Minh họa: NGUYỄN THANH TRÚC
[if gte mso 9]>
Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà. Anh Giang vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt, như có hẹn trước với nhau.
Tôi đã nhận ra có dạ lý hương trước lúc ấy; mùi hương đã chạy vào khứu giác, nồng nhiệt, vội vã như không thể chờ mời gọi. Lý bày rượu trên bàn; hóa ra Lý mang theo chai rượu, có cả đồ nhắm, và một cái cốc pha lê nhỏ, trong suốt. Lý nói: “Chúng ta uống chung một ly, để có cơ hội uống chung ly với cô Minh Thuận.” Sau đó, bắt gặp cái vẻ nóng lòng của anh Chinh và tôi, Lý cười nói nhỏ: “Minh Thuận còn sửa soạn chút đỉnh chớ!” “Phải sửa soạn, để đón tiếp các văn nhân nho nhã là chúng ta đây!” Anh Chinh nói, làm vẻ nghiêm mặt và nghiêm giọng. Cuối cùng, người phụ nữ có tên là Minh Thuận xuất hiện, như một hình ảnh không có thật. Tôi ngầm thú nhận về cái chủ thuyết hoài nghi tôi hằng trung thành, đã tới lúc tôi phải hoài nghi về chính nó. Cô Minh Thuận trong phục sức hoàn toàn màu đen; khăn choàng đầu cũng màu đen như một thứ voan, huyền ảo, lung linh. Cô Minh Thuận đích thực là đẹp; vẻ đẹp liêu trai như anh Chinh vừa thì thầm bên tai tôi; còn tôi thì đã liên tưởng tới nơi chốn Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị, trong lúc chung quanh gió xoắn xít, những giọt mưa còn hắt trên mặt bàn phảng phất dạ lý hương. Cô Minh Thuận ngồi khép nép, lưng day phía ánh đèn hắt tới; ánh đèn viền quanh khăn choàng đầu như một thứ voan của cô. Có lẽ cả anh Chinh cũng tiếc không đủ ánh sáng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhan sắc cô Minh Thuận. Tôi đành tự an ủi, cứ như vậy cũng hay. Cô Minh Thuận lại ít nói, cho tới lúc chúng tôi thúc giục cô ngâm thơ. Lý, và cả anh Chinh thấy vỗ tay chưa đủ, đập rầm rầm trên bàn để ca ngợi cô Minh Thuận. Còn tôi, có thể tôi bất công, khẳng định ngâm thơ là trò lẩm cẩm, trừ khi cô Minh Thuận ngâm thơ. Tôi đã rờn rợn da thịt khi cô Minh Thuận ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, rờn rợn vì giọng ngâm. Lúc ngâm tới câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra, tôi sợ cô Minh Thuận, dù phục sức hoàn toàn màu đen, cũng tan biến mất. Lý phấn khích, nhại giọng như tuồng: “Trong ‘đời thường’ với bao ‘trăn trở’, được sống khoảnh khắc ‘sâu lắng’ này, tôi ‘tâm đắc’ xiết bao!” Tôi bỡn cợt cùng Lý: “Thây kệ mấy ngôn từ bất diệt của mấy nhà văn nhà thơ đương đại. Chấp nhận hết, vướng víu làm gì nữa.” Nhưng không phải tôi nói bỡn cợt; tôi muốn nói một sự thật, một sự thật không có thật, ở một nơi như nơi này, một chấm đen giữa hư không, có cô Minh Thuận trong căn nhà tranh vách đất, giữa cánh đồng đêm bất tận. Cô Minh Thuận chỉ uống chút ít phần rượu chúng tôi mời; chúng tôi thức dài hơn chai rượu đã cạn kiệt. Tôi thức giấc sớm nhất trong ba người; ở cuối cánh đồng dài tới đường chân trời, hừng đỏ ánh bình minh. Tôi tìm nơi có nước rửa mặt; đi vòng căn nhà bây giờ ngó thật lạ, không giống chút nào với căn nhà hồi đêm. Trong cái bếp phía sau nhà, một phụ nữ ngồi chăm chú đẩy những nắm rơm nhỏ vào bếp nấu. Người ấy chúi đầu xuống đám lửa; ánh lửa chấp chới trên da đầu trơn trụi không tóc; nhìn lên thấy tôi, hai con mắt trồi ra ngay phía dưới đôi chân mày hình như không còn sợi nào. Một bộ mặt xấu xí, dễ sợ, như một con ma tôi có thể tưởng tượng. Tôi lui ngay ra xa phía ngoài, không cả gật đầu chào; người phụ nữ ấy cũng không nói năng gì, nhìn tôi dửng dưng. Tôi tự hỏi, cô Minh Thuận bây giờ ở đâu, cô Minh Thuận có thật hay tôi mơ thấy, trong cơn say? Có tiếng nói phát ra từ đâu đó, trong căn nhà tồi tàn lụp xụp: “Con khốn nạn, tao đã biểu mầy xách đèn đi lật củ mì từ hồi khuya… Đồ chó chết, còn ngâm thơ ngâm thiếc, lấy xác mầy mà trả nợ hả? Thứ đờn bà chết bằm!” Có phải tôi đã nghe rõ mồn một, cái tiếng khò khè của người đàn ông mang bệnh hen suyễn? Trở ra phía trước sân, trời còn mờ tối; anh Chinh và Lý vẫn say ngủ ở bàn rượu; tôi nổi giận rồi không biết mình nổi giận chuyện gì; có thể vì loài dạ lý hương bây giờ sao mà ủ dột đến như vậy. Gần phía sau lưng anh Chinh, mấy hoa nhỏ dài ra như cái phễu, màu vàng tái như tuyệt vọng. Tôi tự nhủ: “Có gì đâu, đêm đã hết!” N.Đ (272/10-11) |
VŨ NGỌC GIAO
Sau hai đời chồng long đong lận đận, chị về với má ở ngôi nhà ven nhánh Trường Giang.
LÊ KHẢI VIỆT
VIỆT HÙNG
Một giọt nước vẫn chỉ là một giọt nước, có nghĩa nó không thể làm cho người đang khát trở nên đỡ khát hơn. Cũng như không thể làm cho luống đất khô cằn bỗng trở thành ẩm ướt. Nhưng nhiều nhiều giọt nước sẽ biến thành ao hồ, biến thành dòng sông, biến thành biển cả...
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ngã nói cuộc đời vốn dĩ là một bếp than hồng, việc rút bớt những cục than hồng để lại cái tàn tro tắt lịm lạnh lùng giày vò Ngã.
VÕ ĐÀO PHƯƠNG TRÂM
Những thanh sắt cao lêu nghêu, những chiếc vòng đủ kích thước nằm lẫn giữa những viên bi xoay tay, cái thùng được sơn màu sặc sỡ và những mảnh vải lụa, những quả banh nhựa… thoạt nhìn, ai cũng biết đó là đồ nghề của dân làm xiếc, kế bên đó còn có một chú chó nhỏ, đeo một cái nơ ở cổ, một thành viên trong nhóm xiếc Đại Đồng.
TRẦN BĂNG KHUÊ
LÊ MINH PHONG
Cô lại đu mình theo những điệu nhạc mê lú đó. Không biết đã bao lần cô đu mình và quên lãng theo những điệu nhạc.
PHẠM GIAI QUỲNH
“Vì thế ta không nói ra thành ngữ kia, vì thế ta để cho ngày tháng lãng quên ta, kẻ ngồi trong bóng tối.” (Jorge Luis Borges, Văn tự của thượng đế).
HỒNG NHU
TỐNG PHƯỚC BẢO
Tòn về thình lình, khi nắng tháng Tư trổ xanh ngọc bích giàn bông ven bờ kinh. Mé sàn lãng chiều hôm ai gội đầu nghe rào rạo tiếng xối nước. Chiếc ghe nhỏ trôi theo dòng rồi neo lại bến cũ. Tòn chẳng vội lên chái bếp, ngồi nhìn chiều tròng trành theo nhịp sóng gợn của con kinh Thất Ngàn.
CHÂU SA
Tôi ngủ nhiều hơn từ khi thời tiết vào thu. Trong mơ, tôi thấy mình đang chạy trên cánh đồng mùa lạnh. Tôi trèo lên gò đất, nhìn ra xa và thấy một đàn chuột nối đuôi nhau bò về phía rìa cánh đồng.
ĐÀO QUỐC MINH
QUÁCH THÁI DI
Hai tháng nghỉ phép cộng với số tiền thưởng khá lớn, tôi lên đường đi du lịch. Tôi dự định sẽ dừng chân ở Helsinki để thăm đứa em gái rồi sẽ đi tiếp.
TRU SA
Tôi và Đán tìm được chỗ nghỉ chân tạm thời. Đấy là một thị trấn nhỏ. Nền công nghiệp vẫn chưa hoàn toàn khống chế nơi này nên tôi có thể yên tâm với các lọ nước mắm, cá tươi không dán bao bì.
NGUYỄN HOÀNG MAI
Nắng vàng lấp lóa trải khắp mặt biển, cậu bé với mái tóc xoăn đen nhánh cứ đi bộ trên bờ cát dài nhấp nhô.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Xưa, về phương Nam có một chàng trai, mặt mày thanh tú, tính nết hồn hậu, tuổi trạc đôi mươi. Chưa có người gá nghĩa trăm năm nên cây xanh còn lẻ bóng. Tên chàng là La Hồng Phượng.
NGUYÊN NGUYÊN
Nếu như ở P vào những năm 20 thế kỷ trước, khi đó, tôi hãy còn là tên bồi bàn ở La Closerie des Lilas, nơi Ernest thường qua lại uống rượu và ngồi viết văn.
NGUYỄN THỊ ẤM
Một lần tôi quá bộ đến nhà một viên bác sĩ. Ông vốn là bạn cũ, nay làm việc tại một bệnh viện lớn trong thành phố. Ông kể một câu chuyện như sau:
BẠCH LÊ QUANG
1.
Trà nương Nguyên Xuân nhìn xa, nhìn thật xa, nơi có mấy dặm sơn khê mây phủ... Nắng chiều phủ bóng mảnh vườn hong hanh mùi hương Nguyệt Quế sau mưa, sau những dòng tuế nguyệt thênh thang ở xứ này, hai mùa mưa và nắng.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
“Từ khi tôi được sinh ra”.