NGUYỄN THÀNH VÂN
Ảnh: internet
Thương lắm đồng đội tôi
1.
Tuổi hai mươi trong trẻo
Như nước suối ban mai
Lên đường đi đánh giặc
Đã hẹn hò cùng ai?
Đất nước tan bóng giặc
Các anh không trở về
Nằm lại nơi ngã xuống
Sâu thẳm một miền quê
Thương mẹ già lặng lẽ
Chờ bước chân qua thềm
Nhớ lời ru nhè nhẹ
Nhớ dòng sông êm đềm
2.
Nơi các anh an nghỉ
Cạnh đường Hồ Chí Minh
Quanh năm nghe gió hát
Quanh năm thơm hương rừng
Một ngàn tư ngôi mộ
Thẳng hàng dọc hàng ngang
Trong nghĩa trang A Lưới
Trắng sáng nắng chiều vàng
Một ngàn hai ngôi mộ
Các thông tin trên bia
Tất cả còn để ngỏ
Tiếng các anh vọng về
Các anh ơi thức dậy
Đồng đội đang rất gần
Thắp hương từng ngôi mộ
Với tấm lòng tri ân
3.
Các anh có nhớ hết
Đã bao người viếng thăm
Thắp nén hương thành kính
Sâu lắng mãi trong lòng
Các anh có nhớ hết
Bao người nước mắt rơi
Những hàng bia để ngỏ
Thương tận cùng xa xôi
Từ nhiều miền đất nước
Có bao người đến đây
Tìm người thân, đồng đội
Nỗi đau buồn chơi vơi
Chúng tôi đồng đội cũ
Trở về sau chiến tranh
Cuộc đời trao ân huệ
Các bạn đã nhường mình
4.
Đất nước tan bóng giặc
Xây dựng đẹp hơn nhiều
Thênh thang đường hạnh phúc
Ngọt lành lời thương yêu
Con đường mòn cứu nước
Mang tên Hồ Chí Minh
Nay thành đường Quốc lộ
Mang ấm no yên bình
Các anh nằm đất mẹ
Giữa Trường Sơn mênh mông
Giữa tình dân biển cả
Ôm các anh trong lòng
Tuổi hai mươi trẻ mãi
Cùng cung đàn mùa xuân
Mỗi sớm mai thức dậy
Nghe lời thơ Hương thầm (*)
----------------
(*) Bài thơ Hương thầm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết tặng em trai Phan Hữu Khải trước lúc lên đường nhập ngũ. Bài hát cùng tên do nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc (trở thành bài ca đi cùng năm tháng). Bài thơ được khắc trên một phiến đá lớn do gia đình liệt sĩ Phan Hữu Khải và gia đình tiến sĩ Võ Văn Hồng cung tiến để tưởng nhớ các liệt sĩ và em trai Phan Hữu Khải đang an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ A Lưới.
(TCSH362/04-2019)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)