Cái gọi là “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX”

15:41 28/10/2008
NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

1. Tham vọng quá lớn nhưng...
Có lẽ, những người tổ chức cuộc bình chọn chưa lường hết được sự phức tạp, khó khăn của công việc. Trong hàng chục vạn bài thơ Việt thế kỷ XX, chọn ra được 100 bài thơ xuất sắc nhất tiêu biểu cho nền thi ca nước nhà là việc khó vô cùng. Đã có không ít tuyển tập thơ hay Việt thế kỷ XX do một số nhà thơ chọn nhưng chưa có công trình nào thoả mãn được yêu cầu của người cầm bút và bạn đọc. Tuy nhiên, sự chọn lựa ấy luôn mang dấu ấn cá nhân của người làm tuyển và họ trực tiếp chịu trách nhiệm trước công chúng. Trung tâm Văn hoá doanh nhân có cách làm khác “tinh khôn” hơn rất nhiều là họ tổ chức cuộc bình chọn cho công chúng. Công chúng sẽ suy tôn ban tổ chức lên cao khi cuộc bình chọn thành công và cũng là bức bình phong che chắn cho họ khi cuộc chơi có vấn đề. Theo tôi, thì cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX đã thất bại về cách tổ chức và kết quả cụ thể.

Nói tham vọng quá lớn là nói đến tiêu chí của cuộc bình chọn được đề ra quá cao so với đối tượng dự thi. Nếu như Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục chỉ đề ra tiêu chí bình chọn 100 bài thơ Việt Nam thế kỷ XX được yêu thích nhất thì có lẽ vừa tầm hơn. Đằng nay, như kẻ “duy ý chí” các vị tổ chức cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX thì quả là quá sức, quá tải. Thẩm định thơ không phải là chuyện dễ và không phải ai cũng đủ tài để có cái nhìn bao quát nền thi ca dân tộc kéo dài suốt một thế kỷ.
Tham vọng quá lớn trong khi đó cách tổ chức thì thiếu khoa học, phiến diện. Cuộc bình chọn sẽ có độ chính xác cao khi đối tượng tham dự vừa đông đảo vừa mang tính đại diện cho nhiều tầng lớp công chúng yêu thơ Việt . Cuộc bình chọn do Trung tâm Văn hoá doanh nhân tổ chức không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đó. Điều này đã được chính ngay nhà văn Lê Lựu - giám đốc Trung tâm - thừa nhận: sự bình chọn chủ yếu là sinh viên và học sinh trung học tham gia... (Evan - 07/3/2007). Nhiều đối tượng công chúng yêu thơ khác không tham gia đông đảo vào cuộc bình chọn này như các nhà thơ, nhà phê bình, nhà giáo, bộ đội, công nhân, nông dân... Tôi ngờ rằng, chỉ một số rất ít công chúng yêu thơ Việt biết Trung tâm Văn hoá doanh nhân tổ chức cuộc bình chọn này. Khi đối tượng công chúng tham gia bình chọn, vừa ít, vừa không đầy đủ thành phần xã hội thì kết quả lựa chọn làm sao chuẩn xác cao được.
Mặt khác, thì đây là cuộc bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX chứ không phải là chọn 100 tác giả có thơ hay nhất trong 100 năm ấy. Vậy thì, không lý gì phải cứng nhắc chọn 1 tác giả 1 bài thơ. Thực tế, trong thế kỷ XX không phải không có những tác giả có hơn 1 bài thơ hay nhất Việt . Có vẻ như cuộc bình chọn đã được lái theo chủ ý cứng nhắc của ban tổ chức và hội đồng thẩm định. Bởi không ít người nghi ngờ về một số tác giả, một số bài thơ được chọn trong tập “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” này.

2. Đây chưa phải là 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX.
Do việc bình chọn chỉ được tiến hành trong một đối tượng hẹp lại có vẻ như được sự can thiệp của ban tổ chức nên kết quả bị sai lệch khá lớn. Cái sảy nảy cái ung, từ cách tổ chức thiếu khoa học, cẩn trọng nên những gì đã được trình bày trong tập “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX” không những không tôn vinh thoả đáng cho nền thi ca dân tộc thế kỷ qua mà còn gây bức xúc trong nhiều người viết, người đọc. Một nhà thơ (thành viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn VN) có thơ chọn trong tập đã bực bội nói với tôi rằng: bài ấy đâu phải là bài hay nhất của mình, chọn thế chỉ tội làm cho thơ mình thấp đi thôi. Có vài nhà thơ đang định cư ở nước ngoài rất xa lạ với các nhà thơ trong nước, chứ đừng nói tới sinh viên học sinh cũng được chọn thơ hay nhất thế kỷ XX. Liệu, có điều gì quanh co ở đây không? Tôi đã nghe không ít người đặt câu hỏi như thế. Tôi đã đọc thơ in trong tập của các vị đó, không thể gán cho nó là hay nhất Việt thế kỷ XX được. Và, đáng buồn nhất là không ít bài thơ hay của Việt đã không được công chúng bình chọn để mắt tới. Tại sao không chọn “Việt Bắc” hoặc “Bác ơi!” - những bài thơ chính trị trữ tình xuất sắc tiêu biểu của Tố Hữu lại chọn bài “Khi con tu hú” bình thường của ông? Tại sao không có “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Lửa đèn” của Phạm Tiến Duật, “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn, “Thời hoa đỏ” của Thanh Tùng, “Nấm mộ và cây trầm” của Nguyễn Đức Mậu? Tại sao Trần Đăng Khoa có “Gửi bác Trần Nhuận Minh”, một bài thơ không hay lắm lại mất hút “Mẹ ốm” hay :Hạt gạo làng ta”? Buồn cười nhất là bài ca dao mới “Bông và mây” của Ngô Văn Phú cũng được cho là bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX...

Chưa nói đến  sự sai sót trong in ấn, chỉ ngần ấy ví dụ ta cũng đã có thể khẳng định rằng đây chưa phải là 100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX. Muốn chọn được 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX cần phải có một công trình khác do một hội đồng chuyên môn cấp quốc gia đủ “tâm” và “tầm” tuyển lựa nghiêm túc chứ không thể thông qua một “cuộc chơi” lào phào được. Và, theo tôi thì không nên lấy ấn phẩm này giúp Nhà xuất bản Giáo Dục làm sách đưa vào giảng dạy trong nhà trường như ý kiến của nhà văn Lê Lựu, giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân.
                                          N.H.Q

(nguồn: TCSH số 218 - 04 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ HUỲNH LÂM 
    (Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011) 

    Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
    Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.

                            Bôrix Patecnax

  • MAI VĂN HOAN

    Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY  

    Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

  • TRÀNG DƯƠNG

    (Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)

  • NGUYÊN SA(*)

    Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.

  • Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.

  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.

  • NGÔ THẢO
    (Từ kỷ niệm của một nhà văn)

    Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
     

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • MAI VĂN HOAN

    Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.

  • Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)

  • LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

  • BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

  • Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”

  • TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).