[if gte mso 9]> Diễn biến hàng chục năm qua ở biển Đông, chuyện những con “tàu lạ” đi lại trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam không còn là sự xa lạ nữa. Những vị khách không mời ấy thật sự đến không vì tấm lòng thành mà bằng những mưu đồ chước quỷ đầy toan tính. Sự kiện 26/5 gần đây nhất, một lần nữa trát thêm vết đen trong quan hệ hai nước và những vấn đề liên quan đến biển Đông. Sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí Petro Vietnam. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. 5 ngày sau, chiều 31/5, 3 tàu quân sự khác thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sự việc diễn ra trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân Trung Quốc tiến đến. Cách tàu Việt Nam khoảng 40 m, họ đã nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề. Trong một diễn biến khác, hôm qua ngày 1/6, anh Huỳnh Công Kính (32 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg-66369 TS cho biết, tàu cá của anh bị tàu chiến Trung Quốc phá hoại dây lặn, lấy toàn bộ lương thực, thực phẩm và các ngư lưới cụ khác khi tàu đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tính tới thời điểm này, đây là tàu thứ 4 của ngư dân Quảng Ngãi trong tháng 5/2011 bị Trung Quốc trấn lột và phá hoại tài sản khi hành nghề trên vùng biển của Việt Nam. Lại một lần nữa Trung Quốc liên tiếp “ném những hạt sạn gai góc” vào vấn đề biển Đông. Những hành động trên trong những ngày vừa qua đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Rõ ràng đó là một chuỗi những hành động táo tợn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh hải, gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước. Phương châm “16 chữ vàng” chẳng còn đáng giá gì ở đây, nó đã hóa thành thứ kim loại rẻ tiền. Trung Quốc đã dùng chiêu cũ “cá lớn nuốt cá bé”, nhân danh bề trên kẻ cả để áp đặt “luật rừng” trong quan hệ quốc tế hiện đại, đi ngược lại hoàn toàn với những mong mỏi của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Một chuỗi sự kiện, hành động liên tiếp ấy không phải là sự tình cờ, ngẫu ý nữa. Trung Quốc đã đi quá xa những gì chúng ta có thể chấp nhận. Thực tế họ muốn chứng minh điều gì khi sử dụng lực lượng tàu hải giám và tàu quân sự trong hai vụ việc vừa rồi với tư cách quốc gia để làm một việc trái với luật pháp và logic thông thường trong ứng xử quốc tế. Việt Nam không phải là một trường hợp đặc biệt, hành động này Trung Quốc cũng đã áp dụng ở vùng biển Philippines vào tháng 3 vừa rồi. Điều này cho thấy Trung Quốc đang muốn chứng minh tuyên bố về lãnh hải “đường lưỡi bò” và điều kiện áp đặt về chủ quyền trên biển Đông mà Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua vào năm 2009. Mặt khác hành động này cũng là sự “thử gan”, kiểm chứng sự phản ứng của các đối tượng chiến lược cần áp chế quyền lực trên biển của Trung Quốc trong tương lai. Đồng thời, nghiệm xem dư luận quốc tế và các hành động bênh vực của “một nước thứ ba” nào đó trong vấn đề mang tính chất song phương này. Mưu đồ Trung Quốc rất lớn, tham vọng bành trướng bá quyền mang tầm chiến lược thế kỉ, liên quan đến sự tồn tại và chủ quyền biển đảo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Con rồng đã thức giấc, thực sự vươn mình để quẫy đuôi đạp sóng. Cái bụng Trung Hoa mấy ngàn năm chỉ toàn khói lửa và tương lai sẽ phun ra những gì của quá khứ. Truyền thống “viễn giao cận công” của giới chính trị Trung Quốc từ xưa đến nay luôn là phương châm chiến lược. Diễn biến sự kiện trong những năm đầu thế kỉ này đã chứng minh điều đó. Dĩ nhiên, nếu một chú rồng hành động như vậy thì nó đã tự biến mình thành loài bạch tuột đáng sợ đi hoang, ứng xử hẹp hòi và thiếu văn minh. Một kẻ láng giềng giàu tham lam và táo tợn sẽ hành động gì với “hàng rào” của họ? “Người trong nhà” sẽ không khó để nhận biết. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chỉ có thể nói bằng hai từ “ĐOÀN KẾT” để vạch ra một cơ sách chiến lược đối phó lâu dài và chuẩn bị trước các tình huống xấu nhất có thể. Đó là sức mạnh của giống nòi, là chân lí làm nên lịch sử, quyết định vận mệnh của chúng ta - một dân tộc Việt Nam bền gan, vững chí trước những biến động to lớn của lịch sử. LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG |
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.
Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.
Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.
Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.
Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.
Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.
ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.
Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ…
Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.