Ảnh: internet
LÊ VĂN NGĂN Rồi sẽ đến ngày ấy Rồi sẽ đến ngày ấy Đà Lạt à ngày mặt đất che kín đôi mắt tôi thường nhìn thấy người và bấy giờ, người vẫn còn sống vẫn bước đi bên cạnh người khác vẫn nụ cười của hoa anh đào nở trên quãng đường dốc vẫn soi khuôn mặt đẫm sương vào chiếc gương soi làm bằng hồ nước vẫn hát những khúc tình ca qua lời gió hàng thông reo vẫn thường choàng lên vai chiếc áo trắng một màu mưa trắng xóa vẫn êm đềm ngã mình giữa thảo nguyên, những ngôi nhà yên tĩnh vẫn mái tóc rối những triền đồi hoa hướng dương vàng hực nở rồi tôi sẽ gởi lại nơi người những gì người đã mang tới chẳng hạn, chuyến xe đầu ngày rời ngoại ô ngôi sao mai nền trời nhạt những người cùng thời ngồi kề bên nhau tiếng động cơ thì thầm như muốn hỏi: anh sẽ làm gì, nếu thời gian cho anh sống thêm một đời nữa chẳng có gì đẹp hơn được tiếp tục đi vào lòng người đi vào những điều bình thường nhất để nhận ra điều khác thường đi vào những điều bình thường nhất đi đến gần khung kính cửa xe những sợi mưa lăn dài những buổi chiều quang đãng những cuộc hôn phối những phiên tòa ly thân những năm chiến tranh những ngày hòa bình những kẻ giết mướn những người lương thiện những tu sĩ, những ngọn đèn đẫm nước mắt và một thiên đường ảo ảnh những tiếng rơi của sắt thép của xích xiềng dưới chân vực thẳm những khuôn mặt đã ngẩng nhìn lên rặng cây xác xơ sau cơn bão những vẻ đẹp đã hồng lên trong bóng ngọn cờ. đi vào những điều bình thường nhất để nhận ra điều khác thường đi vào cánh đồng để biết lá non cũng đủ sức kháng cự với bão tuyết muốn dập vùi đi vào những vỉa hè lát gạch đi vào dấu vết của quá khứ đi bên cạnh những bàn chân to những bàn chân mảnh dẻ đi vào hiệu sách đi vào những dòng chữ những tiếng nói của im lặng đi vào quán cà phê đi vào niềm vui bằng chất đắng lẫn chất ngọt đi vào cửa hàng bánh nướng để nhìn bàn tay người đã tạo nên hơi ấm đi vào cửa hàng bán son tô môi đi trong ánh mắt của một người đàn bà mới gặp vài lần từ mười năm trước đi vào thầm nhủ: ôi tình yêu, tôi vẫn yêu người trong thời gian và nghịch cảnh Quy Nhơn 1984 NGUYỄN XUÂN THÂM Con tàu ngày ấy nhả nhiều khói qua Buổi sáng quá chừng yên chúng tôi ba người Huế nhìn nhau Lặng im Mùa hạ đang ngoài kia Ném lửa hàng long não Dòng sông đang ngoài kia xanh trong ảo Chiến tranh mới đi qua Lần đầu, chẳng ngờ lần duy nhất gặp Trịnh Công Sơn Khánh Ly hát Thảng thốt trời xanh trên mái nhà thờ Bữa ấy Tôi kịp nói trong tiếng còi tàu Nhạc Trịnh Nhạc của thiên đàng Lời Trịnh Lời của trần gian. Một mình tôi lên con tàu chợ chưa quên Con tàu ngày ấy nhả nhiều khói quá. PHAN LỆ DUNG Trời đang mưa trong núi Trời mới tạnh mấy ngày qua mưa không ngớt đường làng trơn ướt Buổi sáng cây cối còn đọng nước trên lá Em theo chị đi bứt củi trong núi qua mấy con đường có nhiều hoa hổ ngươi nở tím em mang đôi dép của chị mấy ngón chân thọt ra đằng trước Chị nhìn em cười Hai giọt nước mắt chảy trên má đi qua mấy đám ruộng nước ngập lên đầu gối qua chiếc cầu tre lắc lư gió thổi tung áo chị tới ngã ba ông Rồng người đứng đông như kiến bu quanh mấy xác chết máu me la liệt không có tiếng người khóc chỉ có tiếng gió thổi mắc trên cành cây không thoát ra được chị dặn em nhắm mắt đi qua kẻo tối về nằm chộ người dưới chợ lên nói đêm qua súng nổ ở xóm mười có năm người chết chị buồn nhìn ra sông con châu chấu nằm trong vạt cỏ một cánh bị đứt còn vướng trong bụi cỏ lùng chị nói đường còn xa lắm thôi em về đi kẻo trời sắp mưa nhớ đừng để lạc đường chiều về chị hái sim cho chị còn ở lại nhà thêm một ngày nữa mai về bên nớ Em nhìn chị gió thổi lào rào ngoài sông hai con chim chỉa cá liệng vòng để rớt mấy cái lông trên mặt nước Con đường dốc gai góc bụi bờ Chị đi một mình Em nhìn theo Trời đang mưa trong núi. BÀNH THANH BẦN Ngoài này Hà Nội vẫn mưa Ngoài này Hà Nội vẫn mưa Trong em - Huế bão tạnh chưa, hay còn? Đường trần có lấm gót son Áo em thả tím hoàng hôn phương nào? Nón bài thơ gió nghiêng chao Môi hồng đã giọt mưa nào đặt lên? Tóc mây buông xõa vai mềm Lá thu vàng rắc bên thềm xôn xao? Sông Hương thuyền vẫn gác sào Tình anh Em vẫn neo vào lưng ong? Trường Tiền cong nét mi cong Nhớ anh đừng chớp kẻo giông bão về! ĐÀO DUY ANH Nói với bình minh Từng rót vào những bình minh lên dây cót ngân rung nhịp con người trong nghi thức hành hương hiến tế tôi - em thở gấp khẩn cầu ngây dại những lạ lẫm vượt qua dốc thở… đứt quãng… dốc thở…! đòi quyền tái sinh nơi khuôn ngực em tôi sơ sinh, đồng thời đánh mất linh hồn dưới địa ngục em. hân hoan đoạ! Thời gian… thời gian và sự lặng im thành khẩn với nỗi buồn để quan thiết với đời sống giấc mơ cũng trở nên xa xỉ từng cọng tóc kích động chua chát không biết cơn đau chưa kịp mượt đã gãy vụn vòm họng đánh mất cuống lưỡi lối thoát cho bài hát thì thầm tất thảy những bình minh những ý nghĩ leo thang thách thức hụt bước sóng tưới nắng lên vòng đời ám bụi Em! dội lên tôi những đám mây đen kết rốn vào mặt đất chiều kích tư duy cấu thành bi thiết sự tồn vong dằng dặc những thời gian phi lý và vô vị trôi qua tình di trú vào ngôn ngữ vừa lai hồi vừa soi chiếu thốn đau trong tiếng rên cảm xúc em thành người khác đánh tráo khái niệm ban đầu Tư duy lạnh nuốt rác ngôn ngữ ngôn ngữ cô đơn được rút ra từ kinh nghiệm trợn trạo nước bọt tình yêu đắng trong giấc mơ Sẽ nói câu gì cho những bình minh không chắc nhưng ý nghĩ đỏ hơn ban mai khối lửa mặt trời lạc ý nghĩ người diễn ngôn Em hay Tôi…?! (266/4-11) |
Ngô Thị Thục Trang - Nguyễn Trung Bình - Tuệ Nguyên - Hoàng ấu Tuyền - Phan Lệ Dung - Nguyễn Thị Anh Đào - Châu Thu Hà - Vạn Lộc - Vũ Kim Liên - Từ Dạ Linh
NGUYỄN TRỌNG HOÀNBan mai đón đợi
MINH TỰGuitare
Trần Vũ Long - Trần Tiến Dũng - Vĩnh Khôi - Nguyễn Hoa - Đoàn Mạnh Phương - Tôn Phong - Phạm Dạ Thủy - Phan Huyền Thư
Phan Văn Từ - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Tất Hanh - Nguyên Quân - Dương Thu Hằng
THANH THẢO Kính viếng hương hồn anh Hoàng Đình Thạnh
Du ca
Lâm Thị Mỹ Dạ - Diễm Châu - Nguyễn Thị Thái - Lê Anh Dũng - Lưu Ly - Nguyễn Hữu Quý - Lê Viết Xuân - Duy Từ - Trần Hữu Lục - Phan Văn Chương - Lâm Bằng
Gam mầu
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Trần Hạ Tháp - Huỳnh Thúy Kiều - Lê Ngã Lễ
Trương Vĩnh Tuấn - Bùi Minh Quốc - Lê Lâm Ứng - Nguyễn Quang Hà - Châu Nho
Lê Thu Thuỳ - Nguyễn Thị Khánh Minh - Vũ Thị Kim Liên - Trần Kim Hoa - Văn Đắc - Văn Công Hùng - Đức Sơn - Huỳnh Đường
Muối sương
Bùi Quang Thanh - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Ngọc Hưng - Vũ Huy Long - Nguyễn Hàn Chung - Mai Ngọc Thanh - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Thị Thục Trang
Sinh năm 1955 tại Phú cát, Bình ĐịnhTiến sĩ khoa học, Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Huế.Hội viên Hội Nhà văn Việt NamĐã được nhiều giải thưởng văn học ở địa phương và Trung ương.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của anh nhân chuyến đi Trung Quốc vừa qua.
HOÀNG CÁT…Ta chẳng tham giành chi nữa hếtChỉ mong sao thân kiếp con ngườiỞ đâu đâu, và ai ai cũng đượcSống như ta đã được sống trên đời.
Đi chơi
Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương
Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.
Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH