Bài thơ thay lời một liệt sĩ gửi người yêu trước lúc hy sinh

09:26 29/05/2009
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

Đại đội trưởng của tôi lúc ấy là Trần Hữu Bê đã chép lại bài thơ này vào sổ tay. 34 năm sau, anh Bê (là đại tá trường Sĩ quan Công binh) gặp  lại tôi và trao lại cho tôi bài thơ mà anh đã chép. Nhớ lại chuyện xưa, tôi về Quế Phong tìm lại người yêu cũ của trung đội trưởng, nhưng cô đã nghỉ hưu tại quê nhà là xã Hưng Đạo; Hưng Nguyên, Nghệ An. Và tôi được biết, sau khi được tin người yêu hy sinh, cô Ánh vẫn chờ đến năm 1974 mới lấy chồng, sinh được 2 trai 1 gái. Con trai đầu của cô đã là sỹ quan công binh. Chồng cô đã mất cách đây hơn 10 năm.
Tôi đã gặp cô Ánh ở quê nhà và nói với cô rằng, tôi chỉ là người chép lại tâm sự của trung đội trưởng trước lúc anh hy sinh, gửi về cho cô. Nhưng đấy cũng là tâm trạng chung của nhiều người lính đối với người yêu thời chiến tranh khốc liệt...


Chiều vàng trôi
Mặt trời về khép cửa Trường Sơn
Anh ngắm biên cương
Bâng khuâng nhớ chiều quê hương

Chiều vàng trôi
Không níu lại được thời gian
Riêng anh giữ mãi chiều gặp em
Núi trở mình rừng buông màn đêm

Và bấy giờ sau lưng núi trăng lên
Trăng đầu tháng lặng im không nói
Trăng yếu ớt xua chiều đi vồi vội
Trăng hiểu rằng, từ đây anh xa em

Nhớ nhau nhiều là buổi đầu tiên
Khi anh nói lời yêu em thẹn thùng cúi mặt
Trăng bẽn lẽn sau vòm cây ẩn nấp
Em nhìn anh, ôi, gương mặt trăng đầy...

Trăng rắc vàng lên mái tóc mây
Trời lấm tấm những vì sao xa lắc
Một dải ngân hà mờ ánh bạc
Ngưu Lang và Chức Nữ có gần nhau?...

Trên sao xa rồi cũng sẽ có người
Những làng mạc sẽ thay bằng thành phố
Mái trường xinh em với đàn em nhỏ
Hát sau giờ ra chơi...

Âm thanh xa anh không rõ ý lời
Vọng tiếng nhạc tận khoảng không vũ trụ
Và dáng dấp những người thiếu nữ
Cô giáo Lào, nàng tiên, hay là em?

Đồng đội và anh thức với màn đêm
Súng gác sao trời hiện mảnh trăng đầu tháng
Anh ngỡ mình bay ra ngoài giới hạn
Đến một vì sao xa, nơi ấy có em yêu...
                                Khe Tang, ngày 10.11 .1968

(173/07-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà

  • PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương

  • HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên

  • Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng

  • Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm

  • Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục

  • Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương

  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan

  • NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng

  • LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại

  • LƯU TRỌNG LƯCó những vườn

  • NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác