Trò chuyện với Nhật Chiêu - Đường Bụt đường hoa - Thơ ca Phật Hoàng Trần Nhân Tông

11:11 29/06/2025
Đường Bụt Đường Hoa: Thơ ca Phật hoàng Trần Nhân Tông – Chủ đề của buổi trò chuyện với diễn giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa - tinh thần. Sự kiện diễn ra dưới sự phối hợp của Legacy Brand cùng Không gian sách và Văn hoá Huế, Tri Thức Việt, Lũa Decor vào sáng ngày 29/06/2025, tiếp nối hai lần tổ chức thành công trước đó tại TPHCM và Hà Nội.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) - Vị minh quân lỗi lạc, vị thiền sư sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, hiện thân sinh động của lý tưởng sống hòa quyện giữa đời và đạo, giữa hành động và suy tư. Thơ của Ngài thấm đẫm sự minh triết, phản chiếu chiều sâu tâm linh của dân tộc Việt Nam. Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ để lại dấu ấn trong sử Việt mà còn trong văn chương thiền học phương Đông.

Nhật Chiêu không phải là một cái tên xa lạ trong văn đàn Việt Nam. Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu, diễn giả có tên tuổi, với lối suy tư và sự quán chiếu chiều sâu tri thức Đông phương. Nhật Chiêu thường xuyên được các đại sứ quán và nhiều trường đại học uy tín mời làm diễn giả để giới thiệu về các giá trị văn chương, văn hóa. 

Nhật Chiêu và đông đảo Khách mời tham dự buổi tọa đàm tại Không gian sách và Văn hóa Huế

Tại buổi chuyện trò với sự tham gia đông đảo của các văn nghệ sĩ và độc giả trong Không gian sách và Văn hóa Huế sáng nay, diễn giả Nhật Chiêu đã mang đến một bữa tiệc tinh thần của văn chương, khi dẫn dắt người nghe tham thấu và hiểu thêm về con đường Đạo cũng như đường Đời trong thi ca của Phật hoàng Trần Nhân Tông thông qua việc lý giải khái niệm Đường Bụt đường hoa – theo chiều sâu của minh triết. Đó không chỉ là con đường mà còn là Đạo, là sự tỉnh thức – từ bi. “Đường Bụt” là con đường tuệ giác, Đường Hoa là con đường của cái đẹp thanh tịnh mà vua Trần Nhân Tông đã từng đi, từng sống và từng viết.

Buổi tọa đàm Đường Bụt đường hoa của diễn giả Nhật Chiêu đã mang đến một cuộc đối thoại thi vị giữa thơ ca, lịch sử, hoa đạo và tinh thần Đạo - Đời trong thơ ca Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

 

 

Băng Khuê

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.

  • Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.

  • (SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến  năm 2020  du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.

  • Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã  tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.

  • Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam ( 03/9/1959 - 03/9/2013).

  • (SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.

  • (SHO) -  Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • (SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013

  • Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

  • Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của  8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".

     

  • (SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…