Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Theo đó, Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ khai trương vào ngày đầu năm mới 01/01/2022. Khu phố đi bộ về đêm sẽ nằm ở 2 tuyến đường 23 Tháng 8 và đường Lê Huân (TP Huế) và hoạt động vào tối thứ sáu và thứ bảy mỗi tuần, từ 19h đến 23h đêm.
Theo kế hoạch giai đoạn 1 hình thành phố đêm Hoàng thành, UBND TP Huế sẽ xây dựng khu vực phố đi bộ về đêm ở 2 tuyến đường Lê Huân và 23 Tháng 8 nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân.
Sau khi thí điểm giai đoạn 1, TP Huế sẽ đánh giá, xem xét để triển khai tiếp tục thực hiện tuyến phố đi bộ về đêm quanh Hoàng thành Huế với 4 tuyến đường Lê Huân, 23 Tháng 8, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Đây sẽ là tuyến đường đi bộ về đêm kết hợp các hoạt động trải nghiệm du lịch, văn hóa thứ 3 của TP Huế, sau phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và khu phố "Tây" Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu ở bờ nam sông Hương.
Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành Huế như hồ Tịnh Tâm; lầu Tàng Thư; khu vực Trấn Bình Đài - Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành - Eo Bầu.
Khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ có 28 quầy hàng và 4 khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, trải nghiệm tại công viên đường Lê Huân để phục vụ các hoạt động trải nghiệm văn hóa, tham gia trò chơi dân gian... khuyến khích người dân, tổ chức có nhu cầu vào kinh doanh trưng bày các mặt hàng như đèn lồng, dệt, hoa giấy Thanh Tiên, nghệ thuật trúc chỉ, các sản phẩm từ sen, các sản phẩm từ tranh làng Sình, pháp lam, mỹ phẩm truyền thống, sản phẩm trang sức truyền thống, sản phẩm đông y, mỹ nghệ…
Hiện nay cơ bản việc chỉnh trang các tuyến đường phục vụ phố đi bộ về đêm của TP Huế đã hoàn thành. Sau khi "sáng đèn" vào đầu năm 2022, phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, mang đậm văn hóa cung đình, dân gian Huế như lễ đổi gác ở khu vực Ngọ Môn, múa mặt nạ tuồng ở cửa Chương Đức, biểu diễn áo dài ngũ thân ở Tây khuyết đài...
Ủy ban Nhân dân Thành Phố Huế cũng vận động các cơ sở kinh doanh ở khu vực phố đêm treo đèn lồng Huế, đèn trang trí (không sử dụng ánh sáng trắng) để tạo điểm nhấn cho tuyến phố.
Phố đêm Hoàng thành Huế đi vào hoạt động nhằm múc đích bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ, tạo nét đẹp về văn hoá và văn minh đô thị đặc trưng của Thành phố văn hóa, TP Fesstival. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao. Thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng doanh thu dịch vụ. Đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội Triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân; Tạo ra nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư.
Phương Anh
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.
Sáng 16/10, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Quân khu 4 và các lực lượng chức năng để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, cứu nạn và bàn phương án tìm kiếm 16 công nhân đang mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.