Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.
Hình ảnh bà đồ Trần Thị Cúc đã quen thuộc với những du khách yêu nghệ thuật thư pháp mỗi khi có dịp đến Huế
Bà Cúc cũng không lý giải được vì sao mình lại chọn cái nghề mà đa số đàn ông theo đuổi này. Cách đây nhiều năm, bà được hầu bút cho nhà thư pháp tài năng Bùi Hiến từ TP HCM ra Huế biểu diễn. "Từng đường bút uyển chuyển hiện ra trên tấm giấy lụa thu hút sự tò mò của tôi. Tôi bắt đầu đến với thư pháp từ ngày đó", bà Cúc nhớ lại.
Những ngày đầu tập viết thư pháp là quãng thời gian đầy khó khăn đối với bà Cúc. Gia đình và bạn bè biết ý định đều ra sức can ngăn vì nghĩ bà là phận nữ nhi, khó theo nghiệp viết thư pháp được. Số tiền từ việc buôn bán đồ dùng học tập và hàng lưu niệm cũng không đủ để bà trang trải việc học.
Thế nhưng, bà Cúc vẫn hàng ngày vừa buôn bán vừa cặm cụi thảo những nét chữ ban đầu còn nguệch ngoạc. Có nhiều lúc bà đã định từ bỏ nhưng lòng nhiệt huyết với nghề đã giữ chân bà ở lại.
Năm 1992, những bức thư pháp đầu tiên do bà viết được đưa ra giới thiệu trong sự trầm trồ của bạn bè và người thân. Bà đã phải khổ luyện rất lâu từ việc pha mực tới cách nhấn nhá ngòi bút đối với từng con chữ sao cho uyển chuyển và thanh thoát.
Tài năng của bà ngày càng được nhiều người biết đến. "Có nhiều du khách đi ngang quầy thấy tôi pha mực tàu, cầm bút lông nên hiếu kỳ đứng lại xem. Họ còn hỏi tại sao là phụ nữ mà bà lại có thể viết được thư pháp", bà Cúc nhớ lại.
Năm 2005, bà Cúc gia nhập Câu lạc bộ thư pháp Huế và trở thành người phụ nữ duy nhất của câu lạc bộ. Bà đã tham gia nhiều lễ hội thư pháp tại các kỳ Festival Huế. Trong chuyến biểu diễn thư pháp tại Ninh Bình vào tháng 4/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, bà là người phụ nữ duy nhất cùng thi viết thư pháp với các ông đồ khắp cả nước.
Viết thư pháp đã khó, sáng tạo ra kiểu chữ để tạo phong cách riêng của mình càng khó hơn. Bà Cúc tự mày mò sáng chế ra kiểu chữ mảnh đã tạo nên tên tuổi của bà. Nhiều nhà nghiên cứu không ngớt lời khen ngợi khi nhìn thấy nét bút đó. Quầy thư pháp Tràm hoa vàng cũng trở thành bút danh của bà. "Tràm hoa vàng có nghĩa là một tràm hoa bay và tỏa hương theo gió, không chịu đứng một chỗ, mà phải toả đi, bay đi khắp nơi", bà Cúc chia sẻ.
Tâm huyết với nghề, bà Cúc đã truyền dạy cho nhiều học trò mê thư pháp. Những ngày hè, chỗ của bà đông vui hơn khi các bạn trẻ tìm đến học. Bao thế hệ qua tay bà đào tạo, có người kiếm được tiền nuôi sống bản thân chính từ nghề viết thư pháp tại các con đường của TP Huế.
Nguồn Du lịch Huế
Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019
Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.
Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.
Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.
Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.
Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.
Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.
Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.
Sáng 18/6, Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.
Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục.
Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.
Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.
Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019.
Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).
Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019.
Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.
Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân” tại Huế.
Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.
Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.