Chùm thơ Trần Xuân Trọng

08:48 24/04/2025
TRẦN XUÂN TRỌNG

Lời ru bên triền sông

Chúng ta nói với nhau rất nhiều
về những giấc  giữa lòng bàn tay vàng phù sa châu thổ
đêm bắt đầu tựa như đêm cuối
đằng đông phát sáng một  sao

ngày ta chào đời
tiếng khóc chôn cùng tiếng sóng
con nước  phờ bạc trắng
tóc mẹ trôi giữa mùa lau

nhớn nhác đàn sẻ nâu
đêm ngai ngái màu mưa 
lời ru giàn giụa
giọt long lanh mấy nhịp hao gầy

ngày mai
tiếng nấc gió đầy tay
mấy mùa sương loang
mẹ níu chặt vạt đêm
                        qua sông
chong đèn chập chờn tìm vầng trăng nở muộn
lòng sông trơ đáy
cạn khô dồng dộc bóng người

những lời ru hát vào khoảng không
con nước vẫn lên
ngọn cỏ lau dập dềnh theo ngày 

đêm chẳng lành
mẹ chưa từng nói
lấy  vá víu khôn nguôi.


Mùa đông bên chùa Diệu Đế

Sương sớm, một nửa đêm chưa dứt
chùa  ngả bóng dài
cửa gỗ khép kín
lòng đã mở rộng như đất trời.

Tiếng chuông nhẹ rơi
vành nón tre ngả nghiêng bậc đá
vạt áo tía phảng phất như hương.

Bức tường đá chạm vào mùa đông
những câu chuyện vắng mặt từ lâu
những nỗi buồn như mưa rơi qua bậc cửa
không kêu, không cạn, chỉ lặng lẽ tàn phai.

Áo tía gió qua, không quên quay lại
chút hương trầm lẩn khuất bay lên
lời tụng niệm nối dài
nụ cười  ngôn cổ tự.

Không có khói, không có gió
không cần nhìn, chỉ cần thấu hiểu
không cần nói
những vòm cây xòe lá trong sương
để mặc sông trôi.

(TCSH56SDB/03-2025)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật

  • HOÀNG NGỌC QUÝ


  • NGÔ ĐÌNH HẢI

  • Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài

  • LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.

  • Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương  - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh


  • NGUYỄN THỤY KHA

  • Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy

  • LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.


  • NGUYỄN MINH KHIÊM

  • Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân

  • Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.


  • NGUYỄN NGỌC PHÚ


  • NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

  • Nguyễn Văn Thanh - Nhất Lâm - Nguyễn Thường Kham - Phan Văn Chương - Chu Lê - Trần Vạn Giã - Nguyễn Hoàng Thu - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Tất Độ - Lưu Xông Pha