Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt sách về nhạc sĩ Phạm Duy
Tham dự chương trình có ông Phan Ngọc Thọ- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phan Thiên Định- Bí thư Thành ủy Huế cùng các văn nghệ sĩ và công chúng yêu nhạc Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã biết chơi guitar, mandolin. Tình yêu âm nhạc đã thôi thúc chàng thanh niên Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác dù chưa từng học qua một trường lớp âm nhạc nào.
Nhạc sĩ Phạm Duy là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới cho âm nhạc hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong thể loại tình ca, viết về tình yêu con người, tình yêu quê hương và đất nước. Nhạc của ông thanh thoát, nhẹ nhàng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc hàn lâm phương Tây, tạo nên một phong cách riêng, với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, ảnh hưởng tới phong cách nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ sau này.
Nhạc sĩ Phạm Duy là một tên tuổi lớn, có nhiều đóng góp cho nên Tân nhạc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền Tân nhạc Việt Nam một số lương âm nhạc đồ sộ, có giá trị nghệ thuật, đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
|
Nghệ sĩ thể hiện ca khúc Tôi yêu tiếng nước tôi của nhạc sĩ Phạm Duy |
Nhạc sĩ Phạm Duy, người đã gắn bó với Huế từ năm 1944, ông xem Huế là cái nôi của nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc. Ông đã dành sự quan tâm, tìm hiểu các làn điệu âm nhạc cung đình Huế, nhiều tác phẩm đã sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống như Về Miền Trung, Ai vô xứ Huế thì vô, Nước non ngàn dặm ra đi…Các tác phẩm của ông đi vào lòng người bởi sự kết hợp nhuần nhị giữa tính truyền thống và sáng tạo độc đáo.
Tại chương trình, các văn nghệ sĩ đã ôn lại kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những tình cảm mà văn nghệ sĩ dành cho ông và những đóng góp của ông đối với âm nhạc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Chương trình cũng đã giới thiệu đến người nghe nhưng ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như Tôi yêu tiếng nước tôi, Huế đa tình, Tình ca, Về miền Trung, Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh…
|
Đông đảo công chúng yêu nhạc Phạm Duy đến tham dự |
Dịp này, Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã giới thiệu đến công chúng cuốn sách “ Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Cuốn sách dày hơn 400 trang do Nhà xuất bản Thuận Hóa và Hội NC&PT Di sản văn hóa Huế ấn hành. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về mối quan hệ gắn bó tình cảm ảnh hưởng đến sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy với một địa phương.
Với hơn 40 bài viết, cuốn sách được chia làm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn”. Cuốn sách đã nói về âm nhạc Phạm Duy đã tác động tình yêu nước, khát vọng đấu tranh thống nhất đất nước đến tuổi trẻ Huế trước 1975 và sau ngày ông hồi hương. Kỷ niệm năm 1953 ông đến Huế được các cô gái cháu Đức Từ Cung tiếp vào một đêm trăng ông đã xúc động sáng tác nên bài Dạ Lai Hương. “Mối tình thơ nhạc 10 năm” và đã sáng tác 50 ca khúc từ thơ của người con gái ấy, chuyện sâu kín trong bài Tình Ca “Biết ái tình ở dòng sông Hương”…
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, Phạm Duy không những là một nhạc sĩ ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam, ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đep, sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ, thuyết trình về thơ như một giáo sư dạy văn. Phạm Duy đã bình 10 bài thơ của Bích Khê trước khi ông phổ nhạc 10 bài thơ ấy thành tập Dị Khúc.
Phương Anh
Chiều 14/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm tham gia cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Ngày 16/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động 'Ngày Chủ nhật xanh' năm 2019, với mục đích đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng, xanh, sạch, không rác thải…
Chiều ngày 11/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc không gian trưng bày “Dấu xưa” tại điện Thọ Ninh, cung Diên Thọ (Đại Nội Huế).
Chiều 10/3, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, 180 năm thế giới phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh và 150 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam.
Chiều ngày 04/3, tại Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế đã diễn ra nghi Lễ rước nước, phù sa sông Hương để chuẩn bị cho quá trình chế tác thương hiệu gốm “Hương Sa”.
Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…
Chiều ngày 01/03, Tại Trụ sở tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giao lưu, trao đổi, gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ Huế và gia đình nhà thơ Tố Hữu, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng đoàn công tác thực địa tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Chiều 25/02, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm sơn mài mang chủ đề “Thời gian”.
Sáng 24/2, tại số 9 Ngô Quyền - TP Huế đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết, sáng tác Phía bên kia cầu vồng và seminar chủ đề công khai với gia đình.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng vừa giới thiệu tập thơ “Hầu hạ hư không” Bảo tàng Văn hóa Huế .
Chiều 28/1, tại Art Gallery Sông Như đã khai mạc phòng tranh con giáp với chủ đề “Năm lợn vẽ con heo”.
Chiều 28/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm mỹ thuật Mừng xuân Kỷ Hợi 2019.
Chiều 28/01, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng sự phát triển”.
Sáng ngày 27/01(nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) sân trước Hiển Lâm Các - Thế Miếu (Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sáng ngày 28/1, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi họp báo về Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 – 2018).
Chiều ngày 23/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương.
Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Chiều ngày 15/01, UBND thành phố Huế và Tổ chức Koica - Hàn Quốc đã tổ chức lễ khánh thành dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương.
Chiều 15/01, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Y tế, Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 150 sinh viên Đại học Huế.
CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.