Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Theo đó, Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ khai trương vào ngày đầu năm mới 01/01/2022. Khu phố đi bộ về đêm sẽ nằm ở 2 tuyến đường 23 Tháng 8 và đường Lê Huân (TP Huế) và hoạt động vào tối thứ sáu và thứ bảy mỗi tuần, từ 19h đến 23h đêm.
Theo kế hoạch giai đoạn 1 hình thành phố đêm Hoàng thành, UBND TP Huế sẽ xây dựng khu vực phố đi bộ về đêm ở 2 tuyến đường Lê Huân và 23 Tháng 8 nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân.
Sau khi thí điểm giai đoạn 1, TP Huế sẽ đánh giá, xem xét để triển khai tiếp tục thực hiện tuyến phố đi bộ về đêm quanh Hoàng thành Huế với 4 tuyến đường Lê Huân, 23 Tháng 8, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Đây sẽ là tuyến đường đi bộ về đêm kết hợp các hoạt động trải nghiệm du lịch, văn hóa thứ 3 của TP Huế, sau phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và khu phố "Tây" Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu ở bờ nam sông Hương.
Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành Huế như hồ Tịnh Tâm; lầu Tàng Thư; khu vực Trấn Bình Đài - Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành - Eo Bầu.
Khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ có 28 quầy hàng và 4 khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, trải nghiệm tại công viên đường Lê Huân để phục vụ các hoạt động trải nghiệm văn hóa, tham gia trò chơi dân gian... khuyến khích người dân, tổ chức có nhu cầu vào kinh doanh trưng bày các mặt hàng như đèn lồng, dệt, hoa giấy Thanh Tiên, nghệ thuật trúc chỉ, các sản phẩm từ sen, các sản phẩm từ tranh làng Sình, pháp lam, mỹ phẩm truyền thống, sản phẩm trang sức truyền thống, sản phẩm đông y, mỹ nghệ…
Hiện nay cơ bản việc chỉnh trang các tuyến đường phục vụ phố đi bộ về đêm của TP Huế đã hoàn thành. Sau khi "sáng đèn" vào đầu năm 2022, phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, mang đậm văn hóa cung đình, dân gian Huế như lễ đổi gác ở khu vực Ngọ Môn, múa mặt nạ tuồng ở cửa Chương Đức, biểu diễn áo dài ngũ thân ở Tây khuyết đài...
Ủy ban Nhân dân Thành Phố Huế cũng vận động các cơ sở kinh doanh ở khu vực phố đêm treo đèn lồng Huế, đèn trang trí (không sử dụng ánh sáng trắng) để tạo điểm nhấn cho tuyến phố.
Phố đêm Hoàng thành Huế đi vào hoạt động nhằm múc đích bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ, tạo nét đẹp về văn hoá và văn minh đô thị đặc trưng của Thành phố văn hóa, TP Fesstival. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao. Thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng doanh thu dịch vụ. Đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội Triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân; Tạo ra nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư.
Phương Anh
Sáng ngày 23/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tập thơ “Quê mẹ” của nhà thơ Tố Hữu do Liên hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế ấn hành. Chương trình nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Ngày 21/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng.
Chiều 20/9, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (26 – Lê Lợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức chương trình tưởng nhớ 200 năm (1820-2020) ngày mất của đại thi hào, danh nhân văn hóa Nguyễn Du với chủ đề “Nguyễn Du – Tiếng thơ ai động đất trời”.
- Niềm hạnh phúc của tự do - Dương Hoàng
Ngày 24/8/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Người từng kéo cao cờ đỏ sao vàng trên Kỳ đài Huế - Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Sáng 19/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ khai trương trực tuyến Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia (TTBCQG), Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (TTCĐĐH) và công bố dịch vụ công (DVC) trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ đặt tại VPCP và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Tham gia tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Sáng 31-7, trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định lùi thời gian tổ chức Festival Huế 2020 lại năm sau. Festival Huế lần thứ 11 dự kiến diễn ra ngày 26-31/8, tuy nhiên do dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định dời sang năm 2021.
Chiều ngày 23/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi trao nhạc cụ kèn trống cho dàn nhạc Kèn Huế.
Ngày 20 tháng 7, tại Hà Nội, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2020-2025).
Sáng 19/7, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều ngày 13/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị phát hành sách “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Thừa Thiên Huế” tập V. Đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Phan Thiên Định, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Ngày 9/7/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị triển khai và phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà.
Sáng ngày 9/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc, Hệ 9 Tiền biên tổ chức húy kỵ và tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Tổ Miếu.
Chiều ngày 8/7, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học “Huế-Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Đại diện Bộ VH,TT&DL, Hội LHPN Việt Nam; có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các nhân sĩ, trí thức, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc trong và ngoài tỉnh.
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ
LẦN THỨ KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ
LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
Chiều ngày 30/6, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề “Công cộng, Riêng tư, Thầm kín” của nhiếp ảnh gia Joseph Gobin và nghệ sĩ thị giác Phương Nguyễn qua phần giám tuyển của Nhiếp ảnh gia Mai Nguyên Anh.
Chiều 30/6, Viện Pháp tại Huế tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới. Đến dự buổi lễ có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Sáng ngày 30/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú vang tổ chức chức Lễ công bố Quyết định và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh Ưng Bình tại Châu Hương Viên (kiệt 355, đường Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).