Thơ Sông Hương SDB 03-15

09:12 20/04/2015

Nguyễn Thanh Lâm - Từ Quốc Hoài - Hoàng Ngọc Giang

Minh họa: Nhím

NGUYỄN THANH LÂM

Thư viện

Thư viện hôm nay
Tất cả những cuốn sách đang cười
Trí tuệ loài người đang cười
Nụ cười xưa cũ
Con người đã quá tải bởi những gì đã biết
Vẫn khát khao kiến thức
Những cuộc hành trình bất tận không đích đến
Biết bao đích đến rồi đi
Cái vô hạn vẫn còn đó đợi chờ


Đạo vốn vô ngôn
Phật đã giảng năm ngàn bốn mươi tám chân lý
Mà chưa từng nói về chân lý
Chân lý chỉ là những ngón tay chỉ trăng


Thư viện hôm nay
Còn một vài ngón tay chỉ trăng hồng hào sự sống
Thế cũng hơi nhiều
Có tiếng đập trái tim hướng tới vầng trăng gọi ta
ngoài thư viện
Ta bước ra lòng nhẹ lâng lâng.




TỪ QUỐC HOÀI

Bài ca

Tháng giêng rậm rịch ngựa xe xiêm áo
trắng muốt vườn sương
giấc ngủ chập chờn cỏ non
những cặp môi
no hạnh phúc


câu ca bỏ quên
chợt nảy mầm
lẫm đẫm tuổi già hong phơi kỷ niệm…
tháng Giêng! tháng Giêng! tháng Giêng!
cánh diều thời gian chao liệng
cho tôi gửi cặp mắt buồn
làm bạn gió mây
cho tôi gửi dấu chân
vào quên lãng
cho tôi gửi vào em
hy vọng.



Dưới bầu trời không đáy

Ký ức lặng lẽ tỏa hương
em là tro tàn
là bông hoa
là lửa


không có gió
ở nơi bắt đầu ngọn gió
không đất đai
tình yêu em cuộn giấc ngủ trong hạt mầm


mặt gương không phản bội em
nhưng có thể hoen ố
có thể vỡ nát
và lưu lại những giọt máu


dưới bầu trời không đáy
em bất lực không níu được thời gian


mặt trời xối lửa
bên dòng sông cuộn sóng
người đàn bà bồn chồn tìm gương mặt mình.




HOÀNG NGỌC GIANG

Giấc mơ

Đêm qua tôi mơ
giấc mơ không cội rễ cùng cuộc đời thực
tôi đã nếm cảm giác của niềm hạnh phúc
hân hoan
reo ca
người đàn ông nắm tay tôi chạy trên cánh đồng hoa
chúng tôi mải miết… mải miết…
anh nhìn vào mắt tôi tha thiết
nồng nàn
lắng sâu
tận trong tôi run rẩy nhiệm màu
đáy hồn ngân lên khúc nhạc


Rồi tiếng gà tinh sương
phủ trắng giấc mơ
nhắm mắt
cũng chẳng thể trì níu được
tôi nhớ đã khắc ghi gương mặt anh
sợ lắm nếu lạc nhau tôi chẳng còn gì nữa


tôi nhớ đã chạm tay vào hạnh phúc
hạnh phúc cũng đã nắm lấy tay tôi


nhưng chỉ là ảo giác

ấy vậy mà tôi vẫn muốn có những đêm mơ
dù tôi biết khi tiếng gà gáy sáng
lại là căn phòng với màu vôi bạc
cả những mảng màu xám ngoét tróc lở vữa vôi


ôi những giấc mơ
những giấc mơ đã níu kéo tôi
kéo tôi
đến tận cùng
khô cháy


(SDB16/03-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.