Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Quê tôi ở Quảng Trị, trước đây đi biển cũng nhiều, nên bây giờ tôi muốn nhắm điểm rừng để đi, thế là vườn quốc gia Bạch Mã – Huế được đưa vào tầm ngắm vì vừa gần, núi rừng còn hoang sơ.
Hẹn một người bạn từ Đà Nẵng chạy ra, tôi xuất phát từ Quảng Trị lúc 4h sáng, chạy một mạch 5h30 tới Thành Phố Huế, nghỉ ngơi uống cafe một lúc rồi chạy lên Bạch Mã, tới nơi tầm 7h.
Tôi đi chuyến này chưa hề tìm hiểu cách đi và lên kế hoạch trước. Khi vừa vào cổng thì có mấy anh chị ngồi đó rủ đi xe ghép. Hỏi chuyện mới biết đường lên dốc là 16km chứ không phải 1.600 m trên mực nước biển theo suy nghĩ ban đầu của tôi...
Lúc này tôi bắt đầu nhẹ nhõm hơn, bắt đầu màn giao lưu. Trong đoàn có 2 anh chị người Huế, còn 2 anh chị đi xuyên Việt bằng xe máy từ Hà Nội vào.
Nhờ đứa bạn tôi tới muộn nên mọi người bắt được 1 xe của công ty du lịch dẫn khách lên đảo. Xe 12 chỗ mà chỉ có một khách, một anh hướng dẫn viên và tài xế nên chúng tôi xin ghép xe ngay. Chi phí được rút từ 900 ngàn xuống còn 500 ngàn/6 người. Mà kể cũng lạ, thường những chuyến đi không có kế hoạch từ trước của tôi toàn gặp may mắn chứ không có trắc trở nào đáng kể.
Tầm khoảng gần 9h xe bắt đầu chạy lên đỉnh, đường đi lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc, càng lên cao thì khung cảnh núi rừng hiện ra rất đẹp. Tôi bắt đầu thấy mê nên cứ nghiêng đầu ra ngoài ngắm cảnh.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi… Nhìn đồi núi trùng trùng trong tầm mắt tôi chỉ ước có thể ghi lại được hết được cảnh ở đây về khoe với mọi người.
Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp và chụp hình ở Vọng Hải Đài xong, cả đoàn lên xe chạy xuống cách đó 5km để đi Ngũ Hồ và Thác Đỗ Quyên. Để đi vào Ngũ Hồ tầm gần 2km, đi bộ trong rừng hơn 30 phút là tới.
Ngũ hồ là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau, hồ thứ 3 là đẹp nhất nên cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa, tắm ở đó. Nước ở hồ rất trong và lạnh, chúng tôi mua bia mang để xuống dưới hồ chờ bia lạnh uống luôn khỏi phải dùng đá. Trên hồ có thác đổ xuống nhìn đẹp mê hồn, tắm xong thì qua ăn uống nghỉ ngơi rồi xuất phát đi thác Đỗ Quyên.
Vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi không cần lên kế hoạch
Từ Ngũ Hồ đi thác Đỗ Quyên khá xa, đi đường mát nên tôi không thấy mệt, đi gần 1 giờ thì tới Thác.
Thác Đỗ Quyên cao tầm 300 m, vì đoàn phải về sớm nên không thể đi bộ xuống dưới thác được. Ở trên thác nhìn ra thì toàn thấy núi trập trùng, hai bên thác là cây hoa Đỗ Quyên, tháng 3 thì hoa Đỗ Quyên nở trắng cả 2 bên, tôi rất hy vọng sẽ đến đây được vào mùa hoa nở để ngắm cái cảnh tuyệt vời đó.
Vì không ở lại, và phải xuống sớm theo lịch của xe anh trong đoàn, nên cả nhóm không thể thăm thú thêm. Nếu có thời gian tôi chắc sẽ cố đi hết mấy con đường mòn trong Bạch Mã để khám phá thêm nơi này.
Lúc về trong đầu tôi cứ nghĩ: “Tại sao có những điểm gần quê mình đẹp như vậy mà hồi xưa mình không đi nhỉ, phải có kế hoạch đi hết những điểm xung quanh mới được”.
Tạm biệt vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi thật tuyệt vời lại kết thêm được 4 được người bạn mới.
Theo khamphahue.com.vn
Chiều 18/3, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức buổi lễ phát động chương trình “Hành trình ký hoạ di sản Cố đô Huế 2022”.
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN”.
Sáng sớm 16/3 (14/02 âm lịch), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm theo đúng các nghi lễ truyền thống, tín ngưỡng tâm linh nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/3, tại số 01 Phan Bội Châu - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Huế vào xuân” chào mừng 69 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2022).
Chiều 15/3, tại di tích Ngọ Môn - Đại Nội Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức đón đoàn gần 600 du khách đến tham quan Di sản trong ngày chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch.
Sáng 15/3, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ - ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 – Techfest Hue.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Sáng ngày 7/3, Ban quản lý Dự án ODA Ý Đại học Huế và Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức lễ khởi công công trình tòa nhà Trung tâm Sản - Nhi kỹ thuật cao của Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế, nguồn vốn ODA của Cộng hòa Ý và vốn đối ứng của phía Việt Nam.
Với mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặt biệt, di sản văn hóa thế giới. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có dự án Chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng thành Huế.
Chiều ngày 04/03, Tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Bút ký với chủ đề “ Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.
Nhằm thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài và chào mừng 112 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 2040/UBND-VH ngày 3/3/2022 về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Ngày 02/3, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế vừa tổ chức Cuộc thi sáng tác Video clip tuyên truyền “Phụ nữ với văn hóa truyền thống Huế” nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, hướng đến kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 27/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ ra mắt tiểu đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu của Công an tỉnh. Đến dự lễ ra mắt có đồng chí Lê Trường Lưu – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 22/02, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch số về việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ du lịch.
Sáng 22/02, tại xã Thuỷ Thanh (TX Hương Thuỷ, TT Huế) đã diễn ra khai mạc “Chợ quê ngày hội” và đua trải trên sông Như Ý. Đến dự có ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp nối thành công của Hue Jogging lần thứ I, Thành Đoàn Huế cùng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức sự kiện “Hue Jogging - cùng chạy vì cộng đồng lần thứ II” – năm 2022.