LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)
HOÀNG THÚY
Thành phố như một giấc mơ đi
Thành phố nằm nghe đêm hát lời tự tình bên ngực trái
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang mang ngơ ngác vào đời
thành phố bồng bềnh
dòng sông vẫn chảy, đôi cánh thuyền lạc ở phía khơi xa không
người dẫn hướng
những con sóng dập dềnh
cạn
vơi…
thành phố nối những chuyến đi hờ hững
nắng cháy rồi màn đêm tóc bạc
thành phố hát cho đất, cho cây, cho bầu trời cho mỗi đôi chân
duy nhất một bài ca rực khát
đen đúa
những nét cười trần trụi!
thành phố cô đơn
thành phố buồn
thành phố khờ khạo giấu nỗi nhớ không tên
mùa chín đỏ rồi xanh, ước nguyện qua bao lần thay lá
định mệnh xoay vần, vội vàng cuốn theo những tính toan
giữa lưng trời
chẳng có hình hài nào vẹn nguyên
thành phố lên đèn ngả vàng hiu hắt,
con đường bình minh xa lạ quá
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang giấu chút bình yên bên
ngực phải
nửa mùa thương bỏ lại
thành phố như một giấc mơ đi.
Không đề
vẫn là câu chuyện cũ, mới
em đi qua mùa thu từ lâu không có tuổi
câu thơ già trong kí ức mục rỗng
đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui
chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón
để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh
em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh
dẫu mùa đã khô khốc
hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên
Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi.
Thôi đừng viết về đàn bà
cuốn sách nằm ngoan trên giá
viết về người đàn bà
dày bốn nghìn chín chín lời ca ngợi
triệu triệu con chữ mù lòa chạy đường thẳng
lối về kết thúc bằng dấu chấm
người đàn bà có trong những người đàn bà
ngoài nỗi đa đoan và nụ môi mềm run như cỏ
là bờ ngực khát hạnh phúc
thôi đừng viết về người đàn bà
cuốn sách rồi sẽ bị bỏ quên bụi thời gian kết mạng nhện quanh co
thôi đừng hoài nghi nữa
gấp lại
ném đi
chạy đến mà níu những ngón gầy…!
(SH315/05-15)
NGUYỄN MINH KHIÊM
NGUYỄN HƯNG HẢI
LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017).
Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Hoàng Thọ - Hoa Nguyên - Trần Đức Tín - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Thanh - Mai Diệp Văn - Lưu Xông Pha
Đinh Hạ - Vũ Tư
NGUYỄN TRỌNG TẠO
TỪ HOÀI TẤN
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN PHẤN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Trương Đăng Dung - Hồ Thế Hà - Đông Hà - Phạm Nguyên Tường - Trần Ngọc Trác - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Man Kim - Hà Duy Phương - Phan Trung Thành - Hường Thanh - Lâm Hạ - Vũ Thiên Kiều - Trần Thị Tường Vy - Lê Vĩnh Tài - Bạch Diệp - Nguyễn Văn Vũ - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Hạnh Ngộ - Nguyễn Hữu Trung - Phan Lệ Dung - Trương Đình Phượng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Tất Hanh - Ngàn Thương - Phạm Quyên Chi - Anh Thư
THÁI KIM LAN
TRẦN VẠN GIÃ
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
LƯƠNG NGỌC AN
Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
SƠN TRẦN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG