Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Mấy ngày nay, người dân phường Xuân An, xã Phú Thuận đang “cố thủ đánh phèn la” để bảo vệ miếu cổ khi xã có chủ trương phá miếu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi miếu cổ được xây dựng cách đây hơn 300 năm về trước, là một công trình kiến trúc cổ có từ thời xa xưa, nay được tôn tạo lại, hàng năm người dân phường Xuân An đều tiến hành lễ tế rất lớn, trang nghiêm.
“Có người bị thần xử chết”
Ông Phạm Văn Đỗ, một bô lão của phường Xuân An, xã Phú Thuận kể lại: “Ngôi miếu cổ này linh thiêng lắm, hễ ai xúc phạm miếu là có người bị đau ốm triền miên, có người bị tai nạn, rùng rợn hơn có người bị thần xử phạt đến chết”.
Nói rồi ông Đỗ dẫn ra một số thanh niên trai tráng trong làng. Thanh niên này vì không tin là miếu linh thiêng dám nhậu trong miếu. Hôm trước nhậu, hôm sau nhiều thanh niên trong làng phát đau dữ dội, phải đi mời thầy cúng về đảo mấy đêm liền, thành kính lạy tạ tội khi đó mới được thần linh tha thứ. Và kể từ đó thanh niên trong làng không ai dám mạo phạm đến miếu cổ.
Ngoài ra, nhiều người vì dám xúc phạm đến thần linh, không nghe theo lời chỉ bảo của người đi trước trèo lên cây nghịch ngợm bị rớt xuống chết thảm.
Không đồng ý phá miếu
Ông Lương Lòn, 73 tuổi, cụm trưởng phường Xuân An bức xúc cho hay, khi biết xã có ý định phá miếu cổ, nhiều người dân trong cụm rất bất bình, bởi ngôi miếu này là miểu cổ rất linh thiêng tồn tại hơn 300 năm nay, được dân làng thờ phụng, cúng tế hàng năm.
“Dân làng chúng tôi sống yên, ở yên cũng nhờ ngài che chở, vậy mà chủ tịch xã lại mời dân lên họp để phá miếu mở đường vào khu du lịch của người Pháp, hành động này đi ngược lại với ý nguyện của bà con nhân dân chúng tôi, cả phường này không ai đồng ý bồi thường để phá miếu cả”, ông Lòn nói.
Theo ông Lòn, cả làng này đã nguyện rồi, nếu lãnh đạo xã một hai cứ khăng khăng đòi phá miếu thì dân làng chúng tôi sẽ cố thủ đánh phèng la cố thủ để cả dân làng cùng bảo vệ ngôi miếu cổ này. Nhiều thanh niên trong làng nói nếu chủ tịch phá miếu thì bọn nó sẽ “phá lại” chủ tịch xã.
Ông Hồ Văn Cẩn (74 tuổi, trú trong thôn Hòa Duân) bày tỏ bức xúc:“Chính quyền “chụp mũ”, bảo chúng tôi chống đối. Nhưng việc phá thành, phá miếu cổ của địa phương, chúng tôi nhất quyết không đồng ý. Trên 500 trăm hộ dân, gần 1.000 người từ 18 tuổi trở lên đều nhất trí đồng lòng bảo vệ ngôi miếu cổ đến cùng. Nếu chính quyền địa phương vẫn nhất quyết phá ngôi miếu, chúng tôi đành đánh phèng la, tập họp người dân đến ngôi miếu để …trấn thủ. Quyết không để một tấc đất, một ngọn cây, cọng cỏ nơi ngôi miếu bị xâm phạm”.
Cùng bức xúc với cụm trưởng, ông Hồ Tỵ, 74 tuổi, Trưởng phường Xuân An, cho biết: “Khi nghe xã có chủ trương mở rộng đường này, phải phá một phần miếu cổ ai cũng thấy xót xa, bàng hoàng. Bởi vì đây là ngôi miếu cổ của dân làng, nhưng khi làm dự án mở đường, xã không họp dân mà chỉ mời tôi với ông cụm trưởng là không hợp tình, nên khi dân làng biết họ rất phẫn nộ, bởi từ lâu dân ở đây đã biết miếu cổ này rất linh thiêng, đã có người xúc phạm bị thần linh xử phạt đau đớn, quằn quại, có người bị chết...
Mở rộng đường là để phục vụ bà con
Đem những bức xúc này lên bàn chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Chường, chủ tịch xã Phú Thuận, huyện Phú Vang lý giải: “Việc mở đường là làm lợi cho dân đi lại thuận tiện, tránh tai nạn giao thông, chúng tôi biết khi đụng đến di tích tâm linh bà con sẽ phản ứng, nhưng đây là chủ trương xây dựng, giải phóng mặt bằng để xây dựng nông thôn mới. Nếu bà con phản ứng thì phải vận động để dân hiểu ý nghĩa lợi ích của việc mở đường”.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: “Phía cuối đường, địa phương đã giao đất cho dự án người Pháp, và họ đã xây tường rào chặn đường dân ra biển thì xã mở đường cho ai đi? Ông Chường không trả lời.
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).
Sáng ngày 7/9 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc Triển lãm “Rồng- Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.
Sáng ngày 7/9, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.
Kể từ ngày 05/9/2018, quy định thời giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.
Sáng 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ngày 31/8, tại phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ hội trái cây thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 với chủ đề: “Thanh trà - Hương vị xứ Huế”.
Chiều ngày 30/8, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra chương trình thơ “Tổ quốc tự hào, đất nước mến yêu”. Chương trình do Hội thơ Hương Giang phối hợp với Đại học Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Chiều 30/8, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc trại sáng tác Văn học Quảng Ngạn năm 2018.
Chiều ngày 30/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải và khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”
Tối ngày 28/8/2018 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã diễn ra Liên hoan đưa thông tin về cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2018. Hoạt động nhằm chào mừng 73 năm Ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiều ngày 28/8, Tại Trung Tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc Triển lãm về các thành tựu nổi bật của các đơn vị, địa phương trong năm năm qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan “ Đưa thông tin về cơ sở” lần thứ X.
Sáng 24/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Ngạn 2018. Tham gia trại sáng tác có 10 nhà văn, nhà thơ là hội viên của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/8, Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức giới thiệu tác phẩm Tự truyện Mạ Tui của nhà giáo Nguyễn Viết An Hòa. Đây là một tác phẩm đầy ý nghĩa trong mùa Vu lan hiếu hạnh.
Tối ngày 21/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra chương trình kỷ niệm 5 năm thành lập Ca Huế thính phòng (20/8/2013 - 20/8/2018), chương trình đã thu hút đông đảo người đam mê nghệ thuật, du khách đến tham gia, thưởng thức.
Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, sáng ngày 17/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” .
Sáng ngày 15/8, tại Hội trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra buổi giao lưu giữa Hội nhà văn Đài Loan, Trường Đại học Thành Công của Đài Loan và Trường Đại học Khoa học Huế.
Chiều ngày 10/8, Thư viện Tổng hợp Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban liên lạc trường thanh niên Tiền tuyến Huế tổ chức Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Trường thanh niên tiền tuyến Huế và buổi giới thiệu sách Tướng Cao Văn Khánh – Hồi ức lịch sử của tác giả Trần Bảo Vân.
Sáng ngày 07/8, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các Hội chuyên ngành thành viên.
Chiều 1/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Bắt vạ tri âm” của tác giả Trần Duy Phiên.