Triết học trong thời kỳ đại dịch

17:49 09/11/2021

ANDREW HAAS  

Khi virus corona mới xuất hiện, tôi bắt đầu dạy tác phẩm Phaedo của Plato [đối thoại nổi tiếng của ông bàn về sự bất tử của linh hồn - ND].

Ảnh: thephilosophicalsalon.com

Đối thoại - kể lại ngày cuối cùng trong cuộc đời của Socrates, bao gồm cả cái chết của ông ta do uống thuốc độc - cho phép chúng ta đặt ra hai câu hỏi. Đầu tiên, Socrates có ý gì khi nói rằng, đối với chúng ta, triết học là sự chuẩn bị cho cái chết, hay thực hành cho cái chết? Thứ hai, trong thời kỳ đại dịch, khi cái chết vây quanh, chúng ta triết lý như thế nào trong mối quan hệ với người khác?

Câu hỏi đầu tiên cho phép chúng ta thấy rằng triết học không chỉ là một môn học hàn lâm như bất kỳ môn học nào khác. Dẫu có nhiều điều cần biết và nhiều tri thức cần đạt được (về ý niệm, linh hồn, nhận thức luận), nhưng nhiệm vụ của nó không chỉ đơn giản là biết. Đúng hơn, đó là một kiểu sống, một cách tồn tại. Và giống như câu cách ngôn “hãy biết rằng ngươi sẽ phải chết” (memento mori), điều mà đại dịch này tạo ra đó là việc sống chung với chết, hay sống trong khi cái chết đang rình rập, sống như đang-sống-và-đang-chết, ngay bây giờ, trong hiện tại, cùng một lúc. Vì cái chết không chỉ đơn giản là một cái gì đó sẽ đến, giống như một số loại sự kiện trong tương lai; nó ở đây và ngay bây giờ, chúng ta đang làm gì và đã làm gì; nó là những gì liên tục xảy ra.

Nếu triết học chuẩn bị cho chúng ta trước cái chết, thì đó không phải là sự chuẩn bị cho điều sẽ xảy ra, cho sự ra đi của chúng ta, hoặc cho sự ra đi của bạn bè và những người thân yêu, hay những người xa lạ và bị ghẻ lạnh. Ngược lại, triết học chuẩn bị cho chúng ta cái chết bằng cách chỉ cho chúng ta cách sống, bằng cách cho phép chúng ta thực hành việc sống và việc chết. Bởi vì triết học nghiên cứu cách suy tư và cách nói, hành động và tồn tại trong khi đang-sống-và-đang-chết. Thật vậy, đây là đời sống triết học: quan tâm đến việc suy tư và nói, hành động và tồn tại, sao cho chúng ta nhận thức được về cả việc đang sống lẫn đang chết diễn ra như thế nào. Không phải chỉ là chuyện sống tốt hay ốm đau vì chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, hoặc vì chúng ta sẽ chết trong tương lai, hoặc vì chắc chắn rằng cuối cùng tất cả mọi người đều chết, và cái chết vẫn còn bao trùm cả phía chân trời. Đúng hơn, như một cách sống ngay bây giờ, trong hiện tại, như một cách chết, như một kiểu chết, triết học là sự chuẩn bị để tự hoàn thiện mình, một thực hành tự hiện thực hóa nó ở trong hành động: nó tự mình thực hiện ở trong hành động.

Và công việc của triết học, trước hết và quan trọng nhất, là suy tư và nói về triết học, tức là đưa ra “một chút suy tư theo kiểu Socrates, và còn nhiều hơn thế về sự thật,” trước khi triết học có thể bắt đầu suy tư và nói về bất cứ điều gì khác (như trong nghệ thuật và khoa học). Công việc của triết học là hành động và là triết lý trước khi hành động và tồn tại theo một cách nào đó khác (cho dù là trú ẩn tại chỗ hay tìm kiếm vắc xin, chăm sóc người bệnh hay hoàn toàn không quan tâm gì ráo, thích hành động như những con lừa, con kiến, con ong, con sói hay diều hâu). Đây là cách Socrates trải qua ngày cuối cùng của đời mình: sống khi cái chết đang cận kề, chết khi đang sống, và qua đó, để thực hành triết học. Đây là lý do tại sao ông ta khẳng định rằng điều đó cũng giống như tất cả những thứ còn đọng lại. Vì ông ta đã thực hành cả đời mình để triết lý, đấy là lý do tại sao, khi được hỏi ông ta muốn gì vào ngày cuối cùng của mình, cho điều ước cuối cùng của mình, Socrates nói: “Không có gì mới”, chỉ những điều đã cũ, những gì ông ta đã và đang nghĩ và nói, đang làm và đang tồn tại, như ông ta đang sống và cũng đang chết. Và đây là lý do tại sao, nếu chúng ta muốn “một cái gì đó mới”, bây giờ trong thời kỳ của virus corona mới, đang bị phong tỏa hoặc gỡ bỏ phong tỏa, đó là bởi vì chúng ta đã không thực hành việc chuẩn bị cái chết, bởi vì, cho đến khi chúng ta lo lắng hoặc không quan tâm, chúng ta không sống một đời sống triết học.

Mạch suy tư này cho phép chúng ta đặt ra câu hỏi thứ hai về việc làm thế nào mà những người trong chúng ta đang sống, đang sinh tồn trong khi vẫn đang chết trong trận đại dịch này, có thể thực hành triết học trong mối quan hệ với người khác. Và đây, những lời cuối cùng của Socrates là một manh mối: ông nhắc bạn bè của mình rằng họ mắc nợ Asclepius, vị thần chữa bệnh, vì vậy họ không nên bỏ bê món nợ mà hãy lo trả nó. Bản thân Plato cũng bị ốm và không thể ở bên Socrates vào ngày cuối cùng của ông ấy. Nhưng những lời của Socrates thì cho thấy rằng ông quan tâm đến cuộc sống của Plato cả ngay lúc ông qua đời. Thậm chí còn nhiều hơn: những lời của Plato - vì ông là tác giả của cuộc đối thoại - nói về điều mà Socrates không thể biết được, tức điều mà Plato đã khôi phục lại, và vì vậy món nợ đã đến hạn trả. Nói cách khác, người đã vắng mặt trong suốt bản văn, Plato ốm yếu, lại xuất hiện trong lời cầu xin của Socrates đang hấp hối. Tác giả khẳng định mình như đã có mặt từ trước đến nay, như việc đưa lời nói vào miệng các nhân vật của mình. Như vậy, phần cuối của cuộc đối thoại cho thấy bằng cách nào đó những người vắng mặt cũng hiện diện, hoặc hiện diện như là vắng mặt, và những người ở đây không phải là tất cả những gì ở đó.

Cũng như cái chết không chỉ đơn giản là vắng mặt khỏi cuộc sống - ít nhất là đối với những người làm triết học -, vì vậy, tác giả cũng không chỉ đơn thuần là mất tích khỏi tác phẩm. Plato không chỉ đơn giản đứng ngoài cuộc đối thoại. Những người khác không chỉ khác hơn so với chúng ta. Ngược lại, tác giả ở đó, trong tác phẩm, tất cả đều cùng nhau có mặt ở đó. Plato có mặt trong cuộc đối thoại, có mặt dù vắng mặt, tham gia vào văn bản bằng cách không tham gia, hay nói ra bằng cách im lặng. Những người khác cũng là chúng ta, cũng như chúng ta là họ. Và ngay cả Plato đã chết không chỉ đơn giản là chết. Hay, chính xác hơn, khi đại dịch mang về nhà: người chết không bao giờ vắng mặt và người sống không bao giờ đơn thuần hiện diện. Thay vào đó, người chết và người sống không chỉ ở đây hay ở đó, mà là cả hai.

Điều này rõ ràng là tự mâu thuẫn: người chết như còn sống, và người sống như đang chết, cùng với sự hiện diện của một Plato vắng mặt. Không ai tin vào bóng ma, hay ma là cách người chết sống lại. Không một thực hành triết học nào - ngay cả trong đại dịch virus corona - có thể chuẩn bị cho chúng ta cái chết khi đang sống hay sự hiện diện của người chết trong đời sống của người sống.

May mắn thay, Plato gợi ý một lối thoát. Ngay khi bắt đầu cuộc đối thoại, Phaedo được hỏi liệu anh ta có hiện diện vào ngày Socrates uống thuốc độc trong tù hay không, hay liệu ai đó đã nói với anh ta về điều đó. Anh ấy trả lời: “Chính tôi đã ở đó.” Hay nói đúng hơn là Phaedo chỉ nói: “Bản thân tôi.” Hoàn toàn có thể chấp nhận được khi ngụ ý “Tôi đã ở đó.” Cũng giống như động từ “hiện hữu”, hiện hữu thường chỉ được ngụ ý trong tiếng Hy Lạp và trong nhiều ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Do Thái hoặc tiếng Nga. Nhưng kiểu nói này không chỉ là một cách nói, vì ngụ ý chính xác là, không nói cũng chẳng phải không nói, không nói cũng chẳng phải vẫn im lặng, giống như sự tồn tại cũng không có trong câu trả lời của Phaedo.

Trong chính cấu trúc lời nói của mình, Plato thể hiện ngụ ý là như thế nào: không hiện diện cũng không vắng mặt, mà chỉ đơn thuần được ngụ ý. Người chết là như thế nào, họ là như thế nào: tức được ngụ ý - mặc dù không sống cũng không chết - trong đời sống của người sống. Đây cũng là cách chúng ta được người khác ám chỉ đến. Và ở đây, cuối cùng, triết học cho phép chúng ta thực hành: một hàm ý tư duy, nói ra bằng cách ngụ ý, ám chỉ đến những gì được làm và không được làm, được ngụ ý… Đây chính là lý do tại sao tôi đã dạy Phaedo của Plato trong thời kỳ đại dịch.

Khả Hân dịch
Dịch từ “Philosophy in the Time of the Pandemic” (http://thephilosophicalsalon.com/)  
(TCSH391/09-2021)


 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THUÝPhê bình văn học Việt Nam, sau sự khởi nguồn của Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933) chia thành hai ngả. Một xuất phát từ Phê bình để trở thành lối phê bình chủ quan ấn tượng với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (1942). Lối kia bắt nguồn từ Cảo luận tạo nên phê bình khách quan khoa học với Vũ Ngọc Phan của Nhà văn hiện đại (1942), Trần Thanh Mai của Hàn Mặc Tử (1941), Trương Tửu của Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945). Sự phân chia này, dĩ nhiên, không phải là hành chính, mà là khoa học, tức sự phân giới dựa trên những yếu tố chủ đạo, nên không phải là không thể vượt biên. Bởi, mọi biên giới đều mơ hồ hơn ta tưởng, nhất là ở khoa học văn chương.

  • LTS: Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài "Một lời biện hộ cho thơ" của ông sau đây do dịch giả Trương Hồng Quang thực hiện.

  • TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

  • PHẠM QUANG TRUNGCó lần, dăm ba người có thiên hướng lý luận chúng tôi gặp nhau, một câu hỏi có thể nói là quan thiết được nêu ra: trong quan niệm văn chương, e ngại nhất là thiên hướng nào? Rất mừng là ý kiến khá thống nhất, tuy phải trải qua tranh biện, không đến nỗi quyết liệt, cũng không phải hoàn toàn xuôi chiều hẳn. Có lẽ thế mới hay!

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.

  • NGUYỄN HOÀN Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc và văn hoá Việt Nam được ái mộ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Vì thế mà từ khi ông qua đời đến nay đã có trên chục đầu sách viết về ông, một số lượng hiếm thấy đối với các nhạc sĩ khác. Gần đây có cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2008. Với niềm ngưỡng mộ tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã hăm hở tìm đọc cuốn sách mới này nhưng tiếc thay, chưa kịp trọn nỗi mừng đã phải thất vọng về những trang viết đánh giá đầy sai lệch và thiếu sót, phiến diện về Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam.

  • HOÀNG QUỐC HẢIThơ Lý - Trần có mạch nguồn từ Đinh - Lê, nếu không muốn nói trước nữa. Rất tiếc, nguồn tư liệu còn lại cho chúng ta khảo cứu quá nghèo nàn.Nghèo nàn, nhưng cũng đủ tạm cho ta soi chiếu lại tư tưởng của tổ tiên ta từ cả ngàn năm trước.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN          (Nhóm nghiên cứu - lý luận phê bình trẻ)Thời gian gần đây, tại Việt , các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản H.Murakami thường xuyên được dịch và xuất bản. Là một giọng nói hấp dẫn trên văn đàn thế giới, sáng tác của ông thu hút đông đảo công chúng và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Một trong những tiểu thuyết làm nên danh tiếng của ông là Rừng Nauy.

  • PHAN TÂMQuê hương Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, cách Kim Liên, Nam Đàn, quê hương Hồ Chí Minh khoảng 60 km.Hai nhân cách lớn của đất Nghệ An. Không hẹn mà gặp, xuất phát từ lương tri dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến chủ nghĩa Mac - Lê nin, thành hai chiến sĩ cộng sản Việt Nam nổi tiếng.

  • THÁI DOÃN HIỂUNhà thơ Võ Văn Trực thuộc loại tài thì vừa phải nhưng tình thì rất lớn. Chính cái chân tình đó đã giúp anh bù đắp được vào năng lực còn hạn chế và mong manh của mình, vươn lên đạt được những thành tựu mới đóng góp cho kho tàng thi ca hiện đại của dân tộc 4 bài thơ xuất sắc: “Chị, Vĩnh viễn từ nay, Thu về một nửa và Nghĩa địa làng, người ta sẽ còn đọc mãi.

  • HÀ  ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.

  • LÊ THỊ HƯỜNGDẫu mượn hình thức của thể kí, dẫu tìm đến vần điệu của thơ, điểm nhất quán trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tôi say đắm thiên nhiên. Đằng sau những tài hoa câu chữ là một cái tôi đa cảm - quá chừng là đa cảm - luôn dành cho cỏ dại những tình cảm lớn lao.  

  • BỬU NAM1. Nếu văn xuôi hư cấu (đặc biệt là tiểu thuyết) chiếm vị trí hàng đầu trong bức tranh thể loại của văn học Mỹ - La tinh nửa sau thế kỷ XX, thì thơ ca của lục địa này ở cùng thời gian cũng phát triển phong phú và rực rỡ không kém, nó tiếp tục đà cách tân và những tìm tòi đổi mới của những nhà thơ lớn ở những năm 30 - 40.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Khi chạm vào cơn lốc và những điệu rock thơ mang tên Vi Thuỳ Linh, bất chợt tôi nhớ đến câu thơ dịu dàng và sâu thẳm của Paul Eluard: Trái đất màu xanh như một quả cam. Với P. Eluard, tình yêu là một thế giới tinh khiết, rạng rỡ và ngọt ngào: Đến mức tưởng em khỏa thân trước mặt. Còn Vi Thuỳ Linh, nếu ai hỏi thế giới màu gì, tôi đồ rằng nàng Vi sẽ trả lời tắp lự: Màu yêu.

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô Viết là một bản anh hùng ca bất tử của dân tộc Nga trong thế kỷ XX (1941-1945). Nó mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang và oanh liệt, không chỉ của đất nước Xô Viết mà còn cả với nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khẳng định bản chất tốt đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con ngưòi Xô Viết.

  • LƯƠNG THỰC THULTS: Lương Thực Thu, sinh năm 1903 tại Bắc Kinh, thời nhỏ học ở trường Thanh Hoa. Năm 1923 du học tại Mỹ. Năm 1926 về nước, lần lượt dạy học ở trường Đại học Đông Nam, Đại học Thanh Đảo, Đại học Bắc Kinh, và Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1949 sang ở Đài Loan, chủ yếu giảng dạy ở Đại học Sư phạm Đài Loan. Năm 1966 nghỉ hưu, năm 1987 ốm chết tại Đài Bắc.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG   (Đọc “Lý luận và văn học”, NXB Trẻ 2005 của GS.TS Lê Ngọc Trà)Ra mắt bạn đọc năm 1990, năm 1991, cuốn sách “Lý luận và văn học” của Giáo sư - Tiến sĩ Lê Ngọc Trà được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. 15 năm qua, những tưởng một số vấn đề về lý luận văn học mà cuốn sách đề cập đã không còn mới, đã “lạc hậu” so với tiến trình phát triển của văn học. Nhưng không, khi đọc lại cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ nhất năm 2005, những vấn đề mà GS.TS Lê Ngọc Trà đề cập vẫn còn nóng hổi và giữ nguyên tính thời sự của nó.

  • TRẦN ĐÌNH SỬLí luận văn học Việt Nam thế kỉ XX đã trải qua ba lần thay đổi hệ hình tư duy. Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1932 đến 1945 với việc hình thành quan niệm văn học biểu hiện con người, xã hội, lấy thẩm mĩ làm nguyên tắc, chống lại quan niệm văn học thời trung đại lấy tải đạo, giáo huấn, học thuật làm chính tông, mở ra một thời đại mới trong văn học dân tộc.

  • HỒ THẾ HÀĐà Linh - Cây bút truyện ngắn quen thuộc của bạn đọc cả nước, đặc biệt, của Đà Nẵng với các tác phẩm Giấc mơ của dòng sông (1998), Nàng Kim Chi sáu ngón (1992),Truyện của Người (1992) và gần đây nhất là Vĩnh biệt cây Vông Đồng (1997). Bên cạnh ấy, Đà Linh còn viết biên khảo văn hoá, địa chí và biên dịch.

  • NGÔ MINHBữa nay, người làm thơ đông không nhớ hết. Cả nước ta mỗi năm có tới gần ngàn tập thơ được xuất bản. Mỗi ngày trên hàng trăm tờ báo Trung ương, địa phương đều có in thơ. Nhưng, tôi đọc thấy đa phần thơ ta cứ na ná giống nhau, vần vè dễ dãi, rậm lời mà thiếu ý.