Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Có người may mắn thấy, có người không. Song dường như được tận mắt chiêm ngắm những điều lạ lùng này vẫn là sự tò mò háo hức. Có người còn kể lại rằng đã nhiều lần thấy vàng có thể di chuyển giữa không trung nhưng khi chạy tới thì liền vụt biến mất. Có khi mải miết lùa theo, bỗng nhiên vàng hóa thành cục đá. Ngỡ ngàng hơn nữa, không chỉ ở Huế mà quần thể tháp cổ (hay còn gọi là Tháp bà Ponagar) giữa lòng phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn từng tồn tại một kho vàng. Nhiều dấu tích đã minh chứng cho điều này.
Chưa thể khẳng định được, những loại “vàng hời” trong nỗi ám ảnh những người dân đến xóm Tháp có biết chạy hay không nhưng niềm tin đó đã tồn tại trong nhiều người như một bấu víu tâm linh. Nơi đó với những dấu tích cũng hiển hiện sự tồn tại của người Chiêm Thành một thuở.
Tiếng động lạ từ những đêm khuya vắng
Trần Miên Thảo, một nhà khảo cứu văn hóa nhiều lần về Huế vẫn phân vân giãi bầy với tôi rằng: “Nghe về phế tích này đã nhiều, có nhiều huyễn hoặc lắm nhưng phải tận mắt chứng kiến tôi mới tin được. Thế nên có đợt cả tuần lễ tôi về quanh quẩn ở đây chỉ để một lần được xem thứ “vàng hời” đó nó ra làm sao. Ấy thế nhưng vì thiếu may mắn hay sao mà nhiều đêm trăng tôi canh ở phế tích này mà vẫn không thấy được. Chỉ có những đêm khuya thanh vắng, từ trong tháp cổ của phế tích này mới vọng ra tiếng âm u rất kỳ quái, thâm trầm. Có đêm tôi mường tượng ra như tiếng hành quân của hàng trăm binh sỹ từ thời đại Chiêm Thành. Càng tiến lại gần tiếng thâm u ấy càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, khi mang đèn pin bật lên soi vào khu phế tích này thì mọi tiếng động lại như chìm lặng xuống”.
Như minh chứng thêm cho lời nói của ông Thảo, bà Lụa, người dân ở Hương Thủy quả quyết: “Khu phế tích này nghe nói thiêng liêng lắm. Thời tôi sinh ra đã có rồi. Trải qua bao biến cố nó đã trở nên rêu phong và bị cây cối phủ lấp. Nhưng ở đó vẫn là chốn bất khả xâm phạm với nhiều người. Cứ vào những đêm khuya thanh vắng, tiến về phía phế tích đó tiếng động lạ sẽ dội vào tai. Có lúc thì trầm bổng như những điệu nhạc, có lúc lại chắc nịch như tiếng chiêng lệnh cho các đội quân ra trận. Rất khó diễn đạt một cách rành mạch. Nhưng rõ ràng, rất khác. Nhiều lần rồi, tôi trở đi trở lại để xem mình có bị ảo giác hay tai có vấn đề gì không nhưng lần nào cũng nghe dội về một thứ âm thanh kỳ bí đó”.
Theo đoán định của ông Trần Miên Thảo, có thể tiếng vọng đó là cộng hợp của các âm thanh giữa gió, tiếng côn trùng. Thứ âm thanh hỗn hợp này khi đi qua phế tích bị lọc lại bởi lớp gạch đá còn sót nên phát ra âm thanh lạ như vậy. Thế nhưng điều khó giải thích là ngay trong những đêm trời im lặng như tờ, không mảy may chút gió thì âm thanh từ phế tích này vẫn phát ra như thường.
Vàng biến thành vật thể sống và biết chạy
“Lần đó tôi hoảng hết cả người. Phải mất một lúc định hình thì mới dám đứng lại nhìn. Hàng loạt vàng biến hóa thành các vật thể cứ bay lượn giữa không trung. Đó cũng là vào một đêm trăng sáng, sau khi đi thăm một số người bạn về qua khu phế tích này, đang vừa đi vừa hóng mát thì tôi thấy cảnh tượng đó. Liền chạy về nhà kêu thêm người thân ra chứng kiến điều lạ lẫm này nhưng khi có đông người chạy ra thì không còn thấy vàng đâu nữa. Mấy lần sau, cứ đêm đêm tôi lại ra xem bóng vàng sáng rực lên và di chuyển, tôi cố lùa theo xem cận cảnh nhưng càng tiến tới thì vàng càng bay ra xa, không tài nào nắm bắt được. Vàng hiện lên thành cả con chó, con rồng, con gà… ngay trước mắt mình ấy. Lúc đầu chuyện này khiến nhiều người khó tin nhưng sau nhiều người trong xã đều được chứng kiến nên không còn mấy ai lạ lẫm nữa”- Ông Trần Thanh Ngọc, một người may mắn thấy vàng chạy giữa đêm vắng kể lại.
Xóm Tháp còn có tên gọi khác là thôn Liễu Cốc Thượng. Hầu hết các bậc cao niên trong thôn này đều không nhớ đích xác mốc hình thành các tòa tháp này. Ông Trần Trung, một người già trong thôn cho biết: “Sở dĩ người ta gọi là Xóm Tháp vì trong xóm này có mấy cái tháp cổ đó. Chắc đã có đến hàng nghìn năm rồi. Từ ngày tôi sinh ra đã thấy nó hiện hữu ở đây. Trước kia cứ ngày lễ người ta đều mang nhang ra đây thắp và cầu mọi vật sinh sôi lẫn bình yên cho làng mình. Dù chỉ là tín ngưỡng nhưng dường như sau một lần kêu cầu thấy cuộc sống thuận lợi hơn”. Những người già Xóm Tháp kể lại rằng: Từ thuở xưa, tòa tháp cổ này rất uy nghi và tráng lệ. Hai tòa tháp được xây dựng cách nhau chừng gần 10m. Tất cả vật liệu đều là một loại gạch đá rất đặc biệt. Có lúc lấy búa đập vào cũng không tài nào vỡ ra được. Thế nhưng trong chiến tranh, bom đạn liên miên, hai tòa tháp dẫu kiên cố đến mấy cũng không đủ sức để chống chọi nên đến nay chỉ còn lại hai chân tháp, xung quanh cỏ đã mọc lên chìm lấp và hiển hiện một vẻ thâm u, kỳ bí. Xóm Tháp xưa kia là nơi định cư của dòng tộc Vua Chàm, nên hầu hết người Chăm sinh sống ở đây. Nhưng rồi qua bao biến cố, người Chăm quay về với cố cựu và quê hương gốc của mình ở Ninh Thuận, Bình Thuận nên vùng đất này nhường lại cho những người xứ Huế.
Thứ vàng hiện lên thành các vật thể mà những người dân thấy trong những đêm khuya ấy là thứ vàng chỉ nhìn thấy chứ không thể lấy được, thấy bóng dáng con người chúng lập tức biến mất. Ông Cự, một người nhiều lần thấy vàng di chuyển kể: “Kinh nghiệm sinh sống lâu năm của tôi ở đây cho thấy cứ mỗi khi vàng hiện lên là báo hiệu những điều tốt lành cho làng. Nếu ai cứ cố mà báng bổ hay đuổi bắt vàng bằng được là bị ốm đau ngay. Nếu không biết đường mang hương ra tháp cổ mà thắp kêu cầu thì cứ ốm dai dẳng mãi không thôi đấy”. Ông Quốc Đồng, người nhiều lần đến thăm hai chiếc tháp cổ này cũng tỏ ra ngạc nhiên: “Lối kiến trúc của loại tháp này rất đặc biệt. Các vật liệu này rất khó tìm thấy ở thời hiện đại. Có lần tôi đến đây lấy một mẫu gạch về phân tích nhưng quên không thắp hương về cứ mệt mỏi trong người mãi không thôi. Sự linh thiêng dường như là có thật”.
Sự báo ứng kỳ lạ
Người dân ở Xóm Tháp vẫn rỉ tai nhau lời sấm truyền rằng: Hễ ai đào bới tháp để tìm vàng thì sẽ lụi bại trong đau đớn. Chẳng biết có phải là sự tình cờ ngẫu nhiên không mà năm 2010, ông Trần Văn Chung sau khi nghe nói thấy vàng sáng chóe xuất hiện hàng đêm đã quá tò mò đến đây đào bới. Đào mãi chẳng được gì mà phải nằm một chỗ suốt cả tuần vì lên cơn sốt liên miên. Như thói quen khó lý giải cứ có chuyện gì bất an, người dân Hương Thủy lại đến đâu cầu sự bình an, cầu cho cả sự thanh thản khi gặp chuyện muộn phiền. Bà Nguyễn Thị Nhung tâm sự: “Đào bới tháp là bị điềm báo ngay đấy. Có lần, người ta mang cả máy đến khoan tháp nhưng khoan đến đâu mũi khoan gẫy đến đó. Toàn va phải đá cứng, không tài nào xâm nhập được. Cụ Nguyễn Thị Nhỏ nay đã gần 80 tuổi cũng kể rằng: “Các đời ông, đời cha tôi kể lại rành mạch rằng, xưa Vua Chàm có đóng đô ở đây một thời gian chớp nhoáng. Vì vậy có thể nhiều của cải, châu báu của hoàng tộc Chiêm Thành được cất giấu ngay dưới chân tháp này.
Nhưng rồi sau đó có một trận binh biến rất tàn khốc, hoàng tộc Chàm rút chạy về xứa Phan Rang, rất nhiều tướng lĩnh và nhiều chức sắc trong dòng tộc Chăm đã tử nạn trong cơn loạn lạc và được chôn cất ngay quanh chân tháp này. Nghe kể vậy nhưng tôi cũng chưa được tự thân chiêm nghiệm sự chính xác của nó. Thế nhưng đã có nhiều đêm, tôi thấy hình dáng những người Chăm đi trên những vạt cỏ quanh hai phế tích tháp cổ này. Nhiều người rồi, do báng bổ lời nguyền nên đã gặp hạn đen”. Không biết lời giãi bầy của cụ Nguyễn Thị Nhỏ có bao nhiều phần trăm chính xác. Nhưng sâu chuỗi các sự kiện lại thì rõ ràng rất có thể, vua Chiêm Thành đã từng có mặt ở đây trong một thời gian ngắn ngủi.
Nhiều người khác còn kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, lính Pháp cùng các các tên chư hầu người Việt đem máy móc hiện đại tới tìm vàng ở đây nhiều lần đều bất thành. Chúng dùng máy khoan để dò tìm, nhưng tất cả mũi khoan khi chạm xuống mặt đất đều gãy một cách kỳ lạ. Có lần nhiều thợ khoan đang hăng hái đào bới bỗng lăn ra ngất xỉu. Từ đó lời nguyền quanh tháp cổ này càng trở nên huyền nhiệm hơn.
Theo anninhthudo.vn
Sáng 23/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 năm 2021.
Sáng ngày 23/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tập thơ “Quê mẹ” của nhà thơ Tố Hữu do Liên hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế ấn hành. Chương trình nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Ngày 21/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng.
Chiều 20/9, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (26 – Lê Lợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức chương trình tưởng nhớ 200 năm (1820-2020) ngày mất của đại thi hào, danh nhân văn hóa Nguyễn Du với chủ đề “Nguyễn Du – Tiếng thơ ai động đất trời”.
- Niềm hạnh phúc của tự do - Dương Hoàng
Ngày 24/8/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Người từng kéo cao cờ đỏ sao vàng trên Kỳ đài Huế - Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Sáng 19/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ khai trương trực tuyến Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia (TTBCQG), Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (TTCĐĐH) và công bố dịch vụ công (DVC) trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ đặt tại VPCP và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Tham gia tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Sáng 31-7, trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định lùi thời gian tổ chức Festival Huế 2020 lại năm sau. Festival Huế lần thứ 11 dự kiến diễn ra ngày 26-31/8, tuy nhiên do dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định dời sang năm 2021.
Chiều ngày 23/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi trao nhạc cụ kèn trống cho dàn nhạc Kèn Huế.
Ngày 20 tháng 7, tại Hà Nội, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2020-2025).
Sáng 19/7, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều ngày 13/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị phát hành sách “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Thừa Thiên Huế” tập V. Đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Phan Thiên Định, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Ngày 9/7/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị triển khai và phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà.
Sáng ngày 9/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc, Hệ 9 Tiền biên tổ chức húy kỵ và tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Tổ Miếu.
Chiều ngày 8/7, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học “Huế-Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Đại diện Bộ VH,TT&DL, Hội LHPN Việt Nam; có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các nhân sĩ, trí thức, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc trong và ngoài tỉnh.
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ
LẦN THỨ KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ
LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
Chiều ngày 30/6, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề “Công cộng, Riêng tư, Thầm kín” của nhiếp ảnh gia Joseph Gobin và nghệ sĩ thị giác Phương Nguyễn qua phần giám tuyển của Nhiếp ảnh gia Mai Nguyên Anh.
Chiều 30/6, Viện Pháp tại Huế tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới. Đến dự buổi lễ có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.