Tháng tư về khiến chúng ta nhớ đến các anh, những người con của quê hương đã nằm xuống những nghĩa trang “rêu mờ mộ chí”, “Các thông tin trên bia/ Tất cả còn để ngỏ/ Tiếng các anh vọng về”… Nơi ấy ánh lên sắc màu của vẻ đẹp lặng thầm mỗi sáng mỗi chiều khi nắng chiếu xiên đỉnh núi. Những hình ảnh lấp lánh trong thơ: “Mưa biên giới bỗng mồ côi giọt chồng”; “Cỏ xanh ngằn ngặt lời thề nước non”, không khỏi khiến chúng ta lặng đi dưới bầu trời bình yên.
Bìa Tạp chí Sông Hương số 362
Tình yêu quê hương được tiếp nối qua từng thế hệ từ cái nhìn ngược về muôn vàn hy sinh mất mát. Phần văn xuôi giới thiệu đến bạn đọc 1 chương trích từ bản thảo tiểu thuyết Đường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang, viết về nhân vật lịch sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từng là học sinh ở Huế, thân thiết với những người nổi tiếng sau này như Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều,… Như lời của Đại tướng, “Huế là nơi sớm cho mình biết thêm những bài học quan trọng nhất của cuộc đời”. Thời “sông Hương nổi sóng, kinh đô Huế rùng rùng náo động”; những ngày sôi nổi tuyệt vời ở Huế của người học trò Võ Giáp, đặc biệt được tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu đã hun đúc phẩm chất yêu nước, khiến con người ấy chín chắn, mực thước và đầy bản lĩnh trong cách mạng ngay khi tuổi đời vẫn còn rất trẻ.
Hai truyện ngắn hiện đại trong số báo này Cái bóng và Đường tới Babel. Ở Cái bóng là cơn-đau-mộng-mị của một bệnh nhân chỉ có thể nhìn thấy cái bóng của cô y tá trên tường đều đặn trong từng đêm. Cái bóng như là sự hiện diện của thiên sứ, mộng du, cô độc. Một lần anh thoát khỏi cơn mê và trở lại nhà thương xưa tìm nàng, miêu tả về cái bóng nhưng không ai hình dung ra được con người thật. Một truyện ngắn huyền mị đẹp như bức tĩnh vật về cái bóng miên man trong tâm tưởng… Và Đường tới Babel cũng đầy diễm ảo: “Ngoài bóng đêm kia là gì? Họ không rõ. Có thể là mặt đất, có thể là tháp cao, có thể là vực sâu, có thể là muôn vàn thú dữ đang phục sẵn rình rập, có thể là không ở một nơi nào cả…”.
Nhân một năm ngày mất của nhà thơ Trần Vàng Sao (9/5/2018 - 9/5/2019), Sông Hương giới thiệu bài thơ Lời cuối của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết cách 1 năm về trước, tưởng niệm nhà thơ Trần Vàng Sao: “Rời ngôi nhà cố quận về sườn núi xanh”, “Anh trở lại yên lành sâu xa…”; Sông Hương đăng lại “Bài thơ của một người yêu nước mình” và bài viết của tác giả Hồ Thế Hà, về hành trình của một người yêu nước gắn chặt với những người thân yêu, khiến tình yêu quê hương trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Nhiều bài viết khác trong số báo rất đáng chú ý. Kỳ cuối của “Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Vấn đề phụ nữ trong dự án quốc gia - dân tộc của Phan Bội Châu” làm rõ bước nhảy vọt trong nhận thức về phụ nữ ở Việt Nam những năm giao thời đầu thế kỷ XX, và sự hiện diện của Phan Bội Châu như một tấm gương soi xuống những thân phận thấp hèn ở nghĩa rộng. “Jacques Sohier - Các chức năng của tính siêu văn bản”, lóe lên ánh nhìn về “siêu thức”, về những hư cấu dường như nằm ngoài ý thức mà ở đó ý thức chỉ là một sự phản chiếu…
MỤC LỤC:
VĂN
- ĐƯỜNG VỀ THĂNG LONG - Nguyễn Thế Quang
+ Minh họa: HS Đặng Mậu Tựu
- CÁI BÓNG - Đinh Ngọc Tâm
+ Minh họa: HS Tô Trần Bích Thúy
- ĐƯỜNG TỚI BABEL - Phạm Giai Quỳnh
+ Minh họa: HS Nguyễn Thiện Đức
THƠ:
- TRIỀU LA VỸ
+ Chiều không tên họ
- NGUYỄN THÀNH VÂN
+ Thương lắm đồng đội tôi
- PHẠM TẤN HẦU
+ Đi lạc
+ Phúc âm cho tôi
+ Và, phúc âm cho em
- LÊ THÀNH NGHỊ
+ Trong tĩnh tại
+ Côn Sơn
- NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
+ Hoang phí
+ Một thế giới lệch
- NGUYỄN QUỲNH ANH
+ Xanh biếc tầm xuân
- ĐẶNG VĂN SỬ
+ Lưới duyên
- NGUYỄN LÃM THẮNG
+ Chiều về làng cũ
- TRẦN ĐỨC TÍN
+ Người đàn bà ngồi khâu lại vết thương
- TRẦN NHƯ LUẬN
+ Giếng làng
- TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
+ Khúc mây 1
+ Khúc mây 3
- TRẦN VẠN GIÃ
+ Nơi vùng trú ngụ
- NHƯ QUỲNH DE PRELLE
+ 20.
- HOÀNG THỤY ANH
+ Hành trình này hạnh phúc này chúng mình không vay mượn bao giờ
- NGUYỄN THÚY HẠNH
+ Utopiem
+ Tu từ
- NGÀN THƯƠNG
+ Đi là trở lại
- ĐỨC SƠN
+ Khúc hát mưa xuân
- VY THÙY LINH
+ Mẹ muốn viết thơ tình kiểu khác
+ Một người thầy có cánh
NHẠC:
- Trăng và Quỳnh - Nhạc: PHẠM XUÂN THÍCH; Thơ: NGUYỄN KHOA NHƯ Ý
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
* Nhân 1 năm ngày mất nhà thơ Trần Vàng Sao:
+ Lời cuối - NGUYỄN KHOA ĐIỀM
+ Bài thơ của một người yêu nước mình - TRẦN VÀNG SAO
+ Mãi mãi còn đây bài thơ của một người yêu nước mình - HỒ THẾ HÀ
- MIÊN DI - NGƯỜI ĐI HOANG U SẦU - Yến Thanh
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Ba với một là một - AMBROSE BIERCE - Việt Phương dịch
+ Minh họa: NHÍM
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- PHỤ NỮ VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG DỰ ÁN QUỐC GIA - DÂN TỘC CỦA PHAN BỘI CHÂU (Kỳ cuối) - Đoàn Ánh Dương
- JACQUES SOHIER - CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÍNH SIÊU VĂN BẢN - Phạm Tấn Xuân Cao dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Để bảo tồn và phát triển nền thể thao dân tộc tại Thừa Thiên Huế - LÊ HOÀNG TÙNG
* Bìa 2 & Bìa 3: - TỐI GIẢN TRONG NGHỆ THUẬT - Đặng Triệu Văn
* Bìa 1: Tác phẩm “Dạ khúc thiên nhiên 2” (120cm x 160 cm, Arilic) của họa sĩ PHẠM HOÀNG ANH
- Vi nhét: HS TÔ TRẦN BÍCH THÚY
BAN BIÊN TẬP
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.