Cái gọi là “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX”

15:41 28/10/2008
NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

1. Tham vọng quá lớn nhưng...
Có lẽ, những người tổ chức cuộc bình chọn chưa lường hết được sự phức tạp, khó khăn của công việc. Trong hàng chục vạn bài thơ Việt thế kỷ XX, chọn ra được 100 bài thơ xuất sắc nhất tiêu biểu cho nền thi ca nước nhà là việc khó vô cùng. Đã có không ít tuyển tập thơ hay Việt thế kỷ XX do một số nhà thơ chọn nhưng chưa có công trình nào thoả mãn được yêu cầu của người cầm bút và bạn đọc. Tuy nhiên, sự chọn lựa ấy luôn mang dấu ấn cá nhân của người làm tuyển và họ trực tiếp chịu trách nhiệm trước công chúng. Trung tâm Văn hoá doanh nhân có cách làm khác “tinh khôn” hơn rất nhiều là họ tổ chức cuộc bình chọn cho công chúng. Công chúng sẽ suy tôn ban tổ chức lên cao khi cuộc bình chọn thành công và cũng là bức bình phong che chắn cho họ khi cuộc chơi có vấn đề. Theo tôi, thì cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX đã thất bại về cách tổ chức và kết quả cụ thể.

Nói tham vọng quá lớn là nói đến tiêu chí của cuộc bình chọn được đề ra quá cao so với đối tượng dự thi. Nếu như Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục chỉ đề ra tiêu chí bình chọn 100 bài thơ Việt Nam thế kỷ XX được yêu thích nhất thì có lẽ vừa tầm hơn. Đằng nay, như kẻ “duy ý chí” các vị tổ chức cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX thì quả là quá sức, quá tải. Thẩm định thơ không phải là chuyện dễ và không phải ai cũng đủ tài để có cái nhìn bao quát nền thi ca dân tộc kéo dài suốt một thế kỷ.
Tham vọng quá lớn trong khi đó cách tổ chức thì thiếu khoa học, phiến diện. Cuộc bình chọn sẽ có độ chính xác cao khi đối tượng tham dự vừa đông đảo vừa mang tính đại diện cho nhiều tầng lớp công chúng yêu thơ Việt . Cuộc bình chọn do Trung tâm Văn hoá doanh nhân tổ chức không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đó. Điều này đã được chính ngay nhà văn Lê Lựu - giám đốc Trung tâm - thừa nhận: sự bình chọn chủ yếu là sinh viên và học sinh trung học tham gia... (Evan - 07/3/2007). Nhiều đối tượng công chúng yêu thơ khác không tham gia đông đảo vào cuộc bình chọn này như các nhà thơ, nhà phê bình, nhà giáo, bộ đội, công nhân, nông dân... Tôi ngờ rằng, chỉ một số rất ít công chúng yêu thơ Việt biết Trung tâm Văn hoá doanh nhân tổ chức cuộc bình chọn này. Khi đối tượng công chúng tham gia bình chọn, vừa ít, vừa không đầy đủ thành phần xã hội thì kết quả lựa chọn làm sao chuẩn xác cao được.
Mặt khác, thì đây là cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX chứ không phải là chọn 100 tác giả có thơ hay nhất trong 100 năm ấy. Vậy thì, không lý gì phải cứng nhắc chọn 1 tác giả 1 bài thơ. Thực tế, trong thế kỷ XX không phải không có những tác giả có hơn 1 bài thơ hay nhất Việt . Có vẻ như cuộc bình chọn đã được lái theo chủ ý cứng nhắc của ban tổ chức và hội đồng thẩm định. Bởi không ít người nghi ngờ về một số tác giả, một số bài thơ được chọn trong tập “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” này.

2. Đây chưa phải là 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX.
Do việc bình chọn chỉ được tiến hành trong một đối tượng hẹp lại có vẻ như được sự can thiệp của ban tổ chức nên kết quả bị sai lệch khá lớn. Cái sảy nảy cái ung, từ cách tổ chức thiếu khoa học, cẩn trọng nên những gì đã được trình bày trong tập “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX” không những không tôn vinh thoả đáng cho nền thi ca dân tộc thế kỷ qua mà còn gây bức xúc trong nhiều người viết, người đọc. Một nhà thơ (thành viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn VN) có thơ chọn trong tập đã bực bội nói với tôi rằng: bài ấy đâu phải là bài hay nhất của mình, chọn thế chỉ tội làm cho thơ mình thấp đi thôi. Có vài nhà thơ đang định cư ở nước ngoài rất xa lạ với các nhà thơ trong nước, chứ đừng nói tới sinh viên học sinh cũng được chọn thơ hay nhất thế kỷ XX. Liệu, có điều gì quanh co ở đây không? Tôi đã nghe không ít người đặt câu hỏi như thế. Tôi đã đọc thơ in trong tập của các vị đó, không thể gán cho nó là hay nhất Việt thế kỷ XX được. Và, đáng buồn nhất là không ít bài thơ hay của Việt đã không được công chúng bình chọn để mắt tới. Tại sao không chọn “Việt Bắc” hoặc “Bác ơi!” - những bài thơ chính trị trữ tình xuất sắc tiêu biểu của Tố Hữu lại chọn bài “Khi con tu hú” bình thường của ông? Tại sao không có “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Lửa đèn” của Phạm Tiến Duật, “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn, “Thời hoa đỏ” của Thanh Tùng, “Nấm mộ và cây trầm” của Nguyễn Đức Mậu? Tại sao Trần Đăng Khoa có “Gửi bác Trần Nhuận Minh”, một bài thơ không hay lắm lại mất hút “Mẹ ốm” hay :Hạt gạo làng ta”? Buồn cười nhất là bài ca dao mới “Bông và mây” của Ngô Văn Phú cũng được cho là bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX...

Chưa nói đến  sự sai sót trong in ấn, chỉ ngần ấy ví dụ ta cũng đã có thể khẳng định rằng đây chưa phải là 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX. Muốn chọn được 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX cần phải có một công trình khác do một hội đồng chuyên môn cấp quốc gia đủ “tâm” và “tầm” tuyển lựa nghiêm túc chứ không thể thông qua một “cuộc chơi” lào phào được. Và, theo tôi thì không nên lấy ấn phẩm này giúp Nhà xuất bản Giáo Dục làm sách đưa vào giảng dạy trong nhà trường như ý kiến của nhà văn Lê Lựu, giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân.
                                          N.H.Q

(nguồn: TCSH số 218 - 04 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)

  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử

  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.