Nguyễn Thanh Lâm - Từ Quốc Hoài - Hoàng Ngọc Giang
Minh họa: Nhím
NGUYỄN THANH LÂM
Thư viện
Thư viện hôm nay
Tất cả những cuốn sách đang cười
Trí tuệ loài người đang cười
Nụ cười xưa cũ
Con người đã quá tải bởi những gì đã biết
Vẫn khát khao kiến thức
Những cuộc hành trình bất tận không đích đến
Biết bao đích đến rồi đi
Cái vô hạn vẫn còn đó đợi chờ
Đạo vốn vô ngôn
Phật đã giảng năm ngàn bốn mươi tám chân lý
Mà chưa từng nói về chân lý
Chân lý chỉ là những ngón tay chỉ trăng
Thư viện hôm nay
Còn một vài ngón tay chỉ trăng hồng hào sự sống
Thế cũng hơi nhiều
Có tiếng đập trái tim hướng tới vầng trăng gọi ta
ngoài thư viện
Ta bước ra lòng nhẹ lâng lâng.
TỪ QUỐC HOÀI
Bài ca
Tháng giêng rậm rịch ngựa xe xiêm áo
trắng muốt vườn sương
giấc ngủ chập chờn cỏ non
những cặp môi
no hạnh phúc
câu ca bỏ quên
chợt nảy mầm
lẫm đẫm tuổi già hong phơi kỷ niệm…
tháng Giêng! tháng Giêng! tháng Giêng!
cánh diều thời gian chao liệng
cho tôi gửi cặp mắt buồn
làm bạn gió mây
cho tôi gửi dấu chân
vào quên lãng
cho tôi gửi vào em
hy vọng.
Dưới bầu trời không đáy
Ký ức lặng lẽ tỏa hương
em là tro tàn
là bông hoa
là lửa
không có gió
ở nơi bắt đầu ngọn gió
không đất đai
tình yêu em cuộn giấc ngủ trong hạt mầm
mặt gương không phản bội em
nhưng có thể hoen ố
có thể vỡ nát
và lưu lại những giọt máu
dưới bầu trời không đáy
em bất lực không níu được thời gian
mặt trời xối lửa
bên dòng sông cuộn sóng
người đàn bà bồn chồn tìm gương mặt mình.
HOÀNG NGỌC GIANG
Giấc mơ
Đêm qua tôi mơ
giấc mơ không cội rễ cùng cuộc đời thực
tôi đã nếm cảm giác của niềm hạnh phúc
hân hoan
reo ca
người đàn ông nắm tay tôi chạy trên cánh đồng hoa
chúng tôi mải miết… mải miết…
anh nhìn vào mắt tôi tha thiết
nồng nàn
lắng sâu
tận trong tôi run rẩy nhiệm màu
đáy hồn ngân lên khúc nhạc
Rồi tiếng gà tinh sương
phủ trắng giấc mơ
nhắm mắt
cũng chẳng thể trì níu được
tôi nhớ đã khắc ghi gương mặt anh
sợ lắm nếu lạc nhau tôi chẳng còn gì nữa
tôi nhớ đã chạm tay vào hạnh phúc
hạnh phúc cũng đã nắm lấy tay tôi
nhưng chỉ là ảo giác
ấy vậy mà tôi vẫn muốn có những đêm mơ
dù tôi biết khi tiếng gà gáy sáng
lại là căn phòng với màu vôi bạc
cả những mảng màu xám ngoét tróc lở vữa vôi
ôi những giấc mơ
những giấc mơ đã níu kéo tôi
kéo tôi
đến tận cùng
khô cháy
(SDB16/03-15)
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử