Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt sách về nhạc sĩ Phạm Duy
Tham dự chương trình có ông Phan Ngọc Thọ- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phan Thiên Định- Bí thư Thành ủy Huế cùng các văn nghệ sĩ và công chúng yêu nhạc Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã biết chơi guitar, mandolin. Tình yêu âm nhạc đã thôi thúc chàng thanh niên Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác dù chưa từng học qua một trường lớp âm nhạc nào.
Nhạc sĩ Phạm Duy là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới cho âm nhạc hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong thể loại tình ca, viết về tình yêu con người, tình yêu quê hương và đất nước. Nhạc của ông thanh thoát, nhẹ nhàng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc hàn lâm phương Tây, tạo nên một phong cách riêng, với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, ảnh hưởng tới phong cách nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ sau này.
Nhạc sĩ Phạm Duy là một tên tuổi lớn, có nhiều đóng góp cho nên Tân nhạc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền Tân nhạc Việt Nam một số lương âm nhạc đồ sộ, có giá trị nghệ thuật, đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
|
Nghệ sĩ thể hiện ca khúc Tôi yêu tiếng nước tôi của nhạc sĩ Phạm Duy |
Nhạc sĩ Phạm Duy, người đã gắn bó với Huế từ năm 1944, ông xem Huế là cái nôi của nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc. Ông đã dành sự quan tâm, tìm hiểu các làn điệu âm nhạc cung đình Huế, nhiều tác phẩm đã sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống như Về Miền Trung, Ai vô xứ Huế thì vô, Nước non ngàn dặm ra đi…Các tác phẩm của ông đi vào lòng người bởi sự kết hợp nhuần nhị giữa tính truyền thống và sáng tạo độc đáo.
Tại chương trình, các văn nghệ sĩ đã ôn lại kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những tình cảm mà văn nghệ sĩ dành cho ông và những đóng góp của ông đối với âm nhạc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Chương trình cũng đã giới thiệu đến người nghe nhưng ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như Tôi yêu tiếng nước tôi, Huế đa tình, Tình ca, Về miền Trung, Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh…
|
Đông đảo công chúng yêu nhạc Phạm Duy đến tham dự |
Dịp này, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã giới thiệu đến công chúng cuốn sách “ Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Cuốn sách dày hơn 400 trang do Nhà xuất bản Thuận Hóa và Hội NC&PT Di sản văn hóa Huế ấn hành. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về mối quan hệ gắn bó tình cảm ảnh hưởng đến sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy với một địa phương.
Với hơn 40 bài viết, cuốn sách được chia làm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn”. Cuốn sách đã nói về âm nhạc Phạm Duy đã tác động tình yêu nước, khát vọng đấu tranh thống nhất đất nước đến tuổi trẻ Huế trước 1975 và sau ngày ông hồi hương. Kỷ niệm năm 1953 ông đến Huế được các cô gái cháu Đức Từ Cung tiếp vào một đêm trăng ông đã xúc động sáng tác nên bài Dạ Lai Hương. “Mối tình thơ nhạc 10 năm” và đã sáng tác 50 ca khúc từ thơ của người con gái ấy, chuyện sâu kín trong bài Tình Ca “Biết ái tình ở dòng sông Hương”…
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, Phạm Duy không những là một nhạc sĩ ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam, ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đep, sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ, thuyết trình về thơ như một giáo sư dạy văn. Phạm Duy đã bình 10 bài thơ của Bích Khê trước khi ông phổ nhạc 10 bài thơ ấy thành tập Dị Khúc.
Phương Anh
Sáng 9/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật trẻ năm 2018.
Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Quý bạn đọc thân mến.
Tháng Mười, chúng ta có thêm dịp tôn vinh cái đẹp qua góc nhìn đầy nữ tính trên Sông Hương. Hầu hết ở các chuyên mục trên số báo 356 này đều hướng về phái đẹp. Và chính họ đồng thời sáng tạo nên cái đẹp khơi nguồn sự sống vĩnh hằng. Chùm thơ mở đầu với sự góp mặt của những tác giả nữ ở Huế như Đông Hà, Bạch Diệp, Châu Thu Hà, Lưu Ly cùng nhiều tác giả nữ trong nước và ở nước ngoài, mỗi bài thơ như từng ô cửa sổ nhỏ xinh được mở ra vào một sáng tinh với ánh mặt trời chưa làm khô mất những giọt sương giữa thảo nguyên xanh ngút.
Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tối ngày 29/9, tại hội trường Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế Trung tâm Hỗ trợ sáng tác - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Bế mạc trại sáng tác Âm nhạc “Huế Xưa và Nay”.
- Bác Hồ với điện ảnh Việt Nam - TRỌNG NGUYỄN
- Tương lai đô thị Huế - LÊ VĂN LÂN
+ “Đô thị Huế”. Ảnh HẢI PHONG
Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".
Sáng ngày 23/9, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Ngày 22/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tổ chức chương trình Liên hoan “Vui Tết Trung thu cùng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.
Sáng 22/9, tại khách sạn Hương Giang, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương đồng tổ chức họp báo Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Sáng 21/9, tại nhà hát Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch).
Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Tối 19/9, tại Bia Quốc Học, TP. Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức “Ngày Hội Lân Huế năm 2018”. Đây là sự kiện về Lân đầu tiên được tổ chức tại Huế góp phần quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Cố đô.
Chiều 18/9, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thời gian – Khoảnh khắc”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2018).
Sáng 17/9, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ XXV - 2018.
Chiều ngày 13/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm Đạp xe ra ngoại ô của nhà thơ Từ Hoài Tấn.
Sáng ngày 13/9, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Thừa thiên Huế - Những minh chứng lịch sử. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).