Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Có người may mắn thấy, có người không. Song dường như được tận mắt chiêm ngắm những điều lạ lùng này vẫn là sự tò mò háo hức. Có người còn kể lại rằng đã nhiều lần thấy vàng có thể di chuyển giữa không trung nhưng khi chạy tới thì liền vụt biến mất. Có khi mải miết lùa theo, bỗng nhiên vàng hóa thành cục đá. Ngỡ ngàng hơn nữa, không chỉ ở Huế mà quần thể tháp cổ (hay còn gọi là Tháp bà Ponagar) giữa lòng phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn từng tồn tại một kho vàng. Nhiều dấu tích đã minh chứng cho điều này.
Chưa thể khẳng định được, những loại “vàng hời” trong nỗi ám ảnh những người dân đến xóm Tháp có biết chạy hay không nhưng niềm tin đó đã tồn tại trong nhiều người như một bấu víu tâm linh. Nơi đó với những dấu tích cũng hiển hiện sự tồn tại của người Chiêm Thành một thuở.
Tiếng động lạ từ những đêm khuya vắng
Trần Miên Thảo, một nhà khảo cứu văn hóa nhiều lần về Huế vẫn phân vân giãi bầy với tôi rằng: “Nghe về phế tích này đã nhiều, có nhiều huyễn hoặc lắm nhưng phải tận mắt chứng kiến tôi mới tin được. Thế nên có đợt cả tuần lễ tôi về quanh quẩn ở đây chỉ để một lần được xem thứ “vàng hời” đó nó ra làm sao. Ấy thế nhưng vì thiếu may mắn hay sao mà nhiều đêm trăng tôi canh ở phế tích này mà vẫn không thấy được. Chỉ có những đêm khuya thanh vắng, từ trong tháp cổ của phế tích này mới vọng ra tiếng âm u rất kỳ quái, thâm trầm. Có đêm tôi mường tượng ra như tiếng hành quân của hàng trăm binh sỹ từ thời đại Chiêm Thành. Càng tiến lại gần tiếng thâm u ấy càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, khi mang đèn pin bật lên soi vào khu phế tích này thì mọi tiếng động lại như chìm lặng xuống”.
Như minh chứng thêm cho lời nói của ông Thảo, bà Lụa, người dân ở Hương Thủy quả quyết: “Khu phế tích này nghe nói thiêng liêng lắm. Thời tôi sinh ra đã có rồi. Trải qua bao biến cố nó đã trở nên rêu phong và bị cây cối phủ lấp. Nhưng ở đó vẫn là chốn bất khả xâm phạm với nhiều người. Cứ vào những đêm khuya thanh vắng, tiến về phía phế tích đó tiếng động lạ sẽ dội vào tai. Có lúc thì trầm bổng như những điệu nhạc, có lúc lại chắc nịch như tiếng chiêng lệnh cho các đội quân ra trận. Rất khó diễn đạt một cách rành mạch. Nhưng rõ ràng, rất khác. Nhiều lần rồi, tôi trở đi trở lại để xem mình có bị ảo giác hay tai có vấn đề gì không nhưng lần nào cũng nghe dội về một thứ âm thanh kỳ bí đó”.
Theo đoán định của ông Trần Miên Thảo, có thể tiếng vọng đó là cộng hợp của các âm thanh giữa gió, tiếng côn trùng. Thứ âm thanh hỗn hợp này khi đi qua phế tích bị lọc lại bởi lớp gạch đá còn sót nên phát ra âm thanh lạ như vậy. Thế nhưng điều khó giải thích là ngay trong những đêm trời im lặng như tờ, không mảy may chút gió thì âm thanh từ phế tích này vẫn phát ra như thường.
Vàng biến thành vật thể sống và biết chạy
“Lần đó tôi hoảng hết cả người. Phải mất một lúc định hình thì mới dám đứng lại nhìn. Hàng loạt vàng biến hóa thành các vật thể cứ bay lượn giữa không trung. Đó cũng là vào một đêm trăng sáng, sau khi đi thăm một số người bạn về qua khu phế tích này, đang vừa đi vừa hóng mát thì tôi thấy cảnh tượng đó. Liền chạy về nhà kêu thêm người thân ra chứng kiến điều lạ lẫm này nhưng khi có đông người chạy ra thì không còn thấy vàng đâu nữa. Mấy lần sau, cứ đêm đêm tôi lại ra xem bóng vàng sáng rực lên và di chuyển, tôi cố lùa theo xem cận cảnh nhưng càng tiến tới thì vàng càng bay ra xa, không tài nào nắm bắt được. Vàng hiện lên thành cả con chó, con rồng, con gà… ngay trước mắt mình ấy. Lúc đầu chuyện này khiến nhiều người khó tin nhưng sau nhiều người trong xã đều được chứng kiến nên không còn mấy ai lạ lẫm nữa”- Ông Trần Thanh Ngọc, một người may mắn thấy vàng chạy giữa đêm vắng kể lại.
Xóm Tháp còn có tên gọi khác là thôn Liễu Cốc Thượng. Hầu hết các bậc cao niên trong thôn này đều không nhớ đích xác mốc hình thành các tòa tháp này. Ông Trần Trung, một người già trong thôn cho biết: “Sở dĩ người ta gọi là Xóm Tháp vì trong xóm này có mấy cái tháp cổ đó. Chắc đã có đến hàng nghìn năm rồi. Từ ngày tôi sinh ra đã thấy nó hiện hữu ở đây. Trước kia cứ ngày lễ người ta đều mang nhang ra đây thắp và cầu mọi vật sinh sôi lẫn bình yên cho làng mình. Dù chỉ là tín ngưỡng nhưng dường như sau một lần kêu cầu thấy cuộc sống thuận lợi hơn”. Những người già Xóm Tháp kể lại rằng: Từ thuở xưa, tòa tháp cổ này rất uy nghi và tráng lệ. Hai tòa tháp được xây dựng cách nhau chừng gần 10m. Tất cả vật liệu đều là một loại gạch đá rất đặc biệt. Có lúc lấy búa đập vào cũng không tài nào vỡ ra được. Thế nhưng trong chiến tranh, bom đạn liên miên, hai tòa tháp dẫu kiên cố đến mấy cũng không đủ sức để chống chọi nên đến nay chỉ còn lại hai chân tháp, xung quanh cỏ đã mọc lên chìm lấp và hiển hiện một vẻ thâm u, kỳ bí. Xóm Tháp xưa kia là nơi định cư của dòng tộc Vua Chàm, nên hầu hết người Chăm sinh sống ở đây. Nhưng rồi qua bao biến cố, người Chăm quay về với cố cựu và quê hương gốc của mình ở Ninh Thuận, Bình Thuận nên vùng đất này nhường lại cho những người xứ Huế.
Thứ vàng hiện lên thành các vật thể mà những người dân thấy trong những đêm khuya ấy là thứ vàng chỉ nhìn thấy chứ không thể lấy được, thấy bóng dáng con người chúng lập tức biến mất. Ông Cự, một người nhiều lần thấy vàng di chuyển kể: “Kinh nghiệm sinh sống lâu năm của tôi ở đây cho thấy cứ mỗi khi vàng hiện lên là báo hiệu những điều tốt lành cho làng. Nếu ai cứ cố mà báng bổ hay đuổi bắt vàng bằng được là bị ốm đau ngay. Nếu không biết đường mang hương ra tháp cổ mà thắp kêu cầu thì cứ ốm dai dẳng mãi không thôi đấy”. Ông Quốc Đồng, người nhiều lần đến thăm hai chiếc tháp cổ này cũng tỏ ra ngạc nhiên: “Lối kiến trúc của loại tháp này rất đặc biệt. Các vật liệu này rất khó tìm thấy ở thời hiện đại. Có lần tôi đến đây lấy một mẫu gạch về phân tích nhưng quên không thắp hương về cứ mệt mỏi trong người mãi không thôi. Sự linh thiêng dường như là có thật”.
Sự báo ứng kỳ lạ
Người dân ở Xóm Tháp vẫn rỉ tai nhau lời sấm truyền rằng: Hễ ai đào bới tháp để tìm vàng thì sẽ lụi bại trong đau đớn. Chẳng biết có phải là sự tình cờ ngẫu nhiên không mà năm 2010, ông Trần Văn Chung sau khi nghe nói thấy vàng sáng chóe xuất hiện hàng đêm đã quá tò mò đến đây đào bới. Đào mãi chẳng được gì mà phải nằm một chỗ suốt cả tuần vì lên cơn sốt liên miên. Như thói quen khó lý giải cứ có chuyện gì bất an, người dân Hương Thủy lại đến đâu cầu sự bình an, cầu cho cả sự thanh thản khi gặp chuyện muộn phiền. Bà Nguyễn Thị Nhung tâm sự: “Đào bới tháp là bị điềm báo ngay đấy. Có lần, người ta mang cả máy đến khoan tháp nhưng khoan đến đâu mũi khoan gẫy đến đó. Toàn va phải đá cứng, không tài nào xâm nhập được. Cụ Nguyễn Thị Nhỏ nay đã gần 80 tuổi cũng kể rằng: “Các đời ông, đời cha tôi kể lại rành mạch rằng, xưa Vua Chàm có đóng đô ở đây một thời gian chớp nhoáng. Vì vậy có thể nhiều của cải, châu báu của hoàng tộc Chiêm Thành được cất giấu ngay dưới chân tháp này.
Nhưng rồi sau đó có một trận binh biến rất tàn khốc, hoàng tộc Chàm rút chạy về xứa Phan Rang, rất nhiều tướng lĩnh và nhiều chức sắc trong dòng tộc Chăm đã tử nạn trong cơn loạn lạc và được chôn cất ngay quanh chân tháp này. Nghe kể vậy nhưng tôi cũng chưa được tự thân chiêm nghiệm sự chính xác của nó. Thế nhưng đã có nhiều đêm, tôi thấy hình dáng những người Chăm đi trên những vạt cỏ quanh hai phế tích tháp cổ này. Nhiều người rồi, do báng bổ lời nguyền nên đã gặp hạn đen”. Không biết lời giãi bầy của cụ Nguyễn Thị Nhỏ có bao nhiều phần trăm chính xác. Nhưng sâu chuỗi các sự kiện lại thì rõ ràng rất có thể, vua Chiêm Thành đã từng có mặt ở đây trong một thời gian ngắn ngủi.
Nhiều người khác còn kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, lính Pháp cùng các các tên chư hầu người Việt đem máy móc hiện đại tới tìm vàng ở đây nhiều lần đều bất thành. Chúng dùng máy khoan để dò tìm, nhưng tất cả mũi khoan khi chạm xuống mặt đất đều gãy một cách kỳ lạ. Có lần nhiều thợ khoan đang hăng hái đào bới bỗng lăn ra ngất xỉu. Từ đó lời nguyền quanh tháp cổ này càng trở nên huyền nhiệm hơn.
Theo anninhthudo.vn
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có buổi kiểm tra thực tế tại Hồ Thủy Tiên nhằm đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp khai thác phù hợp.
Sáng ngày 08/5, tại Hội đồng nhân dân tỉnh đã diễn ra Kỳ họp bất thường thứ 8, Khóa VII nhằm thảo luận và thông qua 15 Nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phục hồi phát triển du lịch do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các Nghị quyết nhằm định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng 8/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua nghị quyết về chính sách kích cầu du lịch nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Sáng 5/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và nhằm kích cầu du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn về việc miễn vé tham quan Đại nội và các điểm di tích.
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), mở đầu số báo tháng 4, Sông Hương giới thiệu bài viết của Giáo sư Phong Lê: “Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc”. Những người lính như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc đồng thời cũng là những nhà văn đã dấn thân viết lại sự thật ở cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền nhiệt huyết yêu Tổ quốc cho thế hệ mai sau. Từng trang nhật ký là cảm xúc chân thành về một thời gian khó mà hào hùng. Nhiều người lính vô danh khác cũng để lại tuổi xuân nơi chiến trường, mang theo vô vàn câu chuyện về bao số phận khác nữa. Họ đã cống hiến quá nhiều cho nền hòa bình hôm nay.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn số 2426/UBND-GD ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người là giải pháp hết sức cấp thiết, nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Tháng 3 với nhiều ngày lễ lớn. Qua bài viết “Ngày và nơi ra đời Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng ta biết được ngày ra đời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là 03/04/1930. Những hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, tạo bước tiến triển cách mạng mạnh mẽ. Tiếp đó là dòng hồi ức về tác phẩm “Tiếng hò vang trên Thành Huế” với niềm vui Huế được giải phóng trong ngày 26/3/1975 và bài hát này đã được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam tối hôm đó. Ở tùy bút “Về quê mẹ, cảm nhận về “Quê mẹ” mở ra nhiều kỷ niệm cảm động của tác giả về vùng quê xưa thời giặc vây khốn. Và những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu gợi vẻ đẹp xóm làng, tình đùm bọc cưu mang, niềm tin về một ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, người người đoàn tụ và vẻ đẹp thuần khiết quê xưa lại hồi sinh.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 6
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(11h00 ngày 11/3/2020)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 5
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(18h00 ngày 10/3/2020)
Thông báo danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn hiện đang bán mặt hàng gạo, khẩu trang vải kháng khuẩn, cụ thể như sau:
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa có Công văn chỉ đạo về việc miễn phí 100% giá vé tham quan di tích đối với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống dịp 08/3.
Chiều ngày 4/3, tại trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức triển lãm “Cảm ơn Eva” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.
Quý bạn đọc thân mến.
Mùa xuân như là sự hòa điệu giữa sắc khí trong xanh và tâm nguyện an lành. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc những nét tài hoa và nỗi lòng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hiếm người nhạc sĩ nào lại viết nhạc hay ở nhiều đề tài như ông. Từ những ca khúc về mùa xuân đất nước như Đảng đã cho ta cả mùa xuân, (một trong 3 ca khúc của ông nằm trong “tốp 10” ca khúc hay nhất về Đảng), cho đến những ca khúc viết cho thiếu nhi (Cánh én tuổi thơ), viết về nhân dân trong kháng chiến và lao động sản xuất, tiêu biểu như Bài ca người thợ mỏ, Những vì sao ca đêm, Con kênh ta đào…
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (thuộc Sở Y tế) cho biết, tính đến ngày 23/02/2020, trên địa bàn tỉnh không có ca bệnh nào dương tính với Covid-19; có 06 trường hợp nghi ngờ ca bệnh Covid-19 được làm xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.
Sáng 24/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tin tổ chức buổi cung cấp thông tin cho báo chí về việc vụ Nữ sinh T. H X.N (lớp 12, trú xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) có biểu hiện ho, sốt, sau đó tử vong.
Đó là thông điêọ của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trong thư gửi đến các đối tác và khách du lịch ngày 20/02/2020.
Chiều ngày 17/02, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các hiệp hội trên địa bàn tỉnh để đánh giá tác động của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đến kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó có những định hướng, giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng về phát triển kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế vừa tổ chức buổi gặp mặt báo chí đầu xuân Canh Tý – 2020 nhằm thông tin một số nội dung kết quả của ngành Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi họp Ban chỉ đạo tỉnh về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona vào chiều tối ngày 10/2/2020.