LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
Có thơ đăng đầu tiên vào năm 14 tuổi, trên báo Bắc Hà. Trước Cách mạng Tháng 8, có những kịch thơ đáng chú ý như Kiều Loan, Lên Đường.
Tham gia cách mạng từ tháng 5 năm 1945, làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc xã Song Hồ. Vào bộ đội năm 1947 và có những bài thơ rất được ưa thích như Bên kia Sông Đuống, Đêm liên hoan, Giữ lấy tuổi trẻ.
Là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam ngay từ ngày đầu thành lập và là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa I cho đến năm 1958.
Sông Hương xin trân trọng giới thiệu mẩu đối thoại ngắn giữa nhà thơ với phóng viên Tạp chí trong lần gặp ở Hà Nội vừa rồi, và 3 bài trong tập thơ Kinh Bắc của ông, tập thơ được tác giả xem là tiếng nói tâm linh của thơ và là những bài thơ tác giả không thể quên được.
S.H
P.V: Xin anh cho biết qua về công việc sáng tác của anh?
H.C: Từ năm 1959 đến nay tôi vẫn sáng tác đều đặn; tập trường ca Men Đá Vàng, tập thơ Kinh Bắc (khoảng 50 bài) và một số ít bài thơ lẻ. Sau năm 1980 vì những lý do riêng tư, tôi hoàn toàn ngừng viết. Nay đang bắt đầu "thử ngòi bút" lại.
P.V: Có lẽ trong việc "thử lại ngòi bút" ấy, anh được công cuộc đổi mới đang diễn ra tiếp sức cho rất nhiều, nếu không nói là một cách quyết định?
H.C: Từ ngày đồng chí Nguyễn Văn Linh gặp các anh em văn nghệ sĩ, tôi thấy mở ra rất nhiều. Tôi ao ước và tôi tin vào công cuộc đổi mới. Với tôi, chuyện đã qua là đã qua, nói lại chuyện quá khứ, theo tôi, không ích gì. Tôi không trách ai hết. Điều quan trọng nhất, đáng lo lắng nhất là từ nay có làm được gì không, có góp sức cùng với mọi người được không để làm cái gì đó có ích cho đất nước. Sự trăn trở là nên dành cho hiện tại, vì hiện tại và xuất phát từ hiện tại. Tôi nghĩ các anh Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán… vẫn còn có thể sáng tác nhiều. Tôi biết các anh ấy tiềm lực chưa cạn đâu.
P.V: Còn anh hẳn cũng đang ấp ủ viết một cái gì đấy chứ ạ?
H.C: Tôi dự định chuyển trường ca Men Đá Vàng thành kịch thơ. Đấy là một vở ca ngợi những gì tốt đẹp của ông cha để lại (Kịch thơ là thể loại tôi có phần sở trường, còn kịch xuôi tôi viết kém lắm). Ngoài ra tôi đang mong muốn viết một kịch thơ lấy đề tài chống chiến tranh. Về những bài thơ lẻ, tất nhiên không thể định trước được; thấy thôi thúc thì làm thôi.
P.V: Tình hình văn nghệ hiện nay theo anh như thế nào?
H.C: Vẫn đang còn ngổn ngang cái mới cái cũ. Tôi mong mỏi những anh em đang còn vướng trong nếp tư duy cũ sớm suy nghĩ lại, để nhanh chóng hòa nhập vào công cuộc đổi mới. Mới như Maiakovski: "Tranh nhau vinh dự làm gì!".
HOÀNG CẦM
Lá Diêu Bông
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười se chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời...
...ới Diêu Bông...!
Theo đuổi
Em ơi thử đếm mấy giêng hai
Đêm hội Lim về
đê quai rảo bước
Đuổi tà lụa nhạt
Ánh trăng đầm thấm đường sương
Ấy bởi thương em
vườn khô bỏ ngỏ
Gió vào ra bưởi trụi hồng thui
Ấy bởi thương em
mái nhà um cỏ
Chim vào ra vách đứng cột ngồi
Em về đồng chiêm đất rạn chân chim
Em đi mưa ngâu nước ngập đồi chè
Hồ nghe đêm hội ới a
Lại xót mắt em mi trường khép bóng
Lòng tay êm mát rừng tơ xa
Lại xót tay anh đêm trường ru võng
Rừng chân mây chưa động sấm quê nhà
Chân em dài đi không biết mỏi
Má em hồng lại nổi
đồng mùa nước lụt mênh mông
Lưng thon thon cắm sào em đợi
Đào giếng sâu rồi
Đừng lấp vội đầu xanh
Lý lý ơi khát khô cả giọng
Tình tình ơi chớ động mành thưa
Chìa vôi quệt gió hững hờ
Bờ ao sáo tắm bao giờ…
…hở em.
Về với ta
Ta con bê lạc dáng chiều xanh
đi mãi tìm sim chẳng chín
Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
gặm cỏ mưa phùn
Dóng giã gọi về đồng sương
Đôi ba người lận đận
Đêm nay mẹ chẳng về chuồng
Ta con chào mào khát nước
về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm
Cây ổi giơ xương
chống đỡ mùa đông sập về đánh úp
Ô này tám đỏ ra hoa
Ta con chim cu về gù rặng tre
đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
đưa mây lành những phương trời lạ
về tụ nóc cây rơm
Ta ru em
lớn lên em đừng tìm mẹ phía cơn mưa
Ta con phù du ao trời chật chội
đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao
Uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
Vừa rụng chiều nay
dềnh mặt nước hương sen
Ta soi
chỉ còn ta đạp lùi tinh tú
Ngủ say rồi đôi cá đòng đong.
1960
(SH32/08-88)
Huỳnh Minh Tâm - Pháp Hoan- Ng.H.Dao Trì - Trần Võ Thành Văn - Trần Quốc Toàn - Lê Vi Thủy
Như Quỳnh De Prelle - Hoàng Thúy - Phùng Sơn - Ngàn Thương - Nguyễn Loan - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyên Tiêu - Nguyễn Bội Nhiên - Nguyễn Ngọc Hưng
Sinh năm 1981; Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Thuận; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Giảng dạy tại Trường Cao đắng Sư phạm Ninh Thuận; Đã xuất bản 4 tập thơ.
Nhà thơ Lê Hưng Tiến hiện làm đại diện của Sông Hương tại Ninh Thuận. Trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của anh đến bạn đọc.
SH
Huỳnh Văn Dung - Nguyễn Tân Dân - Trần Đức Trí - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Văn Long - Hường Thanh - Đông Hà
Phạm Ánh - Nguyễn Văn Thanh - Trần Thị Tường Vy - Trần Nhuận Minh - Nguyễn Văn Quang - Phan Lệ Dung - Trần Tịnh Yên - Phan Hoàng
Fan Tuấn Anh - Trần Văn Liêm - Lê Tấn Quỳnh
Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Thống Nhất - Hoàng Thụy Anh - Triệu Nguyên Phong - Đặng Văn Sử - Ngô Minh - Nguyên Hào
Hoàng Ngọc Châu - Trần Ngọc Trác - Nguyên Phong - Nguyên Quân - Biển Bắc - Phạm Bá Thịnh - Từ Hoài Tấn
NGUYỄN MIÊN THẢO
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
LGT: Biển đang quặn mình trong nỗi đau mù tối, đầy phẫn mù và bi thiết. Lời nguyện cầu cho những sáng trong cháy rực đêm sao, trả lại màu xanh yên bình vốn dĩ muôn triệu năm. Chúng ta đang tự trôi dạt, "kéo theo những đàn cá lặng im" và nếu như biển mãi im lặng, màu bạc nhường chỗ cho tối tăm, tan tan bọt sóng. Những câu thơ của Như Quỳnh De Prelle đã dội vào tâm khảm chúng ta như thế, trong những ngày tháng 4 rực nóng.
Trường Giang gt.
Nguyễn Minh Khiêm - Trần Võ Thành Văn - Bùi Hoàng Vũ - Khaly Chàm - Nguyễn Hưng Hải
ĐỨC SƠN
VƯƠNG KIỀU
Với Vũ, thơ là một cuộc thăm dò, một cuộc thăm dò vào nội giới, vào những va chấn, những áp chế và con đường giải phóng những áp chế ở nội tại. Đọc thơ Vũ khiến chúng ta hoang mang trước thế giới đã trở nên bất ổn. Khát vọng về một thực tại hợp nhất đã tiêu tan, giờ đây, cái trình ra trong thi giới của Vũ là một thế giới bất định, mơ hồ và hoài nghi. Một thế giới không thỏa hiệp với những xúc cảm đèm đẹp mà ngược lại, đó là tiếng nói của sự gây hấn, ít nhất cũng là gây hấn với chính thi sỹ trong cơn siêu thực hoang lạnh của chữ.
S.H
LTS: Đã có đến 15 tập thơ BTT đến với bọn đọc theo phương châm các tác giả cùng với Hội Văn học Nghệ thuật hợp sức xuất bản. Chúng tôi xin giới thiệu 3 chùm thơ của 3 tác giả có tập thơ đầu tiên đến với bạn đọc: Anh Hải Kỳ, anh Vĩnh Nguyên và anh Nguyễn Loan.
Sông Hương
Phan Lệ Dung - Đoàn Trọng Hải - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Minh Tâm - Hoàng Vũ Thuật - Võ Ngột - Huỳnh Văn Dung - Tần Hoài Dạ Vũ - Trần Quốc Toàn
PHẠM KHANG
LGT: Một lần nữa, trái tim lương tri của nhân loại bị tổn thương. Sau vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris năm ngoái, mới đây 34 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, đến từ 40 quốc gia trong vụ nổ bom tại sân bay và bến tàu điện ngầm ở Brussels ngày 22/3. "Tinh thần Brussels" đồng loạt được thắp sáng khắp nơi trên địa cầu.
Sông Hương trân trọng giới thiệu bài thơ "Không khóc ở Brussels", tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố vừa qua, của nhà thơ nữ Như Quỳnh de Prelle, hiện đang sinh sống và làm việc tại vương quốc Bỉ.
(L.V.T.G)
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
thơ