Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.
Hình ảnh bà đồ Trần Thị Cúc đã quen thuộc với những du khách yêu nghệ thuật thư pháp mỗi khi có dịp đến Huế
Bà Cúc cũng không lý giải được vì sao mình lại chọn cái nghề mà đa số đàn ông theo đuổi này. Cách đây nhiều năm, bà được hầu bút cho nhà thư pháp tài năng Bùi Hiến từ TP HCM ra Huế biểu diễn. "Từng đường bút uyển chuyển hiện ra trên tấm giấy lụa thu hút sự tò mò của tôi. Tôi bắt đầu đến với thư pháp từ ngày đó", bà Cúc nhớ lại.
Những ngày đầu tập viết thư pháp là quãng thời gian đầy khó khăn đối với bà Cúc. Gia đình và bạn bè biết ý định đều ra sức can ngăn vì nghĩ bà là phận nữ nhi, khó theo nghiệp viết thư pháp được. Số tiền từ việc buôn bán đồ dùng học tập và hàng lưu niệm cũng không đủ để bà trang trải việc học.
Thế nhưng, bà Cúc vẫn hàng ngày vừa buôn bán vừa cặm cụi thảo những nét chữ ban đầu còn nguệch ngoạc. Có nhiều lúc bà đã định từ bỏ nhưng lòng nhiệt huyết với nghề đã giữ chân bà ở lại.
Năm 1992, những bức thư pháp đầu tiên do bà viết được đưa ra giới thiệu trong sự trầm trồ của bạn bè và người thân. Bà đã phải khổ luyện rất lâu từ việc pha mực tới cách nhấn nhá ngòi bút đối với từng con chữ sao cho uyển chuyển và thanh thoát.
Tài năng của bà ngày càng được nhiều người biết đến. "Có nhiều du khách đi ngang quầy thấy tôi pha mực tàu, cầm bút lông nên hiếu kỳ đứng lại xem. Họ còn hỏi tại sao là phụ nữ mà bà lại có thể viết được thư pháp", bà Cúc nhớ lại.
Năm 2005, bà Cúc gia nhập Câu lạc bộ thư pháp Huế và trở thành người phụ nữ duy nhất của câu lạc bộ. Bà đã tham gia nhiều lễ hội thư pháp tại các kỳ Festival Huế. Trong chuyến biểu diễn thư pháp tại Ninh Bình vào tháng 4/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, bà là người phụ nữ duy nhất cùng thi viết thư pháp với các ông đồ khắp cả nước.
Viết thư pháp đã khó, sáng tạo ra kiểu chữ để tạo phong cách riêng của mình càng khó hơn. Bà Cúc tự mày mò sáng chế ra kiểu chữ mảnh đã tạo nên tên tuổi của bà. Nhiều nhà nghiên cứu không ngớt lời khen ngợi khi nhìn thấy nét bút đó. Quầy thư pháp Tràm hoa vàng cũng trở thành bút danh của bà. "Tràm hoa vàng có nghĩa là một tràm hoa bay và tỏa hương theo gió, không chịu đứng một chỗ, mà phải toả đi, bay đi khắp nơi", bà Cúc chia sẻ.
Tâm huyết với nghề, bà Cúc đã truyền dạy cho nhiều học trò mê thư pháp. Những ngày hè, chỗ của bà đông vui hơn khi các bạn trẻ tìm đến học. Bao thế hệ qua tay bà đào tạo, có người kiếm được tiền nuôi sống bản thân chính từ nghề viết thư pháp tại các con đường của TP Huế.
Nguồn Du lịch Huế
Chiều ngày 1/8, tại Bảo tàng Mỹ Thuật Huế - Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật " Ký ức quê nhà" của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi.
Năm nay, cả nước long trọng tổ chức Kỷ niệm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố lần đầu tiên và 50 năm ngày Bác đi xa; mở đầu cho số báo tháng 8 này, Sông Hương giới thiệu bài viết: “Bác Hồ viết Di chúc, ‘để lại muôn vàn tình thương yêu’”. Bác Hồ viết Di chúc bắt đầu ngày 10/5/1965; trong 4 năm kế tiếp Bác luôn suy nghĩ, sữa chữa thêm bớt và hoàn thiện bản Di chúc lịch sử vào ngày 10/5/1969. Từ việc làm trong sáng Đảng trên tình yêu thương đồng chí, hơn ai hết Bác Hồ hiểu đó là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi trong thời chiến cũng như công việc tái thiết đất nước sau chiến tranh và gìn giữ hòa bình mai sau; đến việc chăm lo đời sống từng tầng lớp trong xã hội, cho thấy một tình thương bao la Bác gửi lại cho nhân dân.
Chiều 31/7, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ đã chức lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật “Sắc thu” 2019.
Tối ngày 28/7/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề “Nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao”.
Chiều ngày 26/7, Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019), Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thao đoàn viên Công đoàn và người lao động tỉnhThừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019).
Chiều 25/7, tại Trung tâm VHTT Tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnhThừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp Công đoàn và người lao động” và hội thi báo tường chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).
Chiều ngày 25/7, UBND TP Huế đã tổ chức buổi họp báo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Sáng 25/7, tại hội trường khách sạn Century, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Chiều 23/7, UBND Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trao tặng “Huân chương Độc lập” cho các gia đình liệt sĩ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 23/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức bế mạc trại sáng tác “Văn hóa và con người Nam Đông”.
Chiều ngày 23/7, UBND tỉnh tổ chức họp báo Công bố Chuỗi sự kiện Công nghệ thông tin và Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 22/7, Bảo tàng văn hóa Huế phối hợp với Chi hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế tổ chức Buổi nói chuyện chuyên đề " Một số kết quả nghiên cứu mới về thời Chúa Nguyễn" của nhà nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Anh Huy.
Sáng ngày 22/7, tại Bảo tàng Văn hoá Huế, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Công Đoàn với cuộc sống của Đoàn viên và người lao động”. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 20/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Về Huế”.
Chiều 19/7, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Liên lạc trường Thanh niên tiền tuyến Huế tổ chức kỷ niệm 74 năm ngày thành lập trường.
Chiều ngày 18/07, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin Thị xã Hương Trà, Ủy ban nhân dân xã Hương Thọ tổ chức bế mạc trại sáng tác Trại sáng tác Văn học Hương Thọ năm 2019.
Chiều 17/7, tại Viện Pháp tại Huế (01 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm “Bước đi” của họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn.
Chiều ngày 17/7, tại tư gia của gia đình cố họa sĩ Vĩnh Phối (12 Bạch Đằng, TP. Huế ), gia đình họa sĩ đã tổ chức buổi buổi khai trương phòng tranh của họa sĩ Vĩnh Phối nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông.