Thơ Sông Hương 11-13

08:56 01/12/2013

Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân

Tác phẩm "Hồi sinh" của HS Lê Anh Huy

TRẦN PHƯƠNG KỲ

Của một bình minh khác

tấm áo choàng đỏ của thần chết run trên tay người
ngày được gió
trên đỉnh trời kia bao nhiêu vì sao đã rụng vào đôi tay gặt hái
lũ mùa màng rực rỡ lấp lánh ngón tay gieo hạt

trong một bình minh khác
những ngón tay ngỏ thách thức mùa gió chướng
nở tung những giấc mộng không bao giờ cũ
lóe sáng lưỡi hái và nụ cười thơ

tấm áo choàng đỏ đã rơi vào không gian khác
bàn tay thu hoạch mùa lửa & nước
chỉ khoảnh khắc thôi
đợi lần cuối ngón tay ngời trên môi thần chết




PHƯƠNG UY

Những hạt ký ức cuối cùng

Khi những cánh tay co rút và trôi đi giữa dòng sông lấp loáng vảy cá
Đôi môi rất gần với hạt phấn tách ra từ hoa bắp vàng trên triền đồi
Anh biết mình đang trôi
Trong cơn mị hoặc của quá khứ xa vời
Rằng xanh - là xanh - là cổ tích.

Trong cơn mộng du hình lốc xoáy
Em rơi qua kẽ tay
Đọng lại trên đường chân trời
Rằng trời rất xanh
Mà đường thì dài mãi.




LÊ THU THÙY

Con gái đầm lầy   

Nàng về cánh đồng sũng nước
Mái tóc dài sau đêm trăng
Loang loáng cánh chim ăn muộn
 
Tuổi thơ ở làng
Sớm tối lang thang
Tôi nhớ nàng như nhớ đời mình phiêu bạt.
 
Nàng ở đâu?
Trên những ao bèo?
Cồn hoang?                                                       
Bia mộ?
 
Trong cõi nhân gian hỗn độn, tù đày.
Giữa dã thoại mịt mù
Mái tóc nàng che mát tôi.


Tự khúc

Thổi qua lòng đêm
Ngọn gió dịu dàng
Ngón tay tự do vẽ vào im lặng
Bước chân một người đã tắt cuối đường…
Đôi mắt dĩ vãng mở to
Nỗi niềm cây cỏ
Ngọn đèn ngủ quên
Phố phường xiết chảy
Tháp đền đứng lại bên trời.
 
Từng hồi chuông kêu vang
Đêm run run lời khấn nguyện,
Len lỏi vào lòng đất
Bài thánh ca dang dở




LÊ HƯNG TIẾN

Ngụ ngôn của dế 
 
Dế con đội gánh từng sợi đêm 
Treo ngược thời gian 
Rao rảo những bước cao vô vọng 
Khản cả vầng trăng 
 
Có nghe thút thít từ trong lòng đất 
Tiếng xưa trở dạ lót mềm bóng mây 
Dế con lốc vào lũ ăn mày 
Vỡ lòng bài đồng ca 
Khai nhịp thời không gian. 
 
Nơi tồn tại những ý nghĩ phù du 
Có thể nẩy ra chân chân cần mẫn 
Tay tay lùi lụi trong tĩnh tĩnh động động 
Vêu vao mũi mũi mắt mắt 
Sự sống hình hài ngón ngón thon thon 
Be bé hòng họng. 
 
Cuộc chiến bản năng mất mất còn còn 
Chùng lên những linh hồn vếu váo phù du 
Treo ngược sợi đêm 
Dế con lui cui từ trái tim thoát hiểm. 
 
Khi bình minh đo đỏ 
Dế con chưa nghĩ được điều tối tăm tội vạ.



TRẦN THU HÀ

Mùa sinh nở

Thế giới chuyển động
Những bức tường ngăn cách mở ra
Sóng mắt ngái nồng phá tan lồng ngực chật hẹp

Em
Tái bản khúc ru bộn bề mưa nắng
Chật chội lời khẩn cầu trái tim
Con đường trốn tìm sót lại như những hạt sương bầu bỉnh
    kết cườm treo dày ký ức mà tóc em
thịt da em là giải mây là nguồn lực khát  khao

Thời gian cầm tay
Hàng hàng ngôn từ thầm lặng ngóng theo mùa
Đan dày đường mê
Hây hây mùa sinh nở
Vạn vạn giấc mơ lấp lánh
Em quỳ xuống
Hôn lên dấu chân, dấu chân người lặng lẽ in không mỏi...

Em nghe miền thao thức chảy
Thiêm thiếp hao gầy
Mùa sinh nở
Như dấu kỳ

Kìa anh!
Đóa bình minh trổ bông




ĐỨC PHỔ

1 ngày ở phương Tây

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
không có tiếng gà gáy sáng
làm sao anh biết em đã thức
để nói với anh những giấc mơ
về hạnh phúc
đã ôm ấp hằng đêm tình tự...

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
là tóc nhiễm thêm sợi bạc
        đêm thanh xuân lùi lại phía sau
cùng những lời anh chưa nói được
với em.

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
mặt trời vẫn mọc hướng đông
mà nếp sống tây
anh thật khó làm quen được
(bởi lòng anh đau đáu nhớ về
1 khúc sông êm đềm ngày cũ
có dấu hồng em in kỷ niệm
những chiều hôm tả ngạn
dưới bóng phượng thơ ngây).

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
không có khung trời của em
trước mặt
nên mỗi bước anh đi
đơn lẻ. Vô hồn...

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
thời gian thật ngắn cho những ước mơ
mà thật dài cho những dự tính
(...về những ngày được sống bên nhau...)

Bắt đầu 1 ngày ở phương tây
bóng quê hương trải dài tâm khảm
(trời phương tây dẫu nở nụ bao dung...)
vẫn không thể cho anh râm mát
khi hồn tình khô hạn đã bao năm...




HỒNG VINH

Ký ức mong manh 

Ấy là lúc tôi nhớ về thời thơ trẻ
quê hương dang tay rộng mở một khung trời
như cánh cửa lòng vừa hé mở tinh khôi
trên trời cao mong manh làn mây trắng xóa
lũ phượng thi nhau đỏ thắm
nghiêng bóng phía đầu thu
phía có những con gái con trai tuổi đôi tám đôi chín
với những rung cảm lạ lẫm đầu đời
phượng đỏ như môi

Một buổi sớm thức dậy
nhặt vài cánh hoa vừa rơi đêm qua
trong khu vườn tình ái của Appolinaire
còn nồng hương thạch thảo
trên từng cánh mỏng còn đọng sương mai
màu sắc thắm xinh như một nét môi tươi
như muốn níu giữ cuộc tình mãi mãi lung linh
khi mùa thu đã chết

Và đôi tay tình nhân dìu nhau… dìu nhau
qua những vai cầu
Mirabeau - Trường Tiền - Thê Húc...
tiếng sóng vỗ nhẹ dưới chân cầu
như tiếng nhạc chơi vơi
tiếng nhạc không lời
không xưa
không nay
không vĩnh viễn
không thiên thu




NGUYỄN THIỆN ĐỨC

Biến dịch

có một khuôn mặt mang hình ảnh dòng sông
một khuôn mặt vĩnh hằng muôn thuở
khuôn mặt - hiện thân của mọi vật thể
mãi mãi là khuôn mặt mang hình ảnh dòng sông

dòng sông...
là hình tượng là khuôn mặt của một khuôn mặt không có khuôn mặt
không có khuôn mặt nên bất cứ hiện hữu nào nó cũng đều có mặt
nó là trường tồn - và chỉ có nó là trường tồn
nó trường tồn bởi vì-
vĩnh hằng chỉ có biến dịch.




LÊ HÀ NGÂN

Mơ hoa

Ta mơ một nhành hoa bưởi trắng
Chút gì thầm thĩ tháng ba

Sắc hoa óng mềm như lụa
Dịu dàng ủ một mùa trăng

Tháng ba có người đi vắng
Làm cho màu nắng bớt tươi

Phương xa xin người đừng khóc
Vui đi cho nắng mỉm cười

Ngoài vườn hồng tươi hoa lá
Giấc mơ bướm trắng chập chờn

Trang Tử vẫn còn mê ngủ
Mà sao đá đã nở hoa
.

(SH297/11-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.

  • Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn  - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế

  • Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in:                + Gửi con lời ru                + Em đi ngang chiều gió                + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng:                + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM                + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ

  • Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh

  • Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...

  • Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.

  • Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...

  • Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân

  • Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988)           + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)

  • CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

  • Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh

  • Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.

  • NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

  • Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn

  • Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy

  • Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái

  • LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.

  • CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.

  • Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang