Hương đêm

09:11 27/10/2011
NGUYỄN ĐẠT Nhớ Đoàn Đại Oanh   Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi; cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang.

Minh họa: NGUYỄN THANH TRÚC

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà. Anh Giang vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt, như có hẹn trước với nhau.

Lý, em ruột anh Giang, là đầu tàu kéo anh Chinh và tôi từ Sài Gòn tới Long Thành; cố hương của gia đình Lý, hiện còn anh Giang làm đại diện sinh sống ở đây, có lẽ tới hết đời. Lý hiền lành từ trong ra ngoài, bên anh Chinh đứng đắn mẫu mực, lại trở nên ngông cuồng. Anh Chinh, cũng như Lý, hiện trước mắt tôi như một người sôi nổi. Tôi cho rằng, rượu, ít nhất cũng giúp nhiều người thoát khỏi cái vỏ bọc dày đặc thường ngày, cho các thứ bốc hơi cùng nó.

“Cứ để anh Giang ngủ, sớm mơi ảnh còn đi làm rẫy… Còn chúng ta, ba chàng ngự lâm pháo thủ, chúng ta còn cuộc phiêu lưu trong đêm nay.” Lý nói, mặt đỏ thêm lên, như vừa uống tiếp ly rượu nữa.

“Chúng ta phải tới gặp Hoàng Hậu, ở bên nàng suốt đêm, phòng khi giáo chủ Richelieu…” Anh Chinh nói tới đó, đưa bàn tay úp miệng, chừng để chặn cơn buồn nôn. Tôi đã biết dự định của anh Chinh và Lý, từ lúc theo Lý về đây. Tôi nói: “Dù Hoàng Hậu sính ngâm ngợi, nhưng tôi thề không bảo vệ cho tiết mục văn nghệ ấy. Tôi ngán ngẩm cái trò ngâm vịnh thơ phú lắm.”

Mặc dù nói vậy, nhưng tôi đã thừa nhận sức mạnh của rượu; nó cứ kéo tuột tôi ra khỏi tôi. Mưa đột ngột trút xuống. Cơn mưa bất chợt xối xả như thách thức, càng làm gia tăng ý muốn của anh Chinh và Lý, và của cả tôi nữa. Lý vào trong nhà tìm áo mưa. Ba người choàng chung tấm nhựa mỏng mảnh, ra đi trong lúc anh Giang vẫn nằm chèo queo trên chiếc chiếu cói ở hiên nhà. Cơn say vùi anh Giang vào giấc ngủ, để anh quên lãng mọi sự. Tới lúc này tôi nhận ra cái dày đặc và mênh mông của đêm tối; gió hắt mạnh những giọt mưa buốt trên mặt; chẳng mấy chốc, chúng tạt đẫm ướt quần áo. Con đường bây giờ không còn hình thù nào khác một mặt đất bao la, mấp mô, lầy lội. Chúng tôi lạnh cóng; thấy cần hát lên để răng khỏi va vào nhau lập cập; và để duy trì cơn hưng phấn. Lý đề nghị anh Chinh bắt nhịp một bài hát nào đấy; một bản hành khúc chẳng hạn.

Dù vậy, tôi không thấy được chúng tôi là ba chàng ngự lâm pháo thủ, với cuộc phiêu lưu ly kỳ hấp dẫn. Càng lúc tôi nghĩ dấn tới số phận những người tù khổ sai ở một vùng băng giá trên mặt đất này; tôi không thể hình dung Hoàng hậu của Lý. Lý nói không thể ngờ có một phụ nữ như thế ở chốn hiu quạnh ấy; một giọng ngâm thơ và một tâm hồn thơ đáng xưng tụng. Lý nói gián cách với tôi, qua anh Chinh. Lý từng nghĩ tôi là một kẻ theo chủ thuyết hoài nghi.

Chấm đèn lẻ loi, tôi nhận ra chốn hẹn của Lý giữa đêm tối mịt mùng. Giữa vùng chúng tôi dừng lại, ngôi nhà đậm, đẩy bóng tối mờ nhạt hơn chút ít ở chung quanh, xác nhận với tôi một điều có thật; một phụ nữ mà Lý nói tới, và có những gì đấy sẽ hiển hiện. Vào lúc này mưa cũng dứt; nền đất lộ ra trước cánh cửa mở rộng của căn nhà; đất nén chặt và bằng phẳng. Anh Chinh đứng trên nền đất ấy ngó khắp chung quanh, thốt lên lời: “Nên thơ quá!”

Tôi không thấy bóng dáng người nào trong căn nhà, ít nhất ở chính giữa nhà tôi đang nhìn vào, ngoài một bộ bàn ghế. Dù sao, cây đèn nhỏ treo trên vách trước mắt tôi, qua cánh cửa mở rộng, xác nhận về sự đón tiếp khách của gia chủ. Lý dẫn tôi cùng vào nhà; mang bộ bàn ghế ra sân, là nơi nền đất được nén chặt, bằng phẳng. Vừa sắp đặt những chiếc ghế, Lý chỉ tôi thấy lùm cây và nói: “Thiệt thú vị, ở ngay bên dạ lý hương.”

Tôi đã nhận ra có dạ lý hương trước lúc ấy; mùi hương đã chạy vào khứu giác, nồng nhiệt, vội vã như không thể chờ mời gọi. Lý bày rượu trên bàn; hóa ra Lý mang theo chai rượu, có cả đồ nhắm, và một cái cốc pha lê nhỏ, trong suốt. Lý nói:

“Chúng ta uống chung một ly, để có cơ hội uống chung ly với cô Minh Thuận.”

Sau đó, bắt gặp cái vẻ nóng lòng của anh Chinh và tôi, Lý cười nói nhỏ:

“Minh Thuận còn sửa soạn chút đỉnh chớ!”

“Phải sửa soạn, để đón tiếp các văn nhân nho nhã là chúng ta đây!”

Anh Chinh nói, làm vẻ nghiêm mặt và nghiêm giọng.

Cuối cùng, người phụ nữ có tên là Minh Thuận xuất hiện, như một hình ảnh không có thật. Tôi ngầm thú nhận về cái chủ thuyết hoài nghi tôi hằng trung thành, đã tới lúc tôi phải hoài nghi về chính nó. Cô Minh Thuận trong phục sức hoàn toàn màu đen; khăn choàng đầu cũng màu đen như một thứ voan, huyền ảo, lung linh. Cô Minh Thuận đích thực là đẹp; vẻ đẹp liêu trai như anh Chinh vừa thì thầm bên tai tôi; còn tôi thì đã liên tưởng tới nơi chốn Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị, trong lúc chung quanh gió xoắn xít, những giọt mưa còn hắt trên mặt bàn phảng phất dạ lý hương.

Cô Minh Thuận ngồi khép nép, lưng day phía ánh đèn hắt tới; ánh đèn viền quanh khăn choàng đầu như một thứ voan của cô. Có lẽ cả anh Chinh cũng tiếc không đủ ánh sáng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhan sắc cô Minh Thuận. Tôi đành tự an ủi, cứ như vậy cũng hay. Cô Minh Thuận lại ít nói, cho tới lúc chúng tôi thúc giục cô ngâm thơ. Lý, và cả anh Chinh thấy vỗ tay chưa đủ, đập rầm rầm trên bàn để ca ngợi cô Minh Thuận. Còn tôi, có thể tôi bất công, khẳng định ngâm thơ là trò lẩm cẩm, trừ khi cô Minh Thuận ngâm thơ. Tôi đã rờn rợn da thịt khi cô Minh Thuận ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, rờn rợn vì giọng ngâm. Lúc ngâm tới câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra, tôi sợ cô Minh Thuận, dù phục sức hoàn toàn màu đen, cũng tan biến mất.

Lý phấn khích, nhại giọng như tuồng:

“Trong ‘đời thường’ với bao ‘trăn trở’, được sống khoảnh khắc ‘sâu lắng’ này, tôi ‘tâm đắc’ xiết bao!”

Tôi bỡn cợt cùng Lý: “Thây kệ mấy ngôn từ bất diệt của mấy nhà văn nhà thơ đương đại. Chấp nhận hết, vướng víu làm gì nữa.”

Nhưng không phải tôi nói bỡn cợt; tôi muốn nói một sự thật, một sự thật không có thật, ở một nơi như nơi này, một chấm đen giữa hư không, có cô Minh Thuận trong căn nhà tranh vách đất, giữa cánh đồng đêm bất tận. Cô Minh Thuận chỉ uống chút ít phần rượu chúng tôi mời; chúng tôi thức dài hơn chai rượu đã cạn kiệt.

Tôi thức giấc sớm nhất trong ba người; ở cuối cánh đồng dài tới đường chân trời, hừng đỏ ánh bình minh. Tôi tìm nơi có nước rửa mặt; đi vòng căn nhà bây giờ ngó thật lạ, không giống chút nào với căn nhà hồi đêm. Trong cái bếp phía sau nhà, một phụ nữ ngồi chăm chú đẩy những nắm rơm nhỏ vào bếp nấu. Người ấy chúi đầu xuống đám lửa; ánh lửa chấp chới trên da đầu trơn trụi không tóc; nhìn lên thấy tôi, hai con mắt trồi ra ngay phía dưới đôi chân mày hình như không còn sợi nào. Một bộ mặt xấu xí, dễ sợ, như một con ma tôi có thể tưởng tượng. Tôi lui ngay ra xa phía ngoài, không cả gật đầu chào; người phụ nữ ấy cũng không nói năng gì, nhìn tôi dửng dưng.

Tôi tự hỏi, cô Minh Thuận bây giờ ở đâu, cô Minh Thuận có thật hay tôi mơ thấy, trong cơn say? Có tiếng nói phát ra từ đâu đó, trong căn nhà tồi tàn lụp xụp: “Con khốn nạn, tao đã biểu mầy xách đèn đi lật củ mì từ hồi khuya… Đồ chó chết, còn ngâm thơ ngâm thiếc, lấy xác mầy mà trả nợ hả? Thứ đờn bà chết bằm!” Có phải tôi đã nghe rõ mồn một, cái tiếng khò khè của người đàn ông mang bệnh hen suyễn? Trở ra phía trước sân, trời còn mờ tối; anh Chinh và Lý vẫn say ngủ ở bàn rượu; tôi nổi giận rồi không biết mình nổi giận chuyện gì; có thể vì loài dạ lý hương bây giờ sao mà ủ dột đến như vậy. Gần phía sau lưng anh Chinh, mấy hoa nhỏ dài ra như cái phễu, màu vàng tái như tuyệt vọng. Tôi tự nhủ:

“Có gì đâu, đêm đã hết!”

N.Đ
(272/10-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • DẠ NGÂN

    Tờ giấy màu vàng rơm. Đã khá xa cái thời giấy hoàn toàn tái chế, thỉnh thoảng ngòi viết vấp phải một ít cặn bột cứng sảng. Thùy vẫn nhớ độ thô vàng vàng của tờ giấy, như nhớ một kỷ niệm buồn, nhớ mùi vị ngậm ngùi từ ký ức xộc ra. Tờ thư là dấu hiệu của nghèo khó nhưng nó có cái uy của sự áp đặt. Thô và vàng. Không chỉ thư mời, nó có hơi hướm giấy triệu tập hơn.
     

  • LÊ MINH KHUÊ

    Xe vừa dừng thì từ phía ghế lái phụ có tiếng đập cửa gấp gáp. Vĩnh chồm dậy, mắt nhắm mắt mở. Nhưng không. Có phải báo động máy bay đâu? Vĩnh quay sang tôi nhe răng cười và mở cửa.

  • ĐINH DUY TƯ

    Tin ông Khòa từ chức bay ra như một ổ mối cánh lúc trời mưa. Người này nói với người kia, truyền vào tai nhau lượng thông tin nóng hổi nhất. Họ đánh giá, phân tích và bình phẩm, kèm theo những kết luận theo cách nhìn nhận của mình.

  • PHẠM DŨNG

    Thay xong bộ đồ ngủ, định đi nằm thì Diễm Trinh thấy trên bàn có một tờ giấy đánh máy.

  • ĐỖ HÀN

    Bân trằn trọc mãi không ngủ được. Thế là lại mất toi con hổ mang nữa. Bữa trước vợ Bân cho rắn ăn, quên không đóng cửa chuồng. Một cặp hổ mang và một con hổ chúa bò ra ngoài. Dân làng đi xem văn công về, nhìn thấy một cặp rắn, họ kêu ầm lên. Bố con Bân phải vất vả lắm mới túm được đôi hổ mang. Con chúa chuồn đi mất.

  • LÝ THỊ MINH CHÂU

    Con đường len lỏi qua những cánh rừng nối các buôn bản vùng cao lại với nhau giống như con rắn khổng lồ trên lưng có vệt vảy trắng.

     

  • PHÙNG PHƯƠNG QUÝ

    Cuối buổi họp, “Thừa tướng” còn cho Trưởng ban Văn-Xã lên có đôi lời phát biểu. Thanh than thầm: “Thôi rồi Lượm ơi!”. Thằng lùn này nó nói dai còn hơn trâu đái.

  • NGUYÊN QUÂN

    Những giọt nước mắt lăn tròn rơi xuống giữa lòng chén ngọc. Từng giọt... từng giọt xóa nhòa dần hình bóng con thuyền. Chén vỡ tan ra từng mảnh nhỏ, hồn thoát khỏi tình yêu hóa ngọc, bay vút vào không gian mang theo điệu sáo não nùng, cõi lòng oán uất.

  • TRẦN HƯƠNG GIANG Trong sân chùa chỉ còn lại Hương và chú tiểu. Cây liễu rũ thả những nhành lá lắc lay, qua ánh nắng lấp loáng hình dáng chú tiểu đang quét sân, lâu lâu chú nhìn Hương cười đầy thiện cảm.

  • MƯỜNG MÁN Những ngọn đèn mầu ẩn dưới tán lá phả xuống mặt đất thứ ánh sáng vàng nhạt, xanh dịu, tím loãng tạo khung cảnh huyền hoặc giả. Những chiếc bàn vuông thấp kê rải rác dưới các vòm cây.

  • HOÀNG TÙNG Ăn của rừng rưng rưng nước mắt                                 (Tục ngữ)

  • TRẦN CHẤN UY Đơn vị đặc công chúng tôi nhận mật lệnh thọc sâu hậu cứ địch chuẩn bị địa bàn cho chiến dịch Mậu Thân. Nói đơn vị cho có vẻ sang, nhưng thực ra chúng tôi chỉ có mười hai người kể cả một đồng chí du kích dẫn đường.

  • PHẠM PHƯƠNG Y cao lớn và nhàu nát. Điều đó làm cho con người y trở nên bí ẩn khác thường. Ở y, người ta thấy rõ đường nét của một người Âu với sống mũi cao và đôi mắt sâu hoắm như một vết thương. Nhưng, cũng trong vết thương sâu hoắm ấy, rõ ràng hiển hiện một sự mênh mang đến kì cục. Trong đôi mắt ấy... có biển cả. Và, đen sì - một màu đen Hoa Bắc chính gốc không lẫn đi đâu được.

  • HỒNG NHU BỮA TIỆC ĐÔI TÌNH NHÂN

  • NGUYỄN THÀNH LONG - Kính lạy Cha. Cha cho gọi con. Cha thấy trong người thế nào ạ? - Cha cảm ơn con đã tới. Có lẽ con là người cuối cùng Cha trò chuyện ở trên đời. Sắp sửa ra đi. Cha thấy Cha cô độc lắm.

  • UÔNG TRIỀU   Khi còn bé, đã có lần Điểm Bích được mọi người kể cho nghe câu chuyện về mẹ mình. Mẹ Điểm Bích là nàng Ba, một thôn nữ xinh đẹp, bạc phận.

  • HẠO NGUYÊN 1. Trong căn phòng chạng vạng và thoảng mùi khói thuốc, hai người đàn ông trầm ngâm.

  • TRẦN THÙY MAITối thứ bảy cuối tuần, Phương tuyên bố:- Tuần sau anh bắt đầu viết tập hai bộ tiểu thuyết của anh Nhớ đừng huy động vào việc gì hết đấy nhé...

  • LÊ MINH KHUÊ Tường lên chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau cùng. Đành phải ngồi cạnh một người đàn bà. Tường nhận ra bà khi ngồi sau bàn nói chuyện với bố.

  • HOÀNG NHI “Chẳng có chút kinh nghiệm nào trước cõi vô tận không dò được của tâm hồn. Chỉ có sự kinh ngạc trước sự bấp bênh về cái tôi và bản sắc của nó.”                                                 (Milan Kundera)