tay chưa đủ, đập rầm rầm trên bàn để ca ngợi cô Minh Thuận. Còn tôi, có thể tôi bất công, khẳng định ngâm thơ là trò lẩm cẩm, trừ khi cô Minh Thuận ngâm thơ. Tôi đã rờn rợn da thịt khi cô Minh Thuận ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, rờn rợn vì giọng ngâm. Lúc ngâm tới câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra, tôi sợ cô Minh Thuận, dù phục sức hoàn toàn màu đen, cũng tan biến mất.

Lý phấn khích, nhại giọng như tuồng:

“Trong ‘đời thường’ với bao ‘trăn trở’, được sống khoảnh khắc ‘sâu lắng’ này, tôi ‘tâm đắc’ xiết bao!”

Tôi bỡn cợt cùng Lý: “Thây kệ mấy ngôn từ bất diệt của mấy nhà văn nhà thơ đương đại. Chấp nhận hết, vướng víu làm gì nữa.”

Nhưng không phải tôi nói bỡn cợt; tôi muốn nói một sự thật, một sự thật không có thật, ở một nơi như nơi này, một chấm đen giữa hư không, có cô Minh Thuận trong căn nhà tranh vách đất, giữa cánh đồng đêm bất tận. Cô Minh Thuận chỉ uống chút ít phần rượu chúng tôi mời; chúng tôi thức dài hơn chai rượu đã cạn kiệt.

Tôi thức giấc sớm nhất trong ba người; ở cuối cánh đồng dài tới đường chân trời, hừng đỏ ánh bình minh. Tôi tìm nơi có nước rửa mặt; đi vòng căn nhà bây giờ ngó thật lạ, không giống chút nào với căn nhà hồi đêm. Trong cái bếp phía sau nhà, một phụ nữ ngồi chăm chú đẩy những nắm rơm nhỏ vào bếp nấu. Người ấy chúi đầu xuống đám lửa; ánh lửa chấp chới trên da đầu trơn trụi không tóc; nhìn lên thấy tôi, hai con mắt trồi ra ngay phía dưới đôi chân mày hình như không còn sợi nào. Một bộ mặt xấu xí, dễ sợ, như một con ma tôi có thể tưởng tượng. Tôi lui ngay ra xa phía ngoài, không cả gật đầu chào; người phụ nữ ấy cũng không nói năng gì, nhìn tôi dửng dưng.

Tôi tự hỏi, cô Minh Thuận bây giờ ở đâu, cô Minh Thuận có thật hay tôi mơ thấy, trong cơn say? Có tiếng nói phát ra từ đâu đó, trong căn nhà tồi tàn lụp xụp: “Con khốn nạn, tao đã biểu mầy xách đèn đi lật củ mì từ hồi khuya… Đồ chó chết, còn ngâm thơ ngâm thiếc, lấy xác mầy mà trả nợ hả? Thứ đờn bà chết bằm!” Có phải tôi đã nghe rõ mồn một, cái tiếng khò khè của người đàn ông mang bệnh hen suyễn? Trở ra phía trước sân, trời còn mờ tối; anh Chinh và Lý vẫn say ngủ ở bàn rượu; tôi nổi giận rồi không biết mình nổi giận chuyện gì; có thể vì loài dạ lý hương bây giờ sao mà ủ dột đến như vậy. Gần phía sau lưng anh Chinh, mấy hoa nhỏ dài ra như cái phễu, màu vàng tái như tuyệt vọng. Tôi tự nhủ:

“Có gì đâu, đêm đã hết!”

N.Đ
(272/10-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VÕ THỊ THÚYĐây là tập thơ tôi rất thích, mang tặng em, chỉ mong em giữ nó và dù hoàn cảnh nào cũng hãy giữ hộ tôi.

  • VŨ ĐẢMTôi tròn năm tuần tuổi, mẹ tôi mới biết mình có thai. Đang đêm, mẹ tôi hốt hoảng đến nhà người đàn ông, người mà mẹ đã ăn nằm từ bấy lâu nay. Mẹ gõ năm tiếng rời rạc vào cửa làm ám hiệu, mất ba lần điện trong nhà mới bật sáng.

  • NGUYỄN VIỆT HÀĐạo diễn và cô bé hẹn nhau, một cái hẹn rất lãng mạn. “Anh qua trường đón em rồi chúng mình sẽ lên Hồ Tây chọn một quán thật yên tĩnh”. Đạo diễn đứng chờ không bâng khuâng không hồi hộp. Khi qua nhiều cuộc tình người ta bình thường điềm đạm.

  • MINH CHUYÊN            Truyện ký

  • HẠNH LÊSáng thứ sáu, mẹ vợ bảo “chiều nay con cố gắng về sớm lên thăm mộ ông Phương với mẹ”. Tôi gật đầu “dạ vâng” rối dắt vội xe ra cửa. Năm nào cũng thế, cứ vào ngày giỗ ông Phương, hai mẹ con lại chuẩn bị đèn nhang viếng mộ ông.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNGChiếc xe “Oát” phanh kít lại ngay trước phòng văn hóa thông tin, xuýt húc đầu vào cái lốp xơ cua gắn sau một chiếc “Oát” khác đang nằm trì trước đó.

  • PHAN VĂN LỢI     (Tiếp theo Sông Hương số 254 tháng 4-2010)

  • NGUYỄN CẨM HƯƠNGCâu chuyện tôi sắp kể đây, có thể nhiều người không tin. Nhưng không tin thì thôi tôi cũng chẳng ép. Bởi vì nó cũng khó tin như chuyện cổ tích.

  • TRẦN CHINH VŨTầu về đến ga vào lúc ba giờ sáng. Anh như người chợt tỉnh sau một giấc ngủ chập chờn. Suốt ba mươi tiếng đồng hồ ngồi ròng rã trên tàu, trong một khoảng không gian dài hẹp, cùng với mọi tiếng động ầm ĩ.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚKhông ai biết tung tích lão Ngư. Nghe đồn rằng: một sớm nọ, ông bõ già của nhà thờ xứ làng vạn chài ra mở cửa thì nghe tiếng trẻ con khóc oa oa từ chiếc thúng đặt ở bậc tam cấp lên xuống của nhà thờ.

  • NGUYỄN SANSinh cố kiềm chế tối đa để khỏi phải văng tục trước thái độ đầy xấc láo, ngạo mạn của ông Đi.

  • NGUYỄN THANH HIỆNNgày nay, mỗi lần nhắc đến hát bội, dân làng Lâm Thượng lại nhớ chuyện ông hương cống Duật, người soạn tuồng Cuộc hội quân ở bến Mạnh Tân, nổi tiếng một thời.

  • NHƯ BÌNHCây gạo cụt đầu làng chết câm bao năm. Thân cổ thụ xù xì hóa đá đứng lù lù trước cổng làng, lặng lẽ không đếm xỉa đến thời gian. Mùa xuân năm đó bỗng dưng bật trồi lên ba cái nhánh. Ba nhánh gạo đâm tõe lên trời rùng mình thản nhiên xòe ra những chấm lá xanh.

  • HOÀNG THÁI SƠNTổng Giám đốc Liên hiệp Xí nghiệp cao su Nam Mê Công xiết chặt tay Long:- Hẳn anh không ngờ có cuộc hội ngộ này?

  • KIM NHẤTĐám ma bà Gái thật là buồn! Ngoài một số bà con trong xóm nghèo cùng mấy đứa nhóc lượm nhôm nhựa với bà thì chẳng có ai là họ hàng thân thích.

  • NGUYỄN QUỐC ANHNgày ngày cuốc đất, gánh phân, cào cỏ. Ngày ngày đã diễn ra như thế, đơn điệu và buồn tẻ. Buổi tối, những đồi chè từ màu xanh chuyển sang màu xanh thẩm, những đêm đông thì đen đặc mông lung, vô tận.

  • HỒNG NHU1.Ngài thủy tổ khai canh dòng họ Âu ở Tường Niêm xuất thân là một người lính trong đạo quân Trung Nghĩa của Chúa Nguyễn Hoàng khi Chúa vào trấn thủ Thuận Quảng.

  • NGUYỄN VIỆT HÀCô đến và vẫn như mọi khi, anh đang vẽ. Trời xam xám mầu của gió mùa Đông Bắc những đợt vớt vát cuối.

  • PHAN VĂN LỢINhững ngày cuối năm 1970. Hướng chiến dịch của mùa khô mới đã được xác định. Địch sẽ huy động một lực lượng lớn các đơn vị quân chủ lực tinh nhuệ phối hợp với quân ngụy Lào, có sự chi viện tối đa hỏa lực pháo binh và không quân Mỹ để tiến hành một cuộc hành quân quy mô dọc đường Chín nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược của ta, sau đó sẽ nống ra đánh phá đường giao thông và các kho tàng hậu cần của tuyến đường Trường Sơn vùng Trung - Nam Lào.

  • THẠCH QUỲ1.Ở góc đường phố Lê Ngọa Triều có một quán rượu nép dưới bóng cây ngô đồng xum xuê như chiếc lọng xanh. Bên cạnh quán rượu là dãy hàng hoa. Hoa hồng, hoa cúc, hoa mi-mô-da cắm đầy trong các xô nhựa.