Minh họa: NGUYỄN THANH TRÚC
[if gte mso 9]>
Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà. Anh Giang vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt, như có hẹn trước với nhau.
Tôi đã nhận ra có dạ lý hương trước lúc ấy; mùi hương đã chạy vào khứu giác, nồng nhiệt, vội vã như không thể chờ mời gọi. Lý bày rượu trên bàn; hóa ra Lý mang theo chai rượu, có cả đồ nhắm, và một cái cốc pha lê nhỏ, trong suốt. Lý nói: “Chúng ta uống chung một ly, để có cơ hội uống chung ly với cô Minh Thuận.” Sau đó, bắt gặp cái vẻ nóng lòng của anh Chinh và tôi, Lý cười nói nhỏ: “Minh Thuận còn sửa soạn chút đỉnh chớ!” “Phải sửa soạn, để đón tiếp các văn nhân nho nhã là chúng ta đây!” Anh Chinh nói, làm vẻ nghiêm mặt và nghiêm giọng. Cuối cùng, người phụ nữ có tên là Minh Thuận xuất hiện, như một hình ảnh không có thật. Tôi ngầm thú nhận về cái chủ thuyết hoài nghi tôi hằng trung thành, đã tới lúc tôi phải hoài nghi về chính nó. Cô Minh Thuận trong phục sức hoàn toàn màu đen; khăn choàng đầu cũng màu đen như một thứ voan, huyền ảo, lung linh. Cô Minh Thuận đích thực là đẹp; vẻ đẹp liêu trai như anh Chinh vừa thì thầm bên tai tôi; còn tôi thì đã liên tưởng tới nơi chốn Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị, trong lúc chung quanh gió xoắn xít, những giọt mưa còn hắt trên mặt bàn phảng phất dạ lý hương. Cô Minh Thuận ngồi khép nép, lưng day phía ánh đèn hắt tới; ánh đèn viền quanh khăn choàng đầu như một thứ voan của cô. Có lẽ cả anh Chinh cũng tiếc không đủ ánh sáng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhan sắc cô Minh Thuận. Tôi đành tự an ủi, cứ như vậy cũng hay. Cô Minh Thuận lại ít nói, cho tới lúc chúng tôi thúc giục cô ngâm thơ. Lý, và cả anh Chinh thấy vỗ tay chưa đủ, đập rầm rầm trên bàn để ca ngợi cô Minh Thuận. Còn tôi, có thể tôi bất công, khẳng định ngâm thơ là trò lẩm cẩm, trừ khi cô Minh Thuận ngâm thơ. Tôi đã rờn rợn da thịt khi cô Minh Thuận ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, rờn rợn vì giọng ngâm. Lúc ngâm tới câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra, tôi sợ cô Minh Thuận, dù phục sức hoàn toàn màu đen, cũng tan biến mất. Lý phấn khích, nhại giọng như tuồng: “Trong ‘đời thường’ với bao ‘trăn trở’, được sống khoảnh khắc ‘sâu lắng’ này, tôi ‘tâm đắc’ xiết bao!” Tôi bỡn cợt cùng Lý: “Thây kệ mấy ngôn từ bất diệt của mấy nhà văn nhà thơ đương đại. Chấp nhận hết, vướng víu làm gì nữa.” Nhưng không phải tôi nói bỡn cợt; tôi muốn nói một sự thật, một sự thật không có thật, ở một nơi như nơi này, một chấm đen giữa hư không, có cô Minh Thuận trong căn nhà tranh vách đất, giữa cánh đồng đêm bất tận. Cô Minh Thuận chỉ uống chút ít phần rượu chúng tôi mời; chúng tôi thức dài hơn chai rượu đã cạn kiệt. Tôi thức giấc sớm nhất trong ba người; ở cuối cánh đồng dài tới đường chân trời, hừng đỏ ánh bình minh. Tôi tìm nơi có nước rửa mặt; đi vòng căn nhà bây giờ ngó thật lạ, không giống chút nào với căn nhà hồi đêm. Trong cái bếp phía sau nhà, một phụ nữ ngồi chăm chú đẩy những nắm rơm nhỏ vào bếp nấu. Người ấy chúi đầu xuống đám lửa; ánh lửa chấp chới trên da đầu trơn trụi không tóc; nhìn lên thấy tôi, hai con mắt trồi ra ngay phía dưới đôi chân mày hình như không còn sợi nào. Một bộ mặt xấu xí, dễ sợ, như một con ma tôi có thể tưởng tượng. Tôi lui ngay ra xa phía ngoài, không cả gật đầu chào; người phụ nữ ấy cũng không nói năng gì, nhìn tôi dửng dưng. Tôi tự hỏi, cô Minh Thuận bây giờ ở đâu, cô Minh Thuận có thật hay tôi mơ thấy, trong cơn say? Có tiếng nói phát ra từ đâu đó, trong căn nhà tồi tàn lụp xụp: “Con khốn nạn, tao đã biểu mầy xách đèn đi lật củ mì từ hồi khuya… Đồ chó chết, còn ngâm thơ ngâm thiếc, lấy xác mầy mà trả nợ hả? Thứ đờn bà chết bằm!” Có phải tôi đã nghe rõ mồn một, cái tiếng khò khè của người đàn ông mang bệnh hen suyễn? Trở ra phía trước sân, trời còn mờ tối; anh Chinh và Lý vẫn say ngủ ở bàn rượu; tôi nổi giận rồi không biết mình nổi giận chuyện gì; có thể vì loài dạ lý hương bây giờ sao mà ủ dột đến như vậy. Gần phía sau lưng anh Chinh, mấy hoa nhỏ dài ra như cái phễu, màu vàng tái như tuyệt vọng. Tôi tự nhủ: “Có gì đâu, đêm đã hết!” N.Đ (272/10-11) |
NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾN
Truyện ngắn dự thi 1993
HOÀNG THÁI SƠN
Truyện ngắn dự thi 1993
LÊ NGUYÊN NGỮ
Truyện ngắn dự thi 1993
Jack quỳ xuống trước mặt tôi và thằng con, chảy nước mắt. Mái tóc nâu xỉn tuổi tác của anh ta nhàu rối vào ngực áo thằng Chiến, con tôi.
NGUYỄN SƠN HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
THÁI ĐÀO
Truyện ngắn dự thi 1993
Họ đã ra đi rồi...
Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.
HÀO VŨ
Truyện ngắn dự thi 1993
Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.
VĨNH QUYỀN
Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín
HỒ NGỌC ÁNH
Truyện ngắn dự thi 1993
TỪ NGUYÊN TĨNH
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM THỊ HOÀI
Truyện ngắn dự thi 1993
BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG
Truyện ngắn dự thi 1993
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYÊN NGUYÊN
ĐỖ QUANG VINH
Trong núi đôi khi sương xuống rất dày, nhưng chẳng lần nào sương dày bằng lần đó…
THÙY AN
Truyện ngắn dự thi 1993
Sáng hôm nay trời mưa tầm tã, từng làn nước tuông tràn trên mặt đường, ào qua khe cống như con suối lớn cuốn theo đám lá vàng khô từ đêm trước nằm ngủ bên vệ cỏ.
PHÁT DƯƠNG
Giang ngồi đợi bạn ở cái hồ cá nằm trong khu trung tâm học liệu. Phải có thẻ mới vào trong được, anh đợi bên ngoài.
LÊ THƯ
Truyện ngắn dự thi 1993
Không ai biết một cách chính xác lai lịch của cu Lai Quăn. Ngay cả cái tên của nó cũng do dân ở thị trấn Phù Long này đặt cho.
CHÂU SA
Phải khó khăn lắm mới thuyết phục được cha mẹ đồng ý cho tôi đi chuyến này. Những ngày nghỉ hè, tôi muốn đến ở với Mi, nhà cô ở nơi không có tên trên bản đồ, một thôn làng xa xôi ít người biết đến.
MẠC YÊN
Có lẽ, sau đêm nay, bầy đom đóm ấy sẽ hưởng thụ những phút giây phóng khoáng nhiệt thành rực rỡ giữa tầng không.
TRẦN DUY PHIÊN
Truyện ngắn dự thi 1993