Nguyễn Thanh Hải - Đỗ Thượng Thế - Trần Kiêm Đoàn - Hữu Văn - Lê Minh Hải - Phạm Ánh - Phan Văn Chương
Tác phẩm “Phố Mùa Thu” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
NGUYỄN THANH HẢI
Treo trung thu lên trí nhớ
Tôi xách trung thu của mình đi tìm chiếc lồng đèn ngày xưa
chiếc lồng đèn đã treo tôi vào tiếng trống đình quá khứ
những bụi tre gai buồn mọc trí nhớ lên trời
lâu rồi không còn nghe tiếng vót
em có bao giờ về nghe trung thu dỗ ngọt
lục giùm tôi tìm gốc gác chân quê
ngày tháng năm đâu có gì là trễ
ăn thua cuộc đời mình sớm muộn nhận ra
trăng bây giờ như những người già
đêm ra sân thèm tiếng đùa trẻ nhỏ
trong bình yên tiếng gì lung lay gió
như đứa nào gọi tên…
khi những sao trời bắt đầu thắp nến
là đêm manh mún nỗi buồn
mấy con đom đóm cũng treo những lồng đèn của mình lên trí nhớ
làng mạc bây giờ không còn ai cùng tôi đi xách trung thu…
ĐỖ THƯỢNG THẾ
Như là đăng đối
Sau tiếng gà bóng dơi dần nhạt loãng
Cánh vạc dịu nhỉu như chiếc bay
Trát về phía chân trời từng mảng mây ảo nét
Lửa lộng lẫy hành trình giai điệu mới
Ánh bếp mai tươi sốt tàn tro
Ở hai đầu giọt sương phập phồng phiêu phỏng
Đọt nụ cân bằng nách lá vừa đau.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Em ngủ trên lá sen
Em nhẹ như sương khói
Mơ hồ như khói sương
Bờ bên kia vời vợi
Đi một đời chưa tới
Hoàng hôn đã đến rồi
Về thôi em về thôi
Tóc mây pha màu bạc
Trầm hương xưa bát ngát
Đã bay lạc thiên đường
Trùng dương về gối đất
Những mùa xuân xanh tươm
Những mùa hè nắng gắt
Thu sang rồi cũng nhạt
Đông tới lạnh rừng băng
Có ai còn không mất
Đã về và đã tới
Giọt nước nguồn sông xưa
Cội nhớ nguồn hò hẹn
Không đi mà chẳng đến
Em ngủ trên lá sen
HỮU VĂN
Quang gánh đời mẹ
Mẹ về qua ngõ hoàng hôn
Gánh chiều gió thổi trắng cồn lau bay
Mùa đi trên những ngón gầy
Gót chân vướng ngọn heo may lỡ làng
Bóng nghiêng mòn lối thời gian
Lệch đôi quang gánh sảy sàng nắng mưa
Tiếng rao vọng phía ngày xưa
Thúng tre đựng những thiếu thừa tuổi thơ
Mẹ ơi năm tháng hững hờ
Tóc buồn phủ dấu mịt mờ bể dâu
Chợ đời bán nỗi cơ cầu
Áo nâu nhàu vết dãi dầu phôi phai
Đường về sương rụng đầy vai
Mẹ đi qua những rộng dài đa đoan
Cuối trời khuyết mảnh trăng thon
Tựa bờ vai mẹ khuyết mòn bão giông…
LÊ MINH HẢI
Tìm về
Tôi tìm về với đồng chiêm
Chuồn chuồn dẫn lối tới miền ấu thơ
Lạc vào trong những giấc mơ
Thị tròn cổ tích vẫn chờ vàng thơm
Tôi tìm về với rạ rơm
Lăn vào ký ức để ôm lấy mình
Tôi ra đứng ở sân đình
Mái rêu thủ thỉ tâm tình chuyện quê
Tôi tìm ra phía bờ đê
Chợt xanh mươn mướt lời thề hội xuân
Tôi tìm ra phía dòng sông
Vẫy vùng vào thủa tồng ngồng trẻ trâu
Lần hồi tìm lại mo cau
Thấy thời gian gội trắng phau tóc bà
Tìm về cơm muối dưa cà
Để nghe chân chất mặn mà vị quê
Đầu trần đội bóng rặng tre
Con trâu dẫn lối tôi về tìm tôi...
PHẠM ÁNH
Nếu cỏ cây biết buồn
Nếu cỏ cây biết buồn
Xin thấu lòng con suối
Qua thác ghềnh đau nhói
Nước vẫn xuôi mỗi ngày
Nếu cỏ cây biết buồn
Xin nghe chiều lặng lẽ
Mưa ngập lòng khôn nguôi
Trong âm thầm gió xé
Nếu cỏ cây biết buồn
Xin thương người lam lũ
Dòng sông nghiêng bến cũ
Thương con đò trong tôi
Nếu cỏ cây biết buồn
Đất nghìn năm im lặng
Thời gian tuôn mưa nắng
Biết nói gì cô đơn
Nếu cỏ cây biết buồn
Như vầng trăng tròn khuyết
Cõi nhân sinh hư thực
Nghiêng bóng buồn vào tôi
PHAN VĂN CHƯƠNG
Nấm mộ người xin ăn
Nấm mộ người xin ăn như chiếc nón cời
nghiêng bên nào cũng rách bươm vạt nắng
nghiêng bên nào cũng dầm dề mưa
đắng
lăn lóc mấy hòn
nắm cơm bố thí
ai bảo cõi âm hồn yên nghỉ
chẳng phải người lạ xa
là cố tổ nội ta
ruột rà bên ngoại
lang thang khắp dãi biên thùy
nấm mộ người xin ăn như chiếc nón cời
loang lổ vòng đời xoáy hình trôn ốc
cổ tích bước ra
ca dao bước tới
nhập nhòe thực ảo bóng quê nghèo
nghênh ngang mồ cao mả đẹp
tòa cao ốc bằng giấy chẳng đáng đồng tiền
rơi
nghi ngút khói vênh vang lễ nghĩa
bên lề
nấm mộ người xin ăn.
(TCSH366/08-2019)
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung