Bài thơ thay lời một liệt sĩ gửi người yêu trước lúc hy sinh

09:26 29/05/2009
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

Đại đội trưởng của tôi lúc ấy là Trần Hữu Bê đã chép lại bài thơ này vào sổ tay. 34 năm sau, anh Bê (là đại tá trường Sĩ quan Công binh) gặp  lại tôi và trao lại cho tôi bài thơ mà anh đã chép. Nhớ lại chuyện xưa, tôi về Quế Phong tìm lại người yêu cũ của trung đội trưởng, nhưng cô đã nghỉ hưu tại quê nhà là xã Hưng Đạo; Hưng Nguyên, Nghệ An. Và tôi được biết, sau khi được tin người yêu hy sinh, cô Ánh vẫn chờ đến năm 1974 mới lấy chồng, sinh được 2 trai 1 gái. Con trai đầu của cô đã là sỹ quan công binh. Chồng cô đã mất cách đây hơn 10 năm.
Tôi đã gặp cô Ánh ở quê nhà và nói với cô rằng, tôi chỉ là người chép lại tâm sự của trung đội trưởng trước lúc anh hy sinh, gửi về cho cô. Nhưng đấy cũng là tâm trạng chung của nhiều người lính đối với người yêu thời chiến tranh khốc liệt...


Chiều vàng trôi
Mặt trời về khép cửa Trường Sơn
Anh ngắm biên cương
Bâng khuâng nhớ chiều quê hương

Chiều vàng trôi
Không níu lại được thời gian
Riêng anh giữ mãi chiều gặp em
Núi trở mình rừng buông màn đêm

Và bấy giờ sau lưng núi trăng lên
Trăng đầu tháng lặng im không nói
Trăng yếu ớt xua chiều đi vồi vội
Trăng hiểu rằng, từ đây anh xa em

Nhớ nhau nhiều là buổi đầu tiên
Khi anh nói lời yêu em thẹn thùng cúi mặt
Trăng bẽn lẽn sau vòm cây ẩn nấp
Em nhìn anh, ôi, gương mặt trăng đầy...

Trăng rắc vàng lên mái tóc mây
Trời lấm tấm những vì sao xa lắc
Một dải ngân hà mờ ánh bạc
Ngưu Lang và Chức Nữ có gần nhau?...

Trên sao xa rồi cũng sẽ có người
Những làng mạc sẽ thay bằng thành phố
Mái trường xinh em với đàn em nhỏ
Hát sau giờ ra chơi...

Âm thanh xa anh không rõ ý lời
Vọng tiếng nhạc tận khoảng không vũ trụ
Và dáng dấp những người thiếu nữ
Cô giáo Lào, nàng tiên, hay là em?

Đồng đội và anh thức với màn đêm
Súng gác sao trời hiện mảnh trăng đầu tháng
Anh ngỡ mình bay ra ngoài giới hạn
Đến một vì sao xa, nơi ấy có em yêu...
                                Khe Tang, ngày 10.11 .1968

(173/07-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đinh Cường - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Đức Phổ - Cao Quảng Văn - Cao Thoại Châu - Đông Nhi - Nguyễn Văn Vũ

  • LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.

  • Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng

  • Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

  • LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.

  • HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)

  • Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ                   (Trích trường ca)

  • TRẦN HỒ THÚY HẰNG

  • TUỆ NGUYÊN

  • Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.