Hương đêm

09:11 27/10/2011
NGUYỄN ĐẠT Nhớ Đoàn Đại Oanh   Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi; cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang.

Minh họa: NGUYỄN THANH TRÚC

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà. Anh Giang vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt, như có hẹn trước với nhau.

Lý, em ruột anh Giang, là đầu tàu kéo anh Chinh và tôi từ Sài Gòn tới Long Thành; cố hương của gia đình Lý, hiện còn anh Giang làm đại diện sinh sống ở đây, có lẽ tới hết đời. Lý hiền lành từ trong ra ngoài, bên anh Chinh đứng đắn mẫu mực, lại trở nên ngông cuồng. Anh Chinh, cũng như Lý, hiện trước mắt tôi như một người sôi nổi. Tôi cho rằng, rượu, ít nhất cũng giúp nhiều người thoát khỏi cái vỏ bọc dày đặc thường ngày, cho các thứ bốc hơi cùng nó.

“Cứ để anh Giang ngủ, sớm mơi ảnh còn đi làm rẫy… Còn chúng ta, ba chàng ngự lâm pháo thủ, chúng ta còn cuộc phiêu lưu trong đêm nay.” Lý nói, mặt đỏ thêm lên, như vừa uống tiếp ly rượu nữa.

“Chúng ta phải tới gặp Hoàng Hậu, ở bên nàng suốt đêm, phòng khi giáo chủ Richelieu…” Anh Chinh nói tới đó, đưa bàn tay úp miệng, chừng để chặn cơn buồn nôn. Tôi đã biết dự định của anh Chinh và Lý, từ lúc theo Lý về đây. Tôi nói: “Dù Hoàng Hậu sính ngâm ngợi, nhưng tôi thề không bảo vệ cho tiết mục văn nghệ ấy. Tôi ngán ngẩm cái trò ngâm vịnh thơ phú lắm.”

Mặc dù nói vậy, nhưng tôi đã thừa nhận sức mạnh của rượu; nó cứ kéo tuột tôi ra khỏi tôi. Mưa đột ngột trút xuống. Cơn mưa bất chợt xối xả như thách thức, càng làm gia tăng ý muốn của anh Chinh và Lý, và của cả tôi nữa. Lý vào trong nhà tìm áo mưa. Ba người choàng chung tấm nhựa mỏng mảnh, ra đi trong lúc anh Giang vẫn nằm chèo queo trên chiếc chiếu cói ở hiên nhà. Cơn say vùi anh Giang vào giấc ngủ, để anh quên lãng mọi sự. Tới lúc này tôi nhận ra cái dày đặc và mênh mông của đêm tối; gió hắt mạnh những giọt mưa buốt trên mặt; chẳng mấy chốc, chúng tạt đẫm ướt quần áo. Con đường bây giờ không còn hình thù nào khác một mặt đất bao la, mấp mô, lầy lội. Chúng tôi lạnh cóng; thấy cần hát lên để răng khỏi va vào nhau lập cập; và để duy trì cơn hưng phấn. Lý đề nghị anh Chinh bắt nhịp một bài hát nào đấy; một bản hành khúc chẳng hạn.

Dù vậy, tôi không thấy được chúng tôi là ba chàng ngự lâm pháo thủ, với cuộc phiêu lưu ly kỳ hấp dẫn. Càng lúc tôi nghĩ dấn tới số phận những người tù khổ sai ở một vùng băng giá trên mặt đất này; tôi không thể hình dung Hoàng hậu của Lý. Lý nói không thể ngờ có một phụ nữ như thế ở chốn hiu quạnh ấy; một giọng ngâm thơ và một tâm hồn thơ đáng xưng tụng. Lý nói gián cách với tôi, qua anh Chinh. Lý từng nghĩ tôi là một kẻ theo chủ thuyết hoài nghi.

Chấm đèn lẻ loi, tôi nhận ra chốn hẹn của Lý giữa đêm tối mịt mùng. Giữa vùng chúng tôi dừng lại, ngôi nhà đậm, đẩy bóng tối mờ nhạt hơn chút ít ở chung quanh, xác nhận với tôi một điều có thật; một phụ nữ mà Lý nói tới, và có những gì đấy sẽ hiển hiện. Vào lúc này mưa cũng dứt; nền đất lộ ra trước cánh cửa mở rộng của căn nhà; đất nén chặt và bằng phẳng. Anh Chinh đứng trên nền đất ấy ngó khắp chung quanh, thốt lên lời: “Nên thơ quá!”

Tôi không thấy bóng dáng người nào trong căn nhà, ít nhất ở chính giữa nhà tôi đang nhìn vào, ngoài một bộ bàn ghế. Dù sao, cây đèn nhỏ treo trên vách trước mắt tôi, qua cánh cửa mở rộng, xác nhận về sự đón tiếp khách của gia chủ. Lý dẫn tôi cùng vào nhà; mang bộ bàn ghế ra sân, là nơi nền đất được nén chặt, bằng phẳng. Vừa sắp đặt những chiếc ghế, Lý chỉ tôi thấy lùm cây và nói: “Thiệt thú vị, ở ngay bên dạ lý hương.”

Tôi đã nhận ra có dạ lý hương trước lúc ấy; mùi hương đã chạy vào khứu giác, nồng nhiệt, vội vã như không thể chờ mời gọi. Lý bày rượu trên bàn; hóa ra Lý mang theo chai rượu, có cả đồ nhắm, và một cái cốc pha lê nhỏ, trong suốt. Lý nói:

“Chúng ta uống chung một ly, để có cơ hội uống chung ly với cô Minh Thuận.”

Sau đó, bắt gặp cái vẻ nóng lòng của anh Chinh và tôi, Lý cười nói nhỏ:

“Minh Thuận còn sửa soạn chút đỉnh chớ!”

“Phải sửa soạn, để đón tiếp các văn nhân nho nhã là chúng ta đây!”

Anh Chinh nói, làm vẻ nghiêm mặt và nghiêm giọng.

Cuối cùng, người phụ nữ có tên là Minh Thuận xuất hiện, như một hình ảnh không có thật. Tôi ngầm thú nhận về cái chủ thuyết hoài nghi tôi hằng trung thành, đã tới lúc tôi phải hoài nghi về chính nó. Cô Minh Thuận trong phục sức hoàn toàn màu đen; khăn choàng đầu cũng màu đen như một thứ voan, huyền ảo, lung linh. Cô Minh Thuận đích thực là đẹp; vẻ đẹp liêu trai như anh Chinh vừa thì thầm bên tai tôi; còn tôi thì đã liên tưởng tới nơi chốn Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị, trong lúc chung quanh gió xoắn xít, những giọt mưa còn hắt trên mặt bàn phảng phất dạ lý hương.

Cô Minh Thuận ngồi khép nép, lưng day phía ánh đèn hắt tới; ánh đèn viền quanh khăn choàng đầu như một thứ voan của cô. Có lẽ cả anh Chinh cũng tiếc không đủ ánh sáng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhan sắc cô Minh Thuận. Tôi đành tự an ủi, cứ như vậy cũng hay. Cô Minh Thuận lại ít nói, cho tới lúc chúng tôi thúc giục cô ngâm thơ. Lý, và cả anh Chinh thấy vỗ tay chưa đủ, đập rầm rầm trên bàn để ca ngợi cô Minh Thuận. Còn tôi, có thể tôi bất công, khẳng định ngâm thơ là trò lẩm cẩm, trừ khi cô Minh Thuận ngâm thơ. Tôi đã rờn rợn da thịt khi cô Minh Thuận ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, rờn rợn vì giọng ngâm. Lúc ngâm tới câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra, tôi sợ cô Minh Thuận, dù phục sức hoàn toàn màu đen, cũng tan biến mất.

Lý phấn khích, nhại giọng như tuồng:

“Trong ‘đời thường’ với bao ‘trăn trở’, được sống khoảnh khắc ‘sâu lắng’ này, tôi ‘tâm đắc’ xiết bao!”

Tôi bỡn cợt cùng Lý: “Thây kệ mấy ngôn từ bất diệt của mấy nhà văn nhà thơ đương đại. Chấp nhận hết, vướng víu làm gì nữa.”

Nhưng không phải tôi nói bỡn cợt; tôi muốn nói một sự thật, một sự thật không có thật, ở một nơi như nơi này, một chấm đen giữa hư không, có cô Minh Thuận trong căn nhà tranh vách đất, giữa cánh đồng đêm bất tận. Cô Minh Thuận chỉ uống chút ít phần rượu chúng tôi mời; chúng tôi thức dài hơn chai rượu đã cạn kiệt.

Tôi thức giấc sớm nhất trong ba người; ở cuối cánh đồng dài tới đường chân trời, hừng đỏ ánh bình minh. Tôi tìm nơi có nước rửa mặt; đi vòng căn nhà bây giờ ngó thật lạ, không giống chút nào với căn nhà hồi đêm. Trong cái bếp phía sau nhà, một phụ nữ ngồi chăm chú đẩy những nắm rơm nhỏ vào bếp nấu. Người ấy chúi đầu xuống đám lửa; ánh lửa chấp chới trên da đầu trơn trụi không tóc; nhìn lên thấy tôi, hai con mắt trồi ra ngay phía dưới đôi chân mày hình như không còn sợi nào. Một bộ mặt xấu xí, dễ sợ, như một con ma tôi có thể tưởng tượng. Tôi lui ngay ra xa phía ngoài, không cả gật đầu chào; người phụ nữ ấy cũng không nói năng gì, nhìn tôi dửng dưng.

Tôi tự hỏi, cô Minh Thuận bây giờ ở đâu, cô Minh Thuận có thật hay tôi mơ thấy, trong cơn say? Có tiếng nói phát ra từ đâu đó, trong căn nhà tồi tàn lụp xụp: “Con khốn nạn, tao đã biểu mầy xách đèn đi lật củ mì từ hồi khuya… Đồ chó chết, còn ngâm thơ ngâm thiếc, lấy xác mầy mà trả nợ hả? Thứ đờn bà chết bằm!” Có phải tôi đã nghe rõ mồn một, cái tiếng khò khè của người đàn ông mang bệnh hen suyễn? Trở ra phía trước sân, trời còn mờ tối; anh Chinh và Lý vẫn say ngủ ở bàn rượu; tôi nổi giận rồi không biết mình nổi giận chuyện gì; có thể vì loài dạ lý hương bây giờ sao mà ủ dột đến như vậy. Gần phía sau lưng anh Chinh, mấy hoa nhỏ dài ra như cái phễu, màu vàng tái như tuyệt vọng. Tôi tự nhủ:

“Có gì đâu, đêm đã hết!”

N.Đ
(272/10-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ VI THỦY

    Ánh sáng màu đỏ. Đỏ như máu đang ngoạm dần lấy thân thể. Những đứa trẻ khóc thét, ngón tay bám víu gần như tuyệt vọng rời khỏi bố mẹ chúng. Những ngọn đồi trồi lên mặt đất, to dần, to dần, mặt đất rung vỡ.

  • ĐOÀN LÊ

    Em dắt dẫn tôi vào chuyến đi đột ngột này. Tôi biết. Ra sân bay lúc ba rưỡi sáng, tôi một mình bước trên những đường phố Hà Nội vắng ngắt, lành lạnh sương đêm.

  • HẠO NGUYÊN

    1.
    Em đi loanh quanh ngôi nhà của tôi, nhìn mọi đồ vật với vẻ mặt ngạc nhiên. Em đứng lại trước một bức tranh. Đó là bản sao bức “Tiếng thét” của Edvard Munch. Khuôn mặt em biểu cảm một nỗi cô đơn không tả xiết.

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG

    Bà Thu đứng trước chiếc gương lớn. Bà nhìn hai bờ ngực còn căng mộng, phớt chút màu hồng phấn được khéo léo trang điểm trước lúc đi đám cưới, bà tâm đắc với của nả đang có của mình.

  • QUẾ HƯƠNG

          Truyện ngắn

  • VĨNH QUYỀN

    Không ai biết chàng từ đâu đến, tên họ thế nào. Bản thân chàng cũng không có gì đặc biệt để cư dân kinh kỳ vốn quen chạm mặt khách tứ phương phải quan tâm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Đợt rét đậm cuối năm không ngăn được cây lá quanh vườn nhú mầm non và hai cây mít bên cổng lại nẩy những “dái” mít được bao bọc bởi lớp nhụy vàng mềm mại, trông dễ thương và ngon lành, đến mức muốn… cắn một miếng như hồi nhỏ ở quê. Bên đường Lê Lợi dọc sông Hương, những tờ lịch năm 2014 khoe màu rực rỡ, tươi rói đã lại giăng giăng khắp các cửa hàng…

  • NGUYỄN THỊ VIỆT NGA

    Công chúa Ngọc Anh bước ra khỏi cổng chùa Thiên Mụ thì dừng bước. Gót hài hoa di nhẹ lên bậc đá dẫn xuống đường. Nàng thẫn thờ nhìn dòng Hương xanh ngăn ngắt phía dưới đang lững lờ trôi. Giây lát, đôi mắt trong veo lại hướng lên phía dãy núi điệp trùng.

  • TRẦN HẠ THÁP

    1.
    Nguyên Biệt nhô đầu lên khỏi lèn đá thì sự cố xảy ra. Gã đang mang bầu nước lấy ở suối về. Một vệt màu sậm hình vòng cung bay ra như ánh chớp.

  • THÁI NGỌC SAN

    Cách đây mười lăm năm tôi có viết một truyện ngắn về vợ chồng ông Lâm. Truyện ấy sau khi đăng trên một tờ báo văn nghệ Sài Gòn tôi liền nhận được một lá thư của ông. Lá thư vỏn vẹn chỉ có một câu như sau: "Cậu là một thằng mất dạy!".

  • HOÀNG THU HÀ

    Không biết ai đã đặt tên cho cái hồ này như thế. Hồ nằm cách xa thành phố khoảng chín mươi cây số, dưới thung lũng của đồi núi mọc đầy cây dương liễu. Bấy giờ đang là mùa hè phương nam, gió thoáng đãng và ẩm ướt thổi từ đại dương vào khiến sự hoang vu của hồ càng xao động hơn.

  • LTS: Tác giả Hoàng Trọng Định (Hoàng Nguyệt Xứ, sinh 1959) là một nhà văn xứ Huế ít người biết đến đã vĩnh viễn ra đi từ hai năm trước, sau khi chọn cho mình một lối sống cô độc và chết trong im lặng, với một cái tên ẩn dật trong giới cầm bút. Truyện ngắn của Hoàng Trọng Định có cách tổ chức hình tượng nghệ thuật độc đáo và khác biệt. Tác phẩm của anh là kiểu dạng của một truyện ngắn ý niệm được chuyên chở bằng lớp ngôn ngữ đẫm chất triết học.

  • THÁI BÁ TÂN

    Các bạn thử hình dung một chuyện thế này: Có đôi trai gái yêu nhau, rất yêu nhau. Cưới xong được ít hôm thì chàng trai lên đường ra trận, để lại người vợ trẻ ở nhà một mình vừa làm lụng vất vả, vừa mỏi mòn chờ đợi.

  • HỒNG NHU

    Mỗi lần không vừa ý tới điều gì đó, với ai đó trong nhà hay nói rộng ra là trong thiên hạ, cha tôi thường buột ra một câu nói mà nếu không phải là người làng thì không thể nào hiểu được: "Cứ như là thằng Đô"!

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Khi chàng ngồi dậy giữa bãi chiến trường ngổn ngang xác người, chàng không còn nhìn thấy gì cả ngoài một vùng đêm tối tăm nhờ nhợ. Cái thứ đen đặc rộng lớn đó đã nuốt vào trong lòng nó những tiếng giục la, tiếng hét thất thanh, rên xiết giã từ sự sống, và cả nỗi đau khốn cùng của những kẻ bị thương, vô vàn sự tiếc nuối trong cuộc tử sinh vô nghĩa.

  • Trên mặt đất, trong bầu trời - Trái tim xôn xao

  • LÊ ANH HOÀI

    Cùng với tiếng loảng xoảng của cái gáo tôn trên nền xi măng khu vệ sinh, tiếng lệt xệt dép nhựa là tiếng khan khan của cô Đ “Mày dậy chưa? Gớm, con gái con lứa gì mà ngủ ngáy ghê thế. Hôm qua mày lại mơ cái gì mà tao thấy mày cứ nghiến răng kèn kẹt. Khiếp quá, đêm nằm cứ nghiến răng thế sau này chồng nào chịu nổi?”

  • MAI NINH

    Ông ta bị giục lên xe lúc 2 giờ chiều, không kịp nói. Người đàn bà leo sau chắn ngang cửa, che mất cô gái đứng dưới đường. Giọng cô lẫn giữa tiếng người gọi nhau và trong gió lùa dưới mấy tấm tôn đập mải miết:
    - Ông nhớ nằm nghỉ và thưởng thức trà nhà vua đấy.

  • NGUYÊN QUÂN  

    Lão Đạo vẫn ngồi chò hỏ, kiểu ngồi đặc trưng đôi chân trần dính kết bùn đất trên giường ruộng của nền văn minh lúa nước. Hai khuỷu tay lòi cục, trơ xương, chống tựa lên hai đầu gối cũng lòi cục trơ xương. Bốn khớp linh động tỳ lên nhau, trở thành bất động.