Mùa xuân dâng tặng cho con người những kì thú hiếm hoi. Đất trời phát tiết những gì tinh túy để tô điểm cuộc đời. “Đọc lại những vần thơ của Bác mỗi dịp tết đến xuân về, ta như được sống lại những năm tháng trong tình thân ái bao la của Bác”. Mùa xuân là mùa của yêu thương, dâng hiến. Mùa xuân, chúng ta nhớ đến “Bông huệ trắng”, về mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô Lê Thị Huệ.
Bìa Sông Hương số 372
Trái tim đầy nhiệt huyết của người thanh niên ấy có một tình yêu lớn hơn, đó là tình yêu Tổ quốc. Anh đã bôn ba khắp năm châu tìm lẽ sống cho dân tộc, và hình bóng người phụ nữ trong trắng vẫn trinh nguyên. Cô gái cũng quyết lòng chờ đợi rồi trở thành một ni sư giữ vẹn lời thề. Tình yêu ấy, đẹp, thơm như Bông huệ trắng trong những ngày xuân tinh khôi.
Cảm thức xuân tràn về khiến lòng người chộn rộn, và có lẽ đây là thời điểm con người và thiên nhiên cảm ứng sâu sắc nhất với nhau. Những dòng thơ văn về ngày giáp tết mưa phùn rồi nắng nhẹ hồng trên muôn sắc hoa, về khói nhang trầm lặng lẽ nhớ người xưa cũ… khiến miền ẩn khuất cũng ngời ánh nhìn thánh thiện. Truyện ngắn “Bếp lửa”, câu chuyện tình cảm man mác trong mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo, dẫu rằng ở một phía khác, tình cảm đã san bằng mọi quan niệm. Cuộc đời vốn hằn sâu nhiều mặc cảm, khiến ai cũng đáng thương. Tuồng như là câu chuyện kể bên bếp lửa, uẩn khúc mà vẫn mời gọi. Có lẽ từ trong sâu thẳm, không gian quê mùa đã tạo nên phẩm giá, như vẻ dịu dàng vốn có luôn mê hoặc lòng người trong nỗi nhớ cội nguồn đầy bao dung.
Từ những trang báo tết xưa đến nay đã có những gam màu khác lạ, mở thêm không gian trí tưởng, khiến con người muốn vượt thoát để hòa nhịp cùng thiên nhiên. Rồi những kỷ niệm tết ở Trường Sơn Tây giữa thời chiến gian khổ mà ấm áp nghĩa tình. Ngày xuân rộn ràng với nhiều cuộc chơi sang trọng như Đổ xăm hường trong một bài viết khá chi tiết ở số báo này. Và nữa, Chơi Chữ là một thú tao nhã đầy trí tuệ của người xưa, điều này được thể hiện trong những bài thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Một bài viết về đề tài này cũng là dịp chúng ta lắng nghe thâm ý của tiền nhân, trong mối giao hòa giữa con người với đất trời; đồng thời minh chứng cho một loại hình nghệ thuật thi ca đặc sắc của bậc hoàng đế thi sĩ mà trước hết là thể hiện tấm lòng trước vạn vật cộng sinh.
Sông Hương số Tết, ngoài những bài viết về con giáp Canh Tý nối ở mục văn, rải trong số báo đều có hình ảnh con chuột, như một vườn xuân nhỏ tươi vui cùng những bí ẩn được gợi mở. Mục Thiếu nhi còn có truyện ngắn “Chuột ly hương” với góc nhìn thú vị, vừa nhiều suy niệm phản biện, vừa ấm tình: “Lấy gen chuột, trời nghiên cứu cấu tạo gen người. Để chi? Để một khi người mắc bịnh, thì chuột phải hy sinh làm con vật thí nghiệm tìm ra thuốc trị bịnh cho người”. Con chuột đã được soi chiếu ở nhiều góc độ, từ tâm linh cho đến văn chương, từ hình tượng tranh đấu đến hòa bình, từ đời sống thực cho đến nghệ thuật ảo hóa. Và qua đó nhắc con người cũng nhìn lại mình trong cách ứng xử với loài vật và môi trường, như chúng ta đang ứng xử đầy tế nhị trước mùa xuân trăm hoa đua nở.
Năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương kính chúc quý bạn đọc an lành, cùng mang hạnh phúc đến cho nhau.
MỤC LỤC:
BAN BIÊN TẬP
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.
Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km.
Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.
Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt
Đêm xuống, sau khi chờ cha đi ngủ, đứa bé mới trốn cha đi học hát. Người chị cột sợi dây ở ngón tay, đầu dây kia móc ở ngách cửa, lơ mơ ngủ. Khuya, cô em gái về, khẽ giật sợi dây, cánh cửa được hé ra, một bóng nhỏ loắt choắt nhanh nhẹn len vào trong, bóng đêm im lìm phủ lấy ngôi nhà, không một ai hay biết.
Từ xa xưa, nghệ vàng thuốc bắc là một trong những phương pháp bí truyền của các bà mụ xứ Huế để giúp các mỹ nữ Cung Đình lấy lại vóc dáng thon gọn và làn da hồng hào, quyến rũsau khi sinh.
Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ khoét ngạch trộm cổ vật…
Theo Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, khi biên soạn cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã lặn lội từ Nam Bộ ra Huế, ngược dòng Hương Giang, lên đến ngã ba Tuần, rồi vượt sông qua bên tê tả ngạn dòng Tả Trạch để kính viếng lăng chúa Nguyễn Phúc Chu....
Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?
Từng lâm cảnh đầu rơi với thịt nát xương tan, người ta đồn rằng đây là những vị thần trấn yểm, bảo vệ giấc ngủ và gìn giữ kho báu mà triều thần an táng cùng Vua Gia Long dưới lòng cổ mộ!
Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…
Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.
Ngày 16/1/2015, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Bộ Quốc phòng về văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 2009-2014).