ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG TẾT CANH TÝ 2020 (Số 372 THÁNG 2 - 2020)

10:06 06/01/2020

Mùa xuân dâng tặng cho con người những kì thú hiếm hoi. Đất trời phát tiết những gì tinh túy để tô điểm cuộc đời. “Đọc lại những vần thơ của Bác mỗi dịp tết đến xuân về, ta như được sống lại những năm tháng trong tình thân ái bao la của Bác”. Mùa xuân là mùa của yêu thương, dâng hiến. Mùa xuân, chúng ta nhớ đến “Bông huệ trắng”, về mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô Lê Thị Huệ. 

Bìa Sông Hương số 372

Trái tim đầy nhiệt huyết của người thanh niên ấy có một tình yêu lớn hơn, đó là tình yêu Tổ quốc. Anh đã bôn ba khắp năm châu tìm lẽ sống cho dân tộc, và hình bóng người phụ nữ trong trắng vẫn trinh nguyên. Cô gái cũng quyết lòng chờ đợi rồi trở thành một ni sư giữ vẹn lời thề. Tình yêu ấy, đẹp, thơm như Bông huệ trắng trong những ngày xuân tinh khôi.

Cảm thức xuân tràn về khiến lòng người chộn rộn, và có lẽ đây là thời điểm con người và thiên nhiên cảm ứng sâu sắc nhất với nhau. Những dòng thơ văn về ngày giáp tết mưa phùn rồi nắng nhẹ hồng trên muôn sắc hoa, về khói nhang trầm lặng lẽ nhớ người xưa cũ… khiến miền ẩn khuất cũng ngời ánh nhìn thánh thiện. Truyện ngắn “Bếp lửa”, câu chuyện tình cảm man mác trong mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo, dẫu rằng ở một phía khác, tình cảm đã san bằng mọi quan niệm. Cuộc đời vốn hằn sâu nhiều mặc cảm, khiến ai cũng đáng thương. Tuồng như là câu chuyện kể bên bếp lửa, uẩn khúc mà vẫn mời gọi. Có lẽ từ trong sâu thẳm, không gian quê mùa đã tạo nên phẩm giá, như vẻ dịu dàng vốn có luôn mê hoặc lòng người trong nỗi nhớ cội nguồn đầy bao dung.

Từ những trang báo tết xưa đến nay đã có những gam màu khác lạ, mở thêm không gian trí tưởng, khiến con người muốn vượt thoát để hòa nhịp cùng thiên nhiên. Rồi những kỷ niệm tết ở Trường Sơn Tây giữa thời chiến gian khổ mà ấm áp nghĩa tình. Ngày xuân rộn ràng với nhiều cuộc chơi sang trọng như Đổ xăm hường trong một bài viết khá chi tiết ở số báo này. Và nữa, Chơi Chữ là một thú tao nhã đầy trí tuệ của người xưa, điều này được thể hiện trong những bài thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Một bài viết về đề tài này cũng là dịp chúng ta lắng nghe thâm ý của tiền nhân, trong mối giao hòa giữa con người với đất trời; đồng thời minh chứng cho một loại hình nghệ thuật thi ca đặc sắc của bậc hoàng đế thi sĩ mà trước hết là thể hiện tấm lòng trước vạn vật cộng sinh.

Sông Hương số Tết, ngoài những bài viết về con giáp Canh Tý nối ở mục văn, rải trong số báo đều có hình ảnh con chuột, như một vườn xuân nhỏ tươi vui cùng những bí ẩn được gợi mở. Mục Thiếu nhi còn có truyện ngắn “Chuột ly hương” với góc nhìn thú vị, vừa nhiều suy niệm phản biện, vừa ấm tình: “Lấy gen chuột, trời nghiên cứu cấu tạo gen người. Để chi? Để một khi người mắc bịnh, thì chuột phải hy sinh làm con vật thí nghiệm tìm ra thuốc trị bịnh cho người”. Con chuột đã được soi chiếu ở nhiều góc độ, từ tâm linh cho đến văn chương, từ hình tượng tranh đấu đến hòa bình, từ đời sống thực cho đến nghệ thuật ảo hóa. Và qua đó nhắc con người cũng nhìn lại mình trong cách ứng xử với loài vật và môi trường, như chúng ta đang ứng xử đầy tế nhị trước mùa xuân trăm hoa đua nở.

Năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương kính chúc quý bạn đọc an lành, cùng mang hạnh phúc đến cho nhau.

MỤC LỤC:

- Ngày Tết cổ truyền nhớ Bác - CHÍ QUANG
 
- Bông huệ trắng - HỒ NGỌC DIỆP
 
VĂN:
 
- Ở lưng chừng mùa xuân - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
 
- Bếp lửa -  NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
 
- Tết Trường Sơn Tây - NGUYỄN ĐẠI DUẪN
 
- Chuột và những suy nghiệm trong đời sống - YẾN THANH
 
- Chú chuột tinh khôn Mushika của thần hạnh phúc và may mắn Ganesa - NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG
 
- Đổ xăm hường - NGUYỄN VĂN UÔNG

THƠ:
 
- NGUYỄN THẾ BÍNH
 
+ Mùi nhang tết
 
- NGUYỄN HỮU MINH QUÂN
 
+ Ngõ nhà chiều tháng chạp
 
- TRẦN TỊNH YÊN
 
+ Mùa xuân
 
- ĐÔNG HÀ
 
+ Nắng quai thao
 
- LÊ TẤN QUỲNH
 
+ Xanh hơn mùa mây bay
 
- NGÀN THƯƠNG
 
+ Xuân trầm tư
 
- ĐỖ TẤN THẢO
 
+ Sóng mùa xuân
 
- NGUYỄN MAI KIM
 
+ Phía lặng im
 
- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
 
+ Đêm
 
- LÃNG HIỂN XUÂN
 
+ Với bóng đêm mùa thu
 
- TRẦN VĂN LIÊM
 
+ Chiều vuông
 
- LÊ TUẤN LỘC
 
+ Em như trăng
 
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
 
+ Giấc mơ xuân
 
- TRỊNH BỬU HOÀI
 
+ Chớp mắt
 
- LÊ NGÃ LỄ
 
+ Đi ngược sóng
 
- TRẦN HỮU DŨNG
 
+ Mùa xuân
 
- HOÀNG XUÂN THẢO
 
+ Bồng bềnh sóng biển

NHẠC:
 
- Lối xuân - Nhạc: NGUYỄN ANH DŨNG; Lời: TRƯƠNG NGỌC ANH
 
- Mùa xuân đất nước - Nhạc và lời: BÙI QUANG SỞ
 
- Bắt đầu mùa xuân - Nhạc: NGUYỄN PHÚ BÌNH; Lời: NGUYÊN THỌ
 
- Nhớ Huế - Nhạc và lời: Thomas NGUYỄN TUẤN

 
TRANG THIẾU NHI
 
- TRẦN BẢO ĐỊNH
 
+ Chuột ly hương
 
- PHẠM ĐÌNH ÂN
 
+ Đồ chơi của bà
 
- TRẦN QUANG MỚI
 
+ Cuộc đời ơi
 
- Xem tranh Đám cưới chuột - Nhạc và lời: TRỊNH TUẤN KHANH
 
 
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI         
 
- Một cái bàn là một cái bàn - PETER BICHSEL - VÕ HOÀNG MINH giới thiệu và dịch
 
 
THƠ:
 
- CHÂU THU HÀ
 
+ Chiều trên đồi Vọng Cảnh 
 
- NGUYÊN TIÊU
 
+ Nốt trầm xuân
 
- TẦN HOÀI DẠ VŨ
 
+ Soi đời độ lượng
 
- NGUYỄN NGỌC HẠNH
 
+ Giấc mơ trôi
 
- MAI VĂN HOAN
 
+ Có phải là yêu không?
 
- NGUYỄN VĂN QUANG
 
+ Độc thoại
 
- NGUYỄN VĂN THANH
 
+ Chốn xưa
 
- NGÔ THÁI DƯƠNG
 
+ Chao bờ
 
- NGUYỄN THIỀN NGHI
 
+ Chiều trên Mù Cang Chải
 
- THẢO NGUYÊN
 
+ Giấu tình vào sóng
 
- TRƯỜNG THẮNG
 
+ Khắc khoải cung trầm
 
- P.N.THƯỜNG ĐOAN
 
+ Trách xuân
 
- LÂM BẰNG
 
+ Đá núi Vân Hoàn tạc một khối xanh 
 
 
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
 
- Nhớ những vầng thơ chúc Tết của Người - VŨ VĂN
 
- Tuổi Canh Tý viết về con chuột - PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
 
- Báo xuân giữa sắc xuân - xưa và nay - NGUYỄN THANH TÂM
 
- Xuân trong hệ ký hiệu mùa thơ Xuân Diệu - LÝ HOÀI THU
 
 
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA
 
- Chơi chữ, một giá trị đỉnh cao trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế - NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
 
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
 
- Hình tượng chuột trong văn hóa và văn học - NGUYỄN VĂN HÙNG
 
* Bìa 1: Tác phẩm Chuột Canh Tý (Acrylic, 40cm x 50cm)  của họa sĩ TÀO LINH
 
* Bìa 2: Câu đối mừng Xuân của NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
 
* Minh họa: HS PHAN THANH BÌNH, HS TÔ TRẦN BÍCH THÚY, HS NGUYỄN DUY LINH, HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
+ Tranh, ảnh của HS ĐẶNG MẬU TỰU, HS VÕ QUANG PHÁT, NSNA PHẠM BÁ THỊNH
* Vi nhét: HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ít người biết tượng “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu bên bờ sông Hương (Huế) lại có liên quan đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

  • Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh”  và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.

  • Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.

  • Sau hơn 140 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại cả kho tàng cổ vật, làm nên phần hồn của di sản văn hóa Huế ngày nay.

  • Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính  - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể. 

  • Trong hành trình tìm kiếm và quảng bá những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, bằng những phương pháp so sánh, đối chiếu và bình chọn của các đơn vị du lịch, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam, du khách trong cả nước. Vừa qua, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 45 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế vinh dự có 6/45 điểm đến du lịch hấp dẫn được bình chọn.

  • Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc Huế, rất riêng.

  • Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
    Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.

  • Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế. 

  • Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).

  • Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.

  • Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học

  • Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...

  • Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.

  • Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.

  • Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.

  • Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...

  • Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.

  • Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.

  • Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.