Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Quê tôi ở Quảng Trị, trước đây đi biển cũng nhiều, nên bây giờ tôi muốn nhắm điểm rừng để đi, thế là vườn quốc gia Bạch Mã – Huế được đưa vào tầm ngắm vì vừa gần, núi rừng còn hoang sơ.
Hẹn một người bạn từ Đà Nẵng chạy ra, tôi xuất phát từ Quảng Trị lúc 4h sáng, chạy một mạch 5h30 tới Thành Phố Huế, nghỉ ngơi uống cafe một lúc rồi chạy lên Bạch Mã, tới nơi tầm 7h.
Tôi đi chuyến này chưa hề tìm hiểu cách đi và lên kế hoạch trước. Khi vừa vào cổng thì có mấy anh chị ngồi đó rủ đi xe ghép. Hỏi chuyện mới biết đường lên dốc là 16km chứ không phải 1.600 m trên mực nước biển theo suy nghĩ ban đầu của tôi...
Lúc này tôi bắt đầu nhẹ nhõm hơn, bắt đầu màn giao lưu. Trong đoàn có 2 anh chị người Huế, còn 2 anh chị đi xuyên Việt bằng xe máy từ Hà Nội vào.
Nhờ đứa bạn tôi tới muộn nên mọi người bắt được 1 xe của công ty du lịch dẫn khách lên đảo. Xe 12 chỗ mà chỉ có một khách, một anh hướng dẫn viên và tài xế nên chúng tôi xin ghép xe ngay. Chi phí được rút từ 900 ngàn xuống còn 500 ngàn/6 người. Mà kể cũng lạ, thường những chuyến đi không có kế hoạch từ trước của tôi toàn gặp may mắn chứ không có trắc trở nào đáng kể.
Tầm khoảng gần 9h xe bắt đầu chạy lên đỉnh, đường đi lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc, càng lên cao thì khung cảnh núi rừng hiện ra rất đẹp. Tôi bắt đầu thấy mê nên cứ nghiêng đầu ra ngoài ngắm cảnh.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi… Nhìn đồi núi trùng trùng trong tầm mắt tôi chỉ ước có thể ghi lại được hết được cảnh ở đây về khoe với mọi người.
Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp và chụp hình ở Vọng Hải Đài xong, cả đoàn lên xe chạy xuống cách đó 5km để đi Ngũ Hồ và Thác Đỗ Quyên. Để đi vào Ngũ Hồ tầm gần 2km, đi bộ trong rừng hơn 30 phút là tới.
Ngũ hồ là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau, hồ thứ 3 là đẹp nhất nên cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa, tắm ở đó. Nước ở hồ rất trong và lạnh, chúng tôi mua bia mang để xuống dưới hồ chờ bia lạnh uống luôn khỏi phải dùng đá. Trên hồ có thác đổ xuống nhìn đẹp mê hồn, tắm xong thì qua ăn uống nghỉ ngơi rồi xuất phát đi thác Đỗ Quyên.
Vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi không cần lên kế hoạch
Từ Ngũ Hồ đi thác Đỗ Quyên khá xa, đi đường mát nên tôi không thấy mệt, đi gần 1 giờ thì tới Thác.
Thác Đỗ Quyên cao tầm 300 m, vì đoàn phải về sớm nên không thể đi bộ xuống dưới thác được. Ở trên thác nhìn ra thì toàn thấy núi trập trùng, hai bên thác là cây hoa Đỗ Quyên, tháng 3 thì hoa Đỗ Quyên nở trắng cả 2 bên, tôi rất hy vọng sẽ đến đây được vào mùa hoa nở để ngắm cái cảnh tuyệt vời đó.
Vì không ở lại, và phải xuống sớm theo lịch của xe anh trong đoàn, nên cả nhóm không thể thăm thú thêm. Nếu có thời gian tôi chắc sẽ cố đi hết mấy con đường mòn trong Bạch Mã để khám phá thêm nơi này.
Lúc về trong đầu tôi cứ nghĩ: “Tại sao có những điểm gần quê mình đẹp như vậy mà hồi xưa mình không đi nhỉ, phải có kế hoạch đi hết những điểm xung quanh mới được”.
Tạm biệt vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi thật tuyệt vời lại kết thêm được 4 được người bạn mới.
Theo khamphahue.com.vn
Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, tối ngày 14/2 ( tức 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Nhâm Dần - 2022 với chủ đề “Sống và hy vọng”.
Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Chiều ngày 09/02, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích Mai vàng Huế ...
Sáng 09/02 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân Xuân Nhâm Dần năm 2022 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 08/02, tại Khu Quy hoạch Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, UBND Thành phố Huế tổ chức Lễ Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, du khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 300%.
Ủy ban nhân dân Tỉnh vừa có Quyết định công nhận điểm du lịch Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ, 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật giới thiệu triển lãm mỹ thuật online với chủ đề “ Mừng xuân và Con giáp” chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (25/01/2022 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Hiển Lâm Các – Thế Miếu (thuộc Đại Nội Huế).
Sáng ngày 25/1, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức khai mạc triển lãm báo Xuân Nhân Dần năm 2022.
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2021. Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ông Nguyễn Huy Hiển – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Ngày 20/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa có thư cảm ơn Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân, lực lượng tuyến đầu chống dịch, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua. Góp phần triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại do COVID-19 gây ra; phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Thực hiện Kế hoạch về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Kế hoạch về khôi phục, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” và chính thức khai trương hoạt động này vào ngày 20/1/2022.
Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thay đổi linh hoạt mô hình phục vụ bạn đọc phù hợp với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tuyên dương 50 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2020-2021 đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.