Trò chuyện với nhà thơ Trinh Đường

15:13 26/04/2022


Phóng viên TCSH: Hình như từ trước có một sự gợi ý của ai chăng, công trình anh đang làm: Một thế kỷ thơ Việt?

Nhà thơ Trinh Đường - Ảnh: baodanang.vn

Trinh Đường: Dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, tôi có phát biểu "Đã đến lúc nên nhìn lại chặng đường văn học nửa thế kỷ qua, khẳng định cái được, cái mất. Cũng đã đến lúc làm một cuộc tổng kết về bước phát triển của văn học sử của dân tộc chúng ta trong thế kỷ 20, chuẩn bị hành trang để bước vào kỷ nguyên tới... Công trình tôi đang làm xuất phát từ đó...

P.V: Việc gì cũng bắt đầu từ sáng kiến cá nhân, nhưng một mình anh làm sao có thể tiến hành một công trình đồ sộ như vậy?

T.Đ: Các bạn tôi Tế Hanh, Huy Cận, Anh Thơ là ba trong nhiều người đầu tiên nhiệt liệt ủng hộ việc làm của tôi. Hàng nghìn thư và thơ gửi tham gia, chứng tỏ các bạn thơ và yêu thơ cả nước đều hưởng ứng. Có tự tin mới làm nhưng phòng hạn chế nhiều mặt, tôi có mời một số bạn thơ cùng làm.

P.V: Anh có thể cho biết tên là những ai?

T.Đ: Tập sách ra đời phải dành trang trước ghi tên nhóm biên soạn. (Gồm có ba bạn trong nhóm văn học Khuê Văn thành lập hơn mười năm nay của tôi: Trinh Đường, Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện và ba bạn nữa: Tế Hanh, Ngô Văn Phú, Anh Ngọc). Đa số bạn trong nhóm đều đủ trình độ cáng đáng công trình này. Để bảo đảm tối đa kết quả, chúng tôi còn khai thác chất xám ở rất nhiều nguồn khác nhau trong cả nước.
 

Nhóm Khuê Văn - Hà Nội: Hàng đầu từ trái qua là các nhà thơ:Trần Lê Văn, Trinh Đường và Huy Cận - Ảnh: baodanang.vn


P.V: Anh cho biết tính chất công trình này so với những tuyển thơ đã có?

T.Đ: Trước hết là thơ hay xét trên bình diện thế kỷ. Cùng với cái hay có ít nhiều gắn bó với lịch sử. Ví dụ thơ Hồ Chủ Tịch gắn với việc Bác làm cách mạng bị ở tù, như bài "Chiếc xe xác đi qua phường Dạ Lạc" của Văn Cao gắn tình hình đói kém trước khởi nghĩa 45... Nhưng nhiều bài đã in với số lượng cao góp phần đẩy mạnh việc đánh thắng quân thù, chúng tôi quý nó, nhưng vẫn không tuyển vì lẽ nó không hay. Công trình này còn khác ở nhiều hợp tuyển khác ở chỗ tập hợp những bài thơ hay có tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân bản của các bạn thơ trong các vùng tạm chiếm cũ và kiều bào ta ở nước ngoài không phân biệt chính kiến và khuynh hướng nghệ thuật.

P.V.: Những khó khăn lớn nhất trong công việc của anh và nhóm tuyển?

T.Đ: Nhiều. Trước nhất là trình độ, tạm được giải quyết bằng "đông tay vỗ nên kêu" của cả nhóm. Thứ hai là khách quan không thiên vị, được giải quyết bằng cách giấu tên tác giả trước khi đưa ra cho nhóm tuyển. Thứ ba là tiền. Cả nhóm đều làm với đồng lương hưu, lương tại chức... và nhuận bút nhì nhằng. Tinh thần và công sức không thể thay thế cho dinh dưỡng cần thiết khi làm, chúng tôi đang tìm một Mạnh Thường Quân tài trợ cho khoảng ba bốn triệu gởi Ngân hàng lấy lãi để làm mà chưa biết ai là người sẽ vì nghĩa, và cố nhiên vì nền thơ ca của đất nước, đứng ra giúp chúng tôi làm tròn nhiệm vụ to lớn này.

P.V: Anh cho biết số lượng trang sẽ in và thời gian ấn hành.

T.Đ: Nhóm tuyển chúng tôi đã họp phiên đầu và thống nhất với nhau sẽ in làm ba tập. Tập I từ đầu thế kỷ đến 45. Các cụ như Tú Xương, Yên Đỗ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... mở đầu rồi qua cái cầu nối là Tản Đà đến Thế Lữ, Xuân Diệu... Tập này làm xong giữa 93 và in ngay sau đó. Tập II gồm các nhà thơ cách mạng và kháng chiến, các bạn thơ vùng tạm chiếm trước và kiều bào ta ở nước ngoài từ 45 - 75. Tập này làm xong cuối 93 để in. Tập III giành cho các bạn thơ xuất hiện sau 75, làm xong giữa 94 để in. Ba tập ước lượng 2000 đến 2500 trang.

P.V: Tôi đã đến nhà anh. Có thể nói anh là đại biểu tiêu biểu cho tầng lớp dân nghèo thành thị. Vậy tiền đâu để in?

T.Đ: Tôi rất hân hạnh được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam nhận in cả ba tập. Tiền khó với tôi đã đành nhưng cũng không dễ đối với Nhà xuất bản. Nhận lời hỗ trợ, tôi có nhằm nhiều nguồn tiền. Hoặc một cá nhân hay một xí nghiệp hào phóng, một tổ chức văn hóa trong ngoài nước, nhưng chỗ tôi hy vọng nhiều nhất và cũng để dành cái vinh dự, và để đền ơn đáp nghĩa cho nơi đã sinh ra tôi, là bà con tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng mà đại diện là Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh. Gạch ngói có thể hư nát, chứ tập một thế kỷ thơ Việt này sẽ sống ngoài vòng dâu bể. Nếu lãnh đạo tỉnh sinh quán của tôi nhận tài trợ để in tập này, thì nói cho có hình tượng, tức là dựng một ngôi nhà bằng thơ cho cả nước. Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ QN-ĐN, nghe tôi trình bày đều tin tưởng rằng Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân Tỉnh QN-ĐN sẽ hào hiệp tài trợ để xuất bản công trình thế kỷ này.

P.V: Cám ơn anh Trinh Đường về buổi gặp gỡ bổ ích anh đã dành cho TCSH?

P.V
(TCSH53/01&2-1993)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. 

  • NGUYỄN DƯ

    Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!

  • NGUYỄN VĂN SƯỚNG

    Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.

  • LIỄU TRẦN

    Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).

  • HOÀNG THỤY ANH    

    Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.

  • DO YÊN     

    Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.

  • TRẦN HOÀNG

    (Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
    Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

  • LÊ KHAI

    "Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.

  • NGUYÊN HƯƠNG    

    1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG

    Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BA   

    Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.