Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Mấy ngày nay, người dân phường Xuân An, xã Phú Thuận đang “cố thủ đánh phèn la” để bảo vệ miếu cổ khi xã có chủ trương phá miếu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi miếu cổ được xây dựng cách đây hơn 300 năm về trước, là một công trình kiến trúc cổ có từ thời xa xưa, nay được tôn tạo lại, hàng năm người dân phường Xuân An đều tiến hành lễ tế rất lớn, trang nghiêm.
“Có người bị thần xử chết”
Ông Phạm Văn Đỗ, một bô lão của phường Xuân An, xã Phú Thuận kể lại: “Ngôi miếu cổ này linh thiêng lắm, hễ ai xúc phạm miếu là có người bị đau ốm triền miên, có người bị tai nạn, rùng rợn hơn có người bị thần xử phạt đến chết”.
Nói rồi ông Đỗ dẫn ra một số thanh niên trai tráng trong làng. Thanh niên này vì không tin là miếu linh thiêng dám nhậu trong miếu. Hôm trước nhậu, hôm sau nhiều thanh niên trong làng phát đau dữ dội, phải đi mời thầy cúng về đảo mấy đêm liền, thành kính lạy tạ tội khi đó mới được thần linh tha thứ. Và kể từ đó thanh niên trong làng không ai dám mạo phạm đến miếu cổ.
Ngoài ra, nhiều người vì dám xúc phạm đến thần linh, không nghe theo lời chỉ bảo của người đi trước trèo lên cây nghịch ngợm bị rớt xuống chết thảm.
Không đồng ý phá miếu
Ông Lương Lòn, 73 tuổi, cụm trưởng phường Xuân An bức xúc cho hay, khi biết xã có ý định phá miếu cổ, nhiều người dân trong cụm rất bất bình, bởi ngôi miếu này là miểu cổ rất linh thiêng tồn tại hơn 300 năm nay, được dân làng thờ phụng, cúng tế hàng năm.
“Dân làng chúng tôi sống yên, ở yên cũng nhờ ngài che chở, vậy mà chủ tịch xã lại mời dân lên họp để phá miếu mở đường vào khu du lịch của người Pháp, hành động này đi ngược lại với ý nguyện của bà con nhân dân chúng tôi, cả phường này không ai đồng ý bồi thường để phá miếu cả”, ông Lòn nói.
Theo ông Lòn, cả làng này đã nguyện rồi, nếu lãnh đạo xã một hai cứ khăng khăng đòi phá miếu thì dân làng chúng tôi sẽ cố thủ đánh phèng la cố thủ để cả dân làng cùng bảo vệ ngôi miếu cổ này. Nhiều thanh niên trong làng nói nếu chủ tịch phá miếu thì bọn nó sẽ “phá lại” chủ tịch xã.
Ông Hồ Văn Cẩn (74 tuổi, trú trong thôn Hòa Duân) bày tỏ bức xúc:“Chính quyền “chụp mũ”, bảo chúng tôi chống đối. Nhưng việc phá thành, phá miếu cổ của địa phương, chúng tôi nhất quyết không đồng ý. Trên 500 trăm hộ dân, gần 1.000 người từ 18 tuổi trở lên đều nhất trí đồng lòng bảo vệ ngôi miếu cổ đến cùng. Nếu chính quyền địa phương vẫn nhất quyết phá ngôi miếu, chúng tôi đành đánh phèng la, tập họp người dân đến ngôi miếu để …trấn thủ. Quyết không để một tấc đất, một ngọn cây, cọng cỏ nơi ngôi miếu bị xâm phạm”.
Cùng bức xúc với cụm trưởng, ông Hồ Tỵ, 74 tuổi, Trưởng phường Xuân An, cho biết: “Khi nghe xã có chủ trương mở rộng đường này, phải phá một phần miếu cổ ai cũng thấy xót xa, bàng hoàng. Bởi vì đây là ngôi miếu cổ của dân làng, nhưng khi làm dự án mở đường, xã không họp dân mà chỉ mời tôi với ông cụm trưởng là không hợp tình, nên khi dân làng biết họ rất phẫn nộ, bởi từ lâu dân ở đây đã biết miếu cổ này rất linh thiêng, đã có người xúc phạm bị thần linh xử phạt đau đớn, quằn quại, có người bị chết...
Mở rộng đường là để phục vụ bà con
Đem những bức xúc này lên bàn chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Chường, chủ tịch xã Phú Thuận, huyện Phú Vang lý giải: “Việc mở đường là làm lợi cho dân đi lại thuận tiện, tránh tai nạn giao thông, chúng tôi biết khi đụng đến di tích tâm linh bà con sẽ phản ứng, nhưng đây là chủ trương xây dựng, giải phóng mặt bằng để xây dựng nông thôn mới. Nếu bà con phản ứng thì phải vận động để dân hiểu ý nghĩa lợi ích của việc mở đường”.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: “Phía cuối đường, địa phương đã giao đất cho dự án người Pháp, và họ đã xây tường rào chặn đường dân ra biển thì xã mở đường cho ai đi? Ông Chường không trả lời.
CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.
Sáng ngày 26/12, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986”.
Cùng bạn đọc thân mến!
Các bạn đang cầm trên tay số tạp chí cuối cùng của năm 2018, năm đánh dấu 35 năm Tạp chí Sông Hương trên hành trình phụng sự. Mới ngày nào đó, giờ đã qua 35 năm. Thời gian không chờ ai cả, mỗi khoảnh khắc trôi qua là duy nhất của vũ trụ không bao giờ lặp lại. Trên hết tất cả, thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Trái đất vẫn quay. Mặt trời vẫn mọc lúc bình minh và lặn tắt lúc hoàng hôn. Thời gian vẫn trôi trong cái thế giới hiện tượng đầy sai biệt này, nơi mà con người vẫn luôn khao khát đến một cõi phi thời gian đầy huyền bí. Hàng nghìn năm qua, con người luôn tìm cách làm chủ thời gian, nhưng thời gian, bánh xe tàn nhẫn ấy vẫn cứ quay và nghiền nát biết bao giá trị.
Sáng ngày 24/12, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế tại 20 Lê Lợi.
Ngày 23/12. Hội Âm nhạc đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2018 và đề ra phương hướng năm 2019.
Ngày 23/12, Tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Sáng 21/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018”.
Chiều 18/12, lễ trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải tại Festival toàn Nga lần thứ năm dành cho các dàn nhạc hơi và nghệ sỹ độc tấu nhạc cụ bộ hơi đã diễn ra tại Học viện Âm nhạc Nga mang tên Gnesin ở thủ đô Moskva.
Chiều 20/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” tại 26 Lê Lợi. Triển lãm nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều 19/12, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết tình hình hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
Sáng ngày 19/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt luật an ninh mạng năm 2018.
Chiều ngày 18/12, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thế thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ- TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng chính phủ về ngày sách Việt Nam và phát triển văn hóa đọc trong trường học.
Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Chiều 10/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Chiều 27/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức khai mạc trại sáng tác "Văn hóa và con người vùng cao Nam Đông".
Sáng ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch ẩm thực – nông nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu chè Việt Nam”.
Sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức trao tặng Sắc phong cho làng La Ỷ - Xã Phú Thượng – Phú Vang và làng Quý Lộc – Xã Lộc Điền - Phú Lộc. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Sáng 23/11, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố Huế tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế”.
Chiều 21/11, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế và Hội đồng triển lãm Vành đai Thái Bình Dương đã tổ chức Khai mạc triển lãm quốc tế Vành đai Thái Bình Dương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Huế).