Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Nhà thơ Hải Bằng - Ảnh: internet
HẢI BẰNG
Đợi đò
Giận mái chèo quên lời dặn dò
Em về bên ấy ở đây lo
Trách ai thời trước sinh ra bến
Mà để đời ta mãi đợi đò.
Lời tựa cho thơ
Suốt đời viết mãi cuộc chia ly
Hàng triệu câu thơ chẳng nghĩa gì
Chỉ tủi - thời gian - khi bạc tóc
Em cầm tuổi trẻ của tôi đi...
NGUYỄN VĂN DINH
Nghĩ về thơ
Thơ phải nói điều cần phải nói
Chớ ngụy trang hoa sói hoa hòe
Thơ hiểu thấu băn khoăn thời đại
Nỗi vui buồn nhân loại sẻ chia
Trước biển
Nói gì với biển, biển ơi!
Nghìn năm con sóng không thôi vỗ bờ
Riêng em từ bấy đến giờ
Vẫn chưa hiểu hết bến bờ trong anh
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Ông già bán vé số
Tôi gặp ông mỗi sáng qua đường
Chiếc gậy chống lưng còng như gẫy
Chiếc gậy nối bàn tay run rẩy
Dắt ông về phía phố vui đông
Hai mươi đồng chiếc vé mỏng manh
Mang sức nặng triệu đồng hy vọng
Lời rao mời bay cao khoảng trống
Ông bán rủi may cho số phận người đời
Tôi cũng từng mua vé ông chơi
Từng hy vọng và từng thất vọng
Lạnh như tiền cũng làm cháy bỏng
Nỗi đam mê trần tục con người
Cuộc chơi này trâng tráo buồn vui
Ngang ngữa đám dân thường quan chức
Cái ngưỡng cao phập phồng hư thực
Nằm trong tay trần trụi ông già
Xác vé mù như xác pháo bay qua
Cuộc chơi vẫn ông già hấp dẫn
Nhưng chính ông chẳng có gì bí ẩn
Ngoài mấy đồng lời khi hết số tay không…
PHẠM TẤN HẦU
Cải trang
đi qua dãy hành lang này
âm u và chật hẹp
như ẩn dụ
sự theo dõi rập rình
hãy nhớ tới vai mình, anh tự nhủ
và cố lắng nghe
để lặp lại
đúng theo lời tiếng vọng
anh cần biết kiềm chế, vì giọng anh ngân vang
dễ bị kích động bởi cá tính và mơ ước trẻ trung
anh có thể quên đi sức chịu đựng
của một sân khấu cổ xưa
Điều đó ám ảnh anh
như một nỗi sợ hãi mơ hồ
anh chưa bao giờ giám thử
cái vinh quang vượt quá vai mình
Tưởng như mọi chuyện sắp sẵn cả rồi
từ đạo cụ, y trang, kẻ nhắc tuồng
và khán giả, anh biết
có quá nhiều đạo diễn cải trang
12-87
TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG
Trăng
Nhớ L.V.T.
Những đêm trăng
cái bóng của bạn và tôi
hiện rõ
Trăng
Như chiếc kính chiếu yêu
Mỗi người soi vào
Thấy
hiện lên
- Con bọ cạp châu Phi;
Một bụi mâm xôi;
Một chú khỉ nhắng nhít
thích nhảy nhót và bắt chước;
Hay một con bê non với đôi mắt ướt;
vân vân và vân vân...
Đôi khi
thấy hiện lên
một cái gì gần như
bóng dáng CON NGƯỜI
nhưng điều này, theo tôi
không nhiều
cũng không ít.
Những bi kịch
thường xảy ra về đêm
khi chúng ta
một mình,
với vầng trăng
trên đỉnh trời
vằng vặc!
Huế, rằm thu 1987.
TÔN NỮ NGỌC HOA
Ghi giữa hai mùa
Ẩn dưới làn sương tím biếc
biết bao dáng nét lạ lùng
cứ như chưa bao giờ có
núi đồi mờ ảo chập chùng
cứ như chưa bao giờ có
dòng sông dài phía vô cùng
sợi nắng cuối ngày rối gió
đan cài nên bao nhớ nhung
cái rét đầu mùa chớm buốt
nửa như khói chia xa
nửa như níu đôi chân bước
dùng dằng những dáng mây qua
khóm trúc che gương mặt ai
long lanh kìa đôi con mắt
đâu đây tiếng lá rơi rơi
khẽ khàng chạm vào hoang vắng
ai hát hay là chim hót
mà nghe thánh thót bên trời
tôi ngỡ hồn tôi đọng lại
trong từng hạt sương chơi vơi
dần trôi dần trôi dần trôi
bóng chiều giữa miền tĩnh lặng
tôi đứng yên nghe tim mình
chìm vào tiếng đêm vang vọng
mùa thu bàng hoàng quay gót
nào hay lóng lánh giọt buồn
nhỏ vào mùa đông non nớt
tan trong tiếng chuông trầm buông
Lập đông 87
(SH30/04-88)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.